Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng Cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc. (Nguồn: Tổng cục Quản lý thị trường) |
Trang mạng Tin tức Trung Quốc (Chinanews.com) đăng bài "Chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ tạo ra động lực mới cho quan hệ Trung-Việt", cho biết đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Việt Nam, cũng là chuyến thăm đầu tiên của một vị Thủ tướng Việt Nam sau 7 năm, sẽ tạo ra động lực mới để quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển đi vào chiều sâu.
Chuyến thăm lần này thảo luận nhiều lĩnh vực hợp tác như kết nối, kinh tế-thương mại-đầu tư, giao lưu nhân dân, nhằm thực hiện những nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực.
Ông Lưu Khanh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc
Theo đó, quan hệ hai nước sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển từ 3 góc độ: Sự tin cậy chính trị được làm sâu sắc hơn nữa; hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực tiếp tục được cụ thể hóa; kiểm soát thỏa đáng các bất động thông qua đẩy nhanh đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC).
Bài báo dẫn ý kiến ông Lưu Khanh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, nhận định, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục đà phát triển tốt đẹp, tiếp nối truyền thống trao đổi và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao hai nước, thể hiện niềm tin của hai Đảng, hai nước đối với việc phát triển quan hệ song phương.
Lấy thí dụ nhiều điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước thời gian qua như kết nối "Hai hành lang, một vành đai" với "Vành đai và Con đường", hợp tác giao thông-vận tải..., chuyên gia Lưu Khanh nhấn mạnh, chuyến thăm lần này thảo luận nhiều lĩnh vực hợp tác như kết nối, kinh tế-thương mại-đầu tư, giao lưu nhân dân, nhằm thực hiện những nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực.
Trung Quốc và Việt Nam đều là các quốc gia có tầm ảnh hưởng quan trọng tại khu vực Đông Á, hợp tác hữu nghị giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy sự phồn vinh chung của cả khu vực.
Chuyên gia Hứa Lợi Bình, Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
Còn theo ông Hứa Lợi Bình, chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chuyến thăm thể hiện niềm tin của hai bên về tương lai tốt đẹp của quan hệ hai nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định và thông suốt, tạo ra sức sống mới để duy trì sự phát triển của nền kinh tế.
Vị chuyên gia này khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam đều là các quốc gia có tầm ảnh hưởng quan trọng tại khu vực Đông Á, hợp tác hữu nghị giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy sự phồn vinh chung của cả khu vực.
* Tờ Tin tức Shangguan (Shanghai Observer) ngày 29/6 đăng bài viết khẳng định, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong 4 ngày với lịch trình dày đặc, mở ra không gian hợp tác rộng mở hơn cho cả hai nước.
Bài báo dẫn ý kiến giáo sư Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang đánh giá, một trong những trọng điểm của chuyến thăm là thúc đẩy hợp tác thương mại, tìm kiếm giải pháp xử lý các vấn đề còn tồn tại trong các dự án hạ tầng giữa hai bên.
Giữa hai nền kinh tế có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau về cơ cấu ngành nghề sản xuất. Sau chuyến thăm lần này, hai bên có thể hợp tác sâu rộng hơn nữa, trên con đường hướng tới tương lai tốt đẹp.
Giáo sư Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang
Ông Thành Hán Bình nhận định, những thành tựu về kinh tế của Việt Nam những năm qua, không đơn thuần đến từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số; mà còn gắn liền với vai trò đề xướng và tham gia tích cực đối với thương mại toàn cầu.
Học giả này cũng khẳng định, giữa hai nền kinh tế có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau về cơ cấu ngành nghề sản xuất. Sau chuyến thăm lần này, hai bên có thể hợp tác sâu rộng hơn nữa, trên con đường hướng tới tương lai tốt đẹp.