Một lần chúng tôi về xã Đ. Như thường lệ, việc đầu tiên là rũ sạch bụi đường sau chuyến hành trình dài về đến địa phương. Chúng tôi tìm đến văn phòng UBND xã để liên hệ công tác và hẹn lịch làm việc với lãnh đạo địa phương...
Một lần chúngtôi về xã Đ. Như thường lệ, việc đầu tiên là rũ sạch bụi đường sau chuyến hànhtrình dài về đến địa phương. Chúng tôi tìm đến văn phòng UBND xã để liên hệcông tác và hẹn lịch làm việc với lãnh đạo địa phương. Nghe có nhà báo đến, ôngchủ tịch xã ra mời chúng tôi vào cơ quan, niềm nở rót trà, tiếp chuyen. Vốn đãvài lần làm việc với nhau nên câu chuyện mào đầu của chúng tôi và ông chủ tịchxã nhanh chóng đi vào nội dung chính. Theo trao đổi của ông Chủ tịch thì xã Đtuy là một vùng sâu, vùng xa, nhưng chính quyền và nông dân ở đây có cách nghĩ,cách làm khá tiến bộ, tích cực. Đó là mạnh dạn tìm tòi các loại cây trồng mớiphù hợp để canh tác; mạnh dạn “bắt tay” với các doanh nghiệp để làm “bà đỡ” chonông dân. Vì vậy nên đa số các hộ dân của xã là các gia đình kinh tế mới từ cáctỉnh phía Bắc vào, cuộc sống khi mới đến vô cùng khó khăn, nhưng chỉ 5 năm sau,từ việc đầu tư vào phát triển kinh tế, như trồng rừng, trồng cà phê, hồ tiêu…hay phát triển mạnh diện tích cây trồng có giá trị hàng hóa như khoai lang NhậtBản, khoai môn… mà nhiều người đã trở thành tỷ phú. Câu chuyện hết sức cởi mởvà trọng tâm, nhưng khi hỏi đến những địa chỉ cụ thể thì ông chủ tịch xã nàyđều lắc đầu ngoay ngoáy và luôn miệng từ chối là việc này, việc nọ đã giao chophó chủ tịch xã đảm nhiệm nên ông không nắm được. Xui xẻo hơn là hôm ấy, ôngphó chủ tịch xã lại bận đi về huyện họp từ sáng sớm nên nếu chỉ những ghi chépđược qua lời ông chủ tịch thì cũng có thể viết tạm được một bài “khô”. Nhưng vìmuốn bài viết sinh động nhất là lại cần có “bài và ảnh” nên tôi vẫn có ý được“tai nghe, mắt thấy”. Tạm chia tay với ông Chủ tịch UBND xã, tôi sang phòng làmviệc của Khối đoàn thể định nhờ ông chủ tịch hội nông dân xã đưa đi thì đượcbiết hôm đó ông này lại đi làm nương vì đang vào thời điểm thu hoạch khoai lang(?!)...
Không có người dẫn đường,tôi cũng “liều” một mình dạo một vòng vào các thôn xóm để hỏi thăm, bắt chuyệncùng bà con và tìm hiểu cuộc sống sản xuất ngày thường của họ. Khi ngang quacác ngõ nhà, nơi đâu chúng tôi cũng bắt gặp những đống sắn to ú sụ, bỏ mặc mưanắng, mốc meo và bốc mùi chua loét. Hỏi chuyện, người nào cũng chán nản cho hayđây là sắn do xã liên kết với một doanh nghiệp để hợp đồng với nông dân trồng,nhưng đến khi thu hoạch về thì không chịu thu mua. Nhiều hộ trồng 5-6 ha cũngđành bỏ thối ngoài rẫy vì không có đầu ra. Khi thu nhận đầy đủ thông tin từphía người dân, chúng tôi đem chuyện này đến UBND xã gặp lại ông chủ tịch đểtìm hiểu sự việc. Không như câu chuyện ban sáng, khi câu chuyện cây sắn càngđược mở rộng ra thì gương mặt ông chủ tịch xã càng trở nên nhợt nhạt. Ông bảo,cũng từ cấp trên giới thiệu đấy, chúng tôi (ý nói UBND xã) chỉ là người đứnggiữa thôi, doanh nghiệp bỏ của chạy lấy người rồi. Bây giờ dân kêu xã, xã biếtkêu ai? Hàng khối tài sản của người dân bị thối rữa ra đấy, mốc xanh, mốc đỏphơi ra cùng mưa nắng. Rồi cuộc sống của họ sẽ ra sao? Cả hàng trăm hộ chứ cóít đâu. Thế rồi, ông chủ tịch xã xởi lởi hướng chúng tôi sang một hướng khác:“Thôi các anh đừng vội viết về việc này, chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết vàthông báo kết quả về tòa soạn sau. Bây giờ, để không tốn công sức nhà báo vềđịa phương, tôi xin đích thân đưa nhà báo đi thực tế về thăm các hộ dân điểnhình tiên tiến và cung cấp đầy đủ số liệu về kinh tế, xã hội của địa phương chocác anh”.
Từ cơ sở về, phải mất mấyngày tôi mới viết xong bài. Bởi khen cũng không xong mà chê cũng chẳng đành.Thôi thì…
Văn Tâm