“Chuyển rừng” thành... vườn tiêu

06/07/2011 09:15

Thời gian qua, giá tiêu hạt trên thị trường không ngừng tăng cao đã “kéo” theo phong trào nông dân đua nhau trồng tiêu. Tuy nhiên, thay vì dùng cọc bê tông, xây gạch, hay trồng cây thực sinh thì nhiều người đã… vào rừng khai thác gỗ trái phép về làm trụ...

ADQuảng cáo

Thời gian qua, giá tiêu hạt trên thịtrường không ngừng tăng cao đã “kéo” theo phong trào nông dân đua nhau trồngtiêu. Tuy nhiên, thay vì dùng cọc bê tông, xây gạch, hay trồng cây thực sinhthì nhiều người đã… vào rừng khai thác gỗ trái phép về làm trụ. Và cứ mỗi ha hồtiêu mới được trồng thì đã có hàng nghìn cây rừng bị đốn hạ, chưa kể đến phầnlớn diện tích rừng và đất rừng phải nhường chỗ cho loại cây trồng này.


Nông dân xãNâm N’Jang (Đắk Song) vác những cây gỗ rừng đi trồng trụ tiêu.   Ảnh:C.T

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ở huyện Đắk Song vào những ngày tháng 6,nhiều người dân ở xã Nâm Njang, Đắk N’Drung tất bật chuẩn bị đất, cây gỗ để làmtrụ mới cho tiêu leo. Bên cạnh nhiều con đường, hàng đống trụ tiêu bằng gỗ đượcngười dân đem phơi nằm la liệt. Theo những người dân ở đây khẳng định thì phầnlớn số trụ tiêu có ở địa phương này đều mới “lấy” từ… rừng. Nhiều hộ vì “sợ”mua các trụ tiêu cũ được bán từ những vườn tiêu khác mang mầm bệnh, nên họ chọnhình thức dùng cọc gỗ “mới”. Để có những trụ tiêu theo yêu cầu, người dân đềuchọn loại gỗ sống lâu năm, có lõi cứng mới chống chịu được mối, mọt và mưanắng. Và như vậy, chỉ có những cây rừng, nhóm tốt mới có thể làm được trụ tiêu.Làm phép tính đơn giản, chúng ta thấy mỗi ha tiêu được trồng mới thì cần có2.000 cây gỗ để làm trụ. Như vậy với hàng trăm ha tiêu được trồng mới hiện naythì sẽ mất một diện tích rừng không ít… Câu chuyện trồng mới nhiều diện tíchcây hồ tiêu không chỉ có ở huyện Đắk Song mà tại các địa phương khác như huyệnTuy Đức, Đắk Glong, Đắk R’lấp… cũng diễn ra tương tự.

Thực tế, giá tiêu lên cao, người trồngtiêu mở rộng diện tích là một điều vừa đáng mừng, vừa đáng lo. Lo vì với nhậnthức chưa đầy đủ thì không ít người dân lại “kéo” vào phá rừng tìm trụ, tìmđất. Chưa hết, một mối lo khác nữa, đó là nếu người trồng tiêu cứ mở rộng diệntích ồ ạt, trồng không đúng quy hoạch, kỹ thuật thì hậu quả thất bại luôn tiềmẩn. Trong khi nhiều người trồng tiêu chưa thể nắm chắc phần thắng thì điều quantrọng là ngành chức năng cần có những định hướng để giúp họ sản xuất bền vững.Hiện tại, đã có nhiều mô hình trồng tiêu bằng trụ thực sinh gồm các loại câynhư hòe hoa vang, vông, mấc… dần thay thế cho trụ gỗ. Với cách làm này, ngoàigiảm chi phí đầu tư cho nông dân còn giúp hạn chế nguy cơ cây tiêu bị lây bệnhvà giúp giảm tình trạng phá rừng.

ThụyNguyên

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Chuyển rừng” thành... vườn tiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO