Lãnh đạo Sở VHTT-DL, các đơn vị trực thuộc ngành Văn hoá dự tại điểm cầu Đắk Nông.
Các đại biểu dự tại điểm cầu Đắk Nông |
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 1755, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chiến lược và 12 ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, tạo công ăn việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy và đóng góp vào tăng trưởng của mỗi quốc gia. Công nghiệp văn hóa góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Theo số liệu thống kê và đánh giá của Bộ VHTT-DL tính đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu khoảng 8,081 tỷ USD, tương đương 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả thực hiện Chiến lược vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế cần giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, Bộ VHTT-DL xác định một số nội dung trọng tâm để đạt được mục tiêu được giao tại Chiến lược như phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP; các ngành công nghiệp văn hóa phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại, bền vững; sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
Ngành tiếp tục tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự sáng tạo của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa, các tầng lớp xã hội tham gia vào các hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa.