Sau 5 năm thực hiện Đề án “Phát triểnkhuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” củaHĐND tỉnh, công tác khuyến nông, khuyến ngư đã có những bước chuyển biến tíchcực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh pháttriển. Đặc biệt, qua việc triển khai những chương trình, mô hình trình diễn,các buổi tập huấn, tham quan cho thấy hoạt động này ngày càng gắn bó với nôngdân.
Ông Trần Văn Kỷ, thôn Minh Đoài, xã ĐứcMinh được chọn tham gia vào mô hình trồng lúa lai từ đầu năm 2009 cho biết, mặcdù đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nhưng năng suất đạt đượchàng năm vẫn không cao. Từ khi thực hiện trồng thí điểm 3 sào lúa lai Nghihương 2308, được các cán bộ khuyến nông hướng dẫn một cách tận tình các kỹthuật, từ khâu chọn giống tốt đến cách chăm bón… nên hai năm nay, năng suất lúađạt gần 8 tạ/sào, cao hơn nhiều so với trước đó. Ông Đỗ Quang Danh, Trạm TrưởngTrạm Khuyến nông huyện Đắk Mil cho biết: “Để công tác khuyến nông ngày càng gắnbó với nông dân, khắc phục được những điểm yếu trong lối canh tác của người dânthì trong những năm qua, đơn vị đã triển khai nhiều mô hình, nhiều lớp tập huấnxuất phát từ thực tế của bà con. Đặc biệt, các mô hình về thâm canh cây lúalai, ngô lai, rau an toàn hay các kỹ thuật về phòng, chống các bệnh thôngthường trên cây tiêu, ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi... đã được bà con đónnhận hết sức nhiệt tình, đã góp phần quan trọng vào việc tăng hiệu quả sản xuấtnông nghiệp tại địa phương. Người dân ngày đã biết sản xuất ra những sản phẩmchất lượng cao, có tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”.
Hội thảo lúa lai Nghi hương 2308 tại huyện Chư Jút |
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, huyện Chư Jútlà địa phương có diện tích lúa nước, đậu đỗ khá lớn. Những năm qua, các chươngtrình khuyến nông của tỉnh, huyện được triển khai ở đây cũng ngày càng phát huyhiệu quả. Ông Nông Văn Minh ở thôn 9 xã Nam Dong có gần 1ha đất trồng màu nhưngnguồn lương thực của gia đình vẫn thiếu trước hụt sau. Nguyên nhân là do giađình thực hiện chưa tốt các kỹ thuật từ việc gieo trồng, chăm sóc, phòng bệnhnên năng suất, chất lượng nông sản đạt thấp. Từ khi tham gia các cuộc hội thảođầu bờ, tham quan mô hình về ngô lai, đậu đỗ giống mới, ông đã mạnh dạn áp dụngvào đồng đất nhà mình nên sản lượng các loại hoa màu ngày càng cao. Ông cònbiết sử dụng hợp lý các loại phân bón, thuốc trừ sâu, không chỉ giảm bớt đượcchi phí sản xuất mà còn bảo vệ sức khỏe. Cũng từ khi tham gia vào các buổi tậphuấn mà ông đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động hơn trong việc hoạch toán kinh tếgia đình. Ông và nhiều bà con trong thôn đã nhiều lần đề nghị lên Trạm Khuyếnnông huyện tập huấn các kiến thức trồng, chăm sóc các loại ngô lai, đậu tương,đậu lạc… nên đời sống kinh tế ngày càng ổn định.
Theo Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngưtỉnh thì qua quá trình thực hiện đề án, các chương trình khuyến nông ngày cànggắn bó với những nhu cầu, đòi hỏi thực tế của nông dân. Đề án đã đạt được nhữngmục tiêu đặt ra ban đầu, đó là góp phần chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôicủa tỉnh một cách đúng hướng. Cùng với nhiều cuộc hội thảo, các mô hình trìnhdiễn thì đã có hơn 15.000 lượt nông dân trong toàn tỉnh được tham gia các lớptập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vì vậy trình độ hiểu biết của bà conđã có những chuyển biến tích cực. Hiện nay, hầu hết người dân đã từ bỏ nhữnggiống cây trồng cũ của địa phương mà chuyển sang phát triển các loại giống mới,giống lai ngắn ngày có khả năng kháng bệnh tốt, năng suất cao hơn như ngô laiC919, DK 414, lúa lai Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, trồng ca cao, mắc ca giốngghép... Nếu như trước đây, bà con chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc, giacầm, thủy sản theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu tập trung thì nay việc phát triểngia súc, gia cầm ngày càng có qui mô, đầu tư lớn về xây dựng hệ thống chuồngtrại, con giống, thức ăn… Nhiều mô hình về nuôi lợn siêu nạc, gà an toàn sinhhọc, gà Mông, cá rô đồng, diêu hồng… đã đem lại cho người chăn nuôi nguồn thunhập khá ổn định. Đặc biệt, từ việc triển khai đề án, lực lượng những người làmcông tác khuyến nông, khuyến ngư từ tỉnh đến các thôn, bon, buôn đã được tăngcường, nhất là sự phát triển mạnh của đội ngũ cộng tác viên khuyến nông, từ chỗchỉ có 687 người trong năm 2009 thì đến cuối năm 2010 là 727 người, đảm bảo100% thôn, bon, tổ dân phố có cộng tác viên khuyến nông. Trình độ chuyên môncủa đội ngũ này đã và đang được nâng lên nhằm chuyển tải một cách kịp thời,đúng đắn các tiến bộ mới của kỹ thuật và các chủ trương, chính sách nông nghiệpcủa Nhà nước, địa phương đến với đông đảo nông dân. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởngcủa ngành nông nghiệp từ khi thực hiện đề án đến nay luôn đạt trung bình trên6,5%, thu nhập bình quân trên diện tích canh tác đã tăng từ 19,8 triệu đồng/hatrong năm 2007 lên trên 30 triệu đồng vào năm 2010.
Bài, ảnh: Hồng Thoan