Chuyện cuối tuần: “Bữa cơm gia đình”

24/01/2013 09:43

Tháng trước, tôi được mời dự hai đám cưới của người trong họ ở dưới quê. Thiệp mời ghi “11 giờ, ngày chủ nhật…”, nhưng thân chủ đều “mời miệng” thêm: Tối thứ bảy về dự bữa cơm gia đình để bàn chuyện chuẩn bị cho tiệc cưới hôm sau...

ADQuảng cáo

Tháng trước, tôi đượcmời dự hai đám cưới của người trong họ ở dưới quê. Thiệp mời ghi “11 giờ, ngàychủ nhật…”, nhưng thân chủ đều “mời miệng” thêm: Tối thứ bảy về dự bữa cơm giađình để bàn chuyện chuẩn bị cho tiệc cưới hôm sau… Tôi nghĩ cưới hỏi cho con,cháu là việc trọng đại, nên trong gia đình phải bàn bạc để lo công tác chuẩn bịcho chu đáo cũng là lẽ đương nhiên thôi. Vì thế tôi náo nức về dự.

Ðám thứ nhất, chủ nhàlàm thịt hai con heo… để tổ chức bữa cơm gia đình và bổ sung một phần thực phẩmcho bữa tiệc hôm sau. Tôi đếm thấy có tới 11 bàn ăn, bàn nào cũng xếp ít nhấtlà 10 người, thức ăn trên bàn thì đầy tú hụ như tiệc chính; còn người ăn thìđúng nghĩa “gia đình” chỉ có khoảng một phần tư; số còn lại là… người hàng xóm.Chuyện chuẩn bị cho đám cưới ngày hôm sau thì chẳng thấy nói gì (vì thực ra mọichuyện đã được bàn bạc trước cả rồi), chỉ thấy mời nhau uống rượu. Khoảng 8 giờtối, khi “bữa cơm” đã mãn thì vài chục thanh niên kéo đến. Thế là lại tiếp mộttiệc ngọt với bánh kẹo, hạt dưa, rượu và ca nhạc… đến hơn 10 giờ đêm. Nghe nóigần đây, do chính quyền địa phương có qui định thực hiện “nếp sống văn hóa” nêntiệc ngọt (ở đây gọi là tiệc rượu hồng) dừng sớm, chứ không thì phải quá nửađêm. Trưa hôm sau, những người dự tiệc mặn, tiệc ngọt hôm trước cũng vẫn cómặt; tiệc cưới với cỗ bàn, bia rượu, ca nhạc… vẫn diễn ra như ở mọi nơi.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ðám thứ hai cũng tươngtự. Tiệc trưa chủ nhật đã đặt “dịch vụ” bắc rạp, bày cỗ, nhưng hôm thứ bảy vẫn“thịt” con heo hơn 70 ký để soạn bữa cơm gia đình với… hơn chục bàn. Thực kháchthì cũng thế, người nhà chỉ được khoảng một phần ba, còn lại là bà con lối xóm.Rồi tàn bữa cơm gia đình, lại đến tiệc rượu hồng; trưa hôm sau cũng tiệc tùng,ca nhạc như đám trước…Tôi hỏi: Sao phải bày ra ăn bữa trước để vừa tốn công,vừa tốn của thế? Chủ của cả hai nhà đều giãi bày: Ở đây thành lệ rồi! Nhà họ (ýnói những người hàng xóm) làm, đến lượt mình có việc cũng phải làm chứ; tốn kémcũng phải làm! Qua tìm hiểu thì được biết, hiện nay, ở nhiều vùng nông thônkhác cũng diễn ra cảnh này, nhà có “công to, việc lớn” (nhất là đám cưới), giachủ cứ phải có “bữa cơm gia đình” để gặp mặt người thân gia đình thì ít, mà chủyếu là… trả “nợ miệng”.

Tuần vừa rồi, ông bạncũ, nhà cũng ở dưới quê lên mời đám cưới con gái, tiệc cưới tổ chức vào trưathứ bảy. Ngoài cái thiệp mời to, lại có thêm mảnh giấy hồng nho nhỏ với nộidung "Mời ông, bà (vợ chồng tôi) tới dự bữa cơm gia đình vào tối thứsáu…”. Ðầu năm mới, công việc cơ quan cũng khá bận rộn, nên tôi thoái thác,không nhận lời dự “bữa cơm gia đình”. Thực tình, tôi không muốn tới dự, vì nghĩmình có thân cũng chỉ là khách, có đến thì cũng chỉ để… “đánh chén” thôi chứchẳng tham gia bàn bạc được chuyện gì. Với lại, tôi không muốn mình bị… nợmiệng.

Điểu Nhắc

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyện cuối tuần: “Bữa cơm gia đình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO