Công tác khuyến nông: Cần triển khai linh hoạt để phát huy hiệu quả

25/10/2010 10:15

Dự án quy hoạch xây dựng, phát triển thôn, bon, buôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 đã bắt đầu khởi động...

ADQuảng cáo

Dự án quy hoạchxây dựng, phát triển thôn, bon, buôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số củatỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 đã bắt đầu khởi động. Trongtất cả các lĩnh vực thì công tác khuyến nông, khuyến ngư là vấn đề rất được bàcon nông dân quan tâm và hy vọng vào những chuyển biến mới của chương trình.

Ông Y Srao ở bon Đắk Gằn, xã Đắk Gằn (ĐắkMil) là một trong những hộ nông dân luôn đạt được giá trị thu nhập cao từ sảnxuất nông nghiệp. Những kết quả có được sau mỗi mùa vụ bội thu của gia đình ôngđều in đậm dấu ấn của ngành khuyến nông địa phương và các tổ chức đoàn thể củaxã. Theo ông Y Srao thì trước đây việc sản xuất nương rẫy của gia đình đều phụthuộc vào tự nhiên, cây trồng, vật nuôi không được chăm sóc đúng cách nên hiệuquả rất kém. Từ khi Hội nông dân xã phối hợp với các đơn vị như: Trạm khuyếnnông-khuyến ngư huyện, các công ty phân bón… tổ chức tập huấn chuyển giao khoahọc kỹ thuật, cung cấp các loại giống năng suất cao đã giúp ông thay đổi hẳn tưduy canh tác cũ. Ngoài việc được học hỏi phương cách làm ăn từ các mô hình kinhtế hộ thì các loại giống cho năng suất như: đậu xanh cao sản, các giống ngô CP888, V 98-1, Bioseed 9698, giống lúa nước OM, Nhị ưu 838, IR 64, giống đậu nànhĐT 12, ĐT 26, giống lạc VD7, L 14, lạc sen… đã giúp ông chủ động, trụ vững hơntrong sản xuất. Còn đối với ông K’Krin ở thôn 2, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) thìcon đường tìm đến với tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của ông cũngkhông được thuận lợi cho lắm. Bởi, Quảng Sơn là một xã vùng sâu, việc triểnkhai các chương trình khuyến nông đến với đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Hơnnữa, bà con còn ảnh hưởng nặng lối canh tác phát rừng làm nương rẫy nên việcchuyển giao kỹ thuật cho đồng bào trong điều kiện đất canh tác manh mún là rấtkhó. Ông K’Krin cho biết: “Tôi cũng tìm hiểu, học cách chăm sóc, bón phân chocây cà phê, cây lúa, nhưng mùa vụ nào cũng vậy, năng suất không tăng được làbao”. Điều đó cho thấy, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng trọt,chăn nuôi đến với đồng bào cũng tùy từng vùng, từng thôn, bon, buôn và tùy vàođiều kiện hoàn cảnh, nhu cầu của mỗi hộ gia đình.


Hội thảo đầu bờ về kỹthuật thâm canh cây ca cao ghép tại xã Đắk R’la đã giúp bà con nông dân nắmvững kỹ thuật canh tác

ADQuảng cáo

Theo chương trình xây dựng, phát triểnthôn, bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2015 và địnhhướng đến năm 2020 thì tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số08/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển khuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2006-2010và định hướng đến năm 2020. Theo đó, các địa phương cần tập trung trọng điểm vàưu tiên đầu tư cho các thôn, bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Trungtâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì để đạt được mục tiêu của chương trình, đơnvị sẽ tiến hành nghiên cứu các chủng loại cây trồng, vật nuôi có ưu thế, phùhợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực và điều kiện của đồngbào, nhất là khuyến khích bà con kết hợp cây ngắn ngày với cây dài ngày nhằmcải thiện kinh tế gia đình. Để tạo chuyển biến mới trong nhận thức của đồng bàoqua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, ngành nông nghiệp sẽ đềxuất áp dụng phương pháp hướng dẫn bằng tiếng dân tộc thiểu số và lấy địa điểmcanh tác làm “bục giảng” giúp đồng bào cảm nhận thực tiễn sâu sắc hơn. Qua đó,bà con có thể nắm bắt và ứng dụng có hiệu quả trong thực tế sản xuất, từng bướcvận dụng và nâng cao trình độ canh tác trong từng hộ gia đình. Theo kế hoạchthì để đạt được kết quả cao đó, ngành nông nghiệp phải xây dựng một mạng lướikhuyến nông đủ mạnh đến tận cơ sở, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, đào tạomỗi thôn, bon, buôn có từ 1-3 khuyến nông viên có trình độ, bản lĩnh là người dântộc thiểu số tại chỗ. Trong thời gian qua, công tác khuyến nông chủ yếu thựchiện theo hình thức đào tạo cá nhân, “cầm tay chỉ việc”. Vì vậy, chương trìnhxây dựng thôn, bon, buôn bền vững giai đoạn 2010-2015 cần chú trọng triển khaiở mức độ tập thể. Cụ thể, thành lập ở mỗi thôn bon buôn 1 câu lạc bộ sinh hoạt,trao đổi về kinh nghiệm trong sản xuất, xây dựng nội dung sinh hoạt theo nhómnhu cầu như: câu lạc bộ chăn nuôi, trồng trọt, quản lý bảo vệ rừng… Các câu lạcbộ này do các tổ chức đoàn thể, bên cạnh có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật củacác Trạm khuyến nông huyện, Trung Tâm khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, để triển khai côngtác khuyến nông đạt hiệu quả thì yếu tố quyết định trước hết là cần phải tổchức khảo sát lại hiệu quả sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ởcác địa phương. Trên cơ sở đó, các cấp ngành hữu quan xây dựng phương án, giảipháp giúp đồng bào sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời, ngay tronggiai đoạn khảo sát các đơn vị cần quan tâm xây dựng chương trình về cây, contheo mô hình tiểu dự án và xác định mô hình kinh tế cụ thể của từng thôn, bon,buôn. Có như vậy, chương trình mới tạo được chuyển biến tích cực đối với cácthôn, bon có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác khuyến nông: Cần triển khai linh hoạt để phát huy hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO