Cột mốc quan trọng của WHO

TIẾN DŨNG| 26/05/2023 07:25

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng trên khắp thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), song cũng đặt tổ chức y tế đa phương lớn nhất hành tinh trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các nước thành viên chủ chốt vừa phê duyệt ngân sách gần 7 tỷ USD để tiếp sức cho nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân của WHO.

Gói ngân sách trị giá 6,83 tỷ USD trong vòng 2 năm tới đã được các thành viên chủ chốt thông qua với sự ủng hộ tuyệt đối tại kỳ họp hằng năm của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76, đang diễn ra ở Thụy Sĩ. Các nước cũng nhất trí tăng 20% tỷ lệ phí thành viên bắt buộc đối với 194 quốc gia thành viên.

Ca ngợi đây là quyết định mang tính lịch sử, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, cột mốc quan trọng này là cơ sở để xây dựng một WHO ngày càng vững mạnh.

Gói ngân sách trị giá 6,83 tỷ USD trong vòng 2 năm tới đã được các thành viên chủ chốt thông qua với sự ủng hộ tuyệt đối tại kỳ họp hằng năm của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76, đang diễn ra ở Thụy Sĩ. Các nước cũng nhất trí tăng 20% tỷ lệ phí thành viên bắt buộc đối với 194 quốc gia thành viên.

Ngân sách nêu trên được đề xuất lần đầu tại kỳ họp hằng năm của WHA vào năm ngoái, khi tất cả quốc gia thành viên nhất trí tăng tỷ lệ phi thành viên trong ngân sách hoạt động của WHO.

Theo đó, trong các giai đoạn 2024-2025 và 2030-2031, tổng phí thành viên các nước đóng góp sẽ lần lượt chiếm 20% và 50% ngân sách hằng năm, qua đó tạo điều kiện để tổ chức này xây dựng quỹ hoạt động ổn định và linh hoạt hơn.

Người đứng đầu WHO khẳng định, với nguồn ngân sách bền vững, WHO có thể tập trung thực hiện các dự án y tế hoặc xử lý khi dịch bệnh bùng phát, thay vì lãng phí thời gian gây quỹ hoạt động.

Trong các giai đoạn 2024-2025 và 2030-2031, tổng phí thành viên các nước đóng góp sẽ lần lượt chiếm 20% và 50% ngân sách hằng năm, qua đó tạo điều kiện để tổ chức này xây dựng quỹ hoạt động ổn định và linh hoạt hơn.

Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, WHO đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng và từng bước khẳng định vai trò trung tâm trong giải quyết các thách thức y tế toàn cầu.

Phát biểu khai mạc kỳ họp WHA lần thứ 76, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh, từ khi WHO ra đời, sức khỏe người dân đã được nâng cao đáng kể. Tuổi thọ toàn cầu tăng 50%, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 60% và bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ.

Trong 3 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, WHO đã kề vai sát cánh cùng các quốc gia vượt qua những giai đoạn sóng gió nhất bằng nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ các nước củng cố hệ thống y tế, thúc đẩy tiếp cận công bằng, bình đẳng và kịp thời vaccine ngừa Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, WHO đang thúc đẩy đàm phán và ký kết một thỏa thuận quốc tế mới nhằm xây dựng một lá chắn an toàn, bảo vệ sức khỏe người dân trước các dịch bệnh trong tương lai.

Tuy nhiên, WHO cũng đối mặt tình trạng quá tải do các thách thức y tế toàn cầu ngày một gia tăng cả về tần suất và mức độ.

Theo đó, tính đến tháng 3 năm nay, tổ chức y tế đa phương này đã phải ứng phó 53 tình trạng khẩn cấp ở mức độ cao, trong đó có dịch tả, Covid-19, đợt bùng dịch Marburg ở Guinea xích đạo và Tanzania.

Ngoài ra, những trận thiên tai như động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như lũ lụt ở Pakistan kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về y tế.

Chủ tịch Ủy ban thẩm định ứng phó khẩn cấp của WHO Walid Ammar khẳng định, khi thế giới cùng lúc đối mặt nhiều tình trạng khẩn cấp, sự thiếu hụt về nguồn tài chính và nhân lực của WHO ngày càng bộc lộ rõ rệt.

Theo ông Ammar, ngân sách chính của chương trình ứng phó khẩn cấp giai đoạn 2022-2023 chỉ đáp ứng khoảng 53% nhu cầu cần thiết.

Hiện kinh phí hoạt động của WHO chủ yếu đến từ 2 nguồn là đóng góp cố định và đóng góp tự nguyện. Đóng góp cố định là phí thành viên do 194 quốc gia đóng góp theo các mức khác nhau tùy theo khả năng tài chính và dân số. Đây là nguồn tài chính quan trọng vì tính ổn định và linh hoạt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chưa đến 20% ngân sách của WHO đến từ nguồn thu này.

Trong khi đó, phần lớn ngân sách còn lại đến từ những khoản đóng góp tự nguyện từ các nước, tổ chức quốc tế và quỹ tư nhân. Mặc dù là nguồn tài chính quan trọng song những khoản đóng góp tự nguyện này không ổn định và thường phải được giải ngân theo yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ.

Giới phân tích nhận định, tài chính không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của WHO chưa thật sự hiệu quả và thiếu linh hoạt trong ứng phó các cuộc khủng hoảng bất thường như đại dịch Covid-19 và một số trường hợp khẩn cấp về y tế khác. Vì vậy, việc tăng nguồn đóng góp bền vững từ các nước thành viên sẽ giúp WHO giải quyết thách thức ngân sách kéo dài nhiều thập niên.

Theo nhandan.vn
https://nhandan.vn/cot-moc-quan-trong-cua-who-post754634.html
Copy Link
https://nhandan.vn/cot-moc-quan-trong-cua-who-post754634.html
    Nổi bật
        Mới nhất
        Cột mốc quan trọng của WHO
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO