Chuyển giao 856 công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi

19/07/2010 13:40

Ngày 16/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, giai đoạn 2004-2010". Qua gần sáu năm thực hiện, chương trình này đã chuyển giao 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi.

ADQuảng cáo

Ngày16/7, tại  Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị đánh giákết quả thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoahọc và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, giaiđoạn 2004-2010".Qua gần sáu năm thực hiện, chương trình này đãchuyển giao 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ phát triển kinh tế-xãhội nông thôn miền núi.


Chương trình này được thực hiện nhằm giúp các địa phương giải quyết mộtsố vấn đề như: Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo xuất khẩu; Phát triểnsản xuất các loại nông sản nhiệt đới có lợi thế so sánh cao; Ứng dụng và pháttriển các sản phẩm công nghệ sinh học; Phát triển ngành nghề nông thôn, tạoviệc làm, thu hút lao động nông nhàn và tăng thu nhập; Đào tạo, nâng cao nănglực quản lý và  tổ chức triển khai thực hiện dự án cho đội ngũ cán bộ địaphương…

Theo đánh giá của Bộ Khoa học vàCông nghệ, chương trình này đã hoàn thành và vượt các mục tiêu, nội dung đượcphê duyệt tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2004. Các dự án của Chươngtrình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệvào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội thiết thực trên địa bàn thựchiện dự án… Chương trình đã thu hút được nhiều người dân tham gia, bằngchứng là ngân sách của Chương trình được Trung ương hỗ trợ 37,7%, ngân sách địaphương là 10%, còn lại 50,3% là đóng góp của doanh nghiệp và người dân tham giadự án.

Qua gần sáu năm thực hiện, Chươngtrình này đã chuyển giao 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, là kết quả nghiêncứu khoa học của các tổ chức khoa học công nghệ vào địa bàn nông thôn, miềnnúi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Những công nghệ được lựa chọn chuyểngiao hầu hết phù hợp với trình độ người dân, tập trung vào vấn đề nâng cao năngsuất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp hiện có ở nôngthôn đổi mới công nghệ, hỗ trợ hình thành ngành nghề mới…

Ngoài ra, Chương trình đã huy động1.250 lượt cán bộ khoa học về phục vụ tại địa bàn nông thôn, đào tạo được 1.566kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho trên 35 nghìn lượt nông dân…

Nhìn chung, các hoạt động của Chươngtrình đã được xã hội hóa, hình thành mối liên kết giữa 4 nhà “Nhà nước – Nhàkhoa học – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp”.  Nhờ các tiến bộ khoa học, nhiềuvùng khó khăn đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđạt được thì Chương trình cũng tồn tại một số hạn chế cần rút kinh nghiệm: Hầuhết các mô hình được triển khai ở quy mô chưa lớn; Số lượng mô hình được thựchiện trên một tỉnh, thành phố còn ít; Cơ chế khuyến khích nhân rộng kết quả saukhi kết thúc dự án chưa được các địa phương thực sự quan tâm… Những điều này đãlàm cho sức lan tỏa của các mô hình ra diện rộng còn khiêm tốn…

Được biết, từ những thành công banđầu của Chương trình, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Chính phủ phê duyệtChương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phụcvụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015./.

Q.S (Theo Báo Điện tử ĐCSVN)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển giao 856 công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO