Công văn 43: Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước báo cáo trước 01/4/2025

21/03/2025 09:45

Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước báo cáo trước 01/4/2025 là nội dung được đề cập tại Công văn 43-CV/BCĐ .

Công văn 43: Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước báo cáo trước 01/4/2025 (Hình từ internet)

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 đã ban hành Công văn 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Công văn 43: Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước báo cáo trước 01/4/2025

Theo đó, thực hiện Kết luận 121-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kết luận 126-KL/TW, ngày 14/02/2025, Kết luận 127-KL/TW, ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Để việc sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình địa phương 02 cấp bảo đảm đúng mục tiêu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả gắn với tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ.

Trong đó, tại nhiệm vụ cần triển khai sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ban chỉ đạo đã giao Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện các nội dung sau đây báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; 

Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án, Tờ trình và gửi tài liệu, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025:

(1) Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

(2) Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế (bao gồm việc sửa đổi các quy định của Đảng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật,...).

Trước đó, tại Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban Đại hội XIV của Đảng tiếp thu các nội dung liên quan về sắp xếp tổ chức bộ máy, các định hướng hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị để đưa vào dự thảo các văn kiện Đại hội, nhất là Dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng về chủ trương, định hướng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Hiến pháp (nếu cần) để có cơ sở triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Bên cạnh đó, tại Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng ủy Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025; thời gian hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 chậm nhất ngày 30/6/2025.

Như vậy, theo thông tin mới nhất, Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trước ngày 01/4/2025.

Quy định về sửa đổi Hiến pháp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 120 Hiến pháp 2013 thì việc sửa đổi Hiến pháp như sau: 

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/81101/cong-van-43-de-an-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-phap-luat-cua-nha-nuoc-bao-cao-truoc-01-4-2025
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/81101/cong-van-43-de-an-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-phap-luat-cua-nha-nuoc-bao-cao-truoc-01-4-2025
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Công văn 43: Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước báo cáo trước 01/4/2025
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO