Chương trình trồng mới cao su 2006 – 2012: Nhiều dự án vẫn còn chậm

24/01/2013 09:44

Thực hiện quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2006 đến năm 2012, tỉnh đã có kế hoạch trồng mới trên 9.748 ha cao su...

ADQuảng cáo

Thực hiện quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cao suđến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2006 đếnnăm 2012, tỉnh đã có kế hoạch trồng mới trên 9.748 ha cao su. Thế nhưng đếnnay, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chỉ mới thực hiện được 4.606 ha, đạt47,3% kế hoạch. Nguyên nhân chính là do còn nhiều vướng mắc trong quá trình bốtrí quỹ đất cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án.

Tính đến tháng 8/2012,toàn tỉnh có 36 đơn vị thuê đất trồng cao su được UBND tỉnh phê duyệt, với tổngdiện tích quy hoạch chuyển sang trồng cao su là 9.748 ha (diện tích đất có rừnglà 5.695 ha, diện tích đất không có rừng 4.053 ha). Trong đó, tỉnh đã cho 22 dựán thuê đất, với tổng diện tích trên 5.616 ha, 2 đơn vị giao đất với diện tíchtrên 579 ha và có 4 công ty lâm nghiệp thực hiện 12 dự án, với tổng diện tíchtrên 3.552 ha.

Ðể thực hiện đúng chủtrương của bộ, ngành và Chính phủ về phát triển cây cao su ở địa phương, UBNDtỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các đơn vị chủ rừng triển khai rà soátnhững diện tích đất phù hợp để chuyển sang trồng cao su. Mặt khác, các tổ chức,cá nhân được giao rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt, rừng trồng để chuyển sangtrồng cao su phải đảm bảo đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, năng lực tàichính, con người và năng lực chuyên môn để thực hiện dự án.

Theo đó, phạm vi điềutra, lập quy hoạch vùng trồng cao su đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diệntích rừng tự nhiên là 36.975 ha, tại 70 tiểu khu, thuộc 7 huyện, thị xã củatỉnh. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị có năng lực trong và ngoàitỉnh, các công ty cao su thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam đã tiến hành lập dự ánquy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã đạt được kết quảnhất định.

Ðiều đáng ghi nhận làviệc thực hiện các dự án phát triển cây cao su đã giúp các địa phương có điềukiện đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết lao động phổ thông khi tham gia vào dựán. Ðơn cử, trong các dự án đã chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su, mộtsố dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng đường giao thông vàokhu vực dự án, giúp cho người dân được hưởng lợi theo, như Công ty TNHH VĩnhAn, Công ty cổ phần Cao su Ðồng Phú (Chư Jút), xây dựng khu tái định cư chongười dân như Công ty cổ phần Cao su Ðồng Phú… Các dự án đã thu hút từ 10-70lao động trên mỗi công ty, đơn vị tham gia vào các hoạt động của dự án. Kết quảtrên đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Tuy nhiên, hiện nay,mặc dù diện tích đất đã lập phương án rà soát, quy hoạch trồng cao su từ rấtsớm nhưng theo ngành chức năng thì thực tế tiến độ thực hiện dự án giai đoạn2006-2012 của các đơn vị diễn ra vẫn còn chậm so với kế hoạch và cam kết trướcđó. Một phần bởi toàn bộ diện tích đất không có rừng khoảng gần 4.053 ha hiệncác đơn vị triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân tiến độtrồng mới cao su chậm là do thiếu quỹ đất, chậm chuyển đổi đất rừng sang đấtnông nghiệp trồng cao su. Mặt khác, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp giao chocác doanh nghiệp đều bị người dân lấn chiếm để phát triển gieo trồng các loạicây nông sản hàng hóa, nên gây trở ngại cho các địa phương về quỹ đất để pháttriển cây cao su.

Ngay tại huyện Tuy Ðứctrong những năm qua, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Bảo Châu, Công tyTNHH Phi Long, Công ty TNHH Long Sơn… bước đầu đều gặp khó khăn trong việctriển khai dự án mà nguyên nhân chính là do sự tranh chấp với người dân có đấtxâm canh trong vùng dự án kéo dài. Do đó, diện tích đất phát triển cao su củatỉnh khả thi nhất chủ yếu là đất có rừng được quy hoạch chuyển đổi để giao chocác đơn vị, doanh nghiệp trồng cao su mà thôi.

Mặt khác, hầu hết cácdự án chưa hoàn thành kịp báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như côngtác lập thủ tục tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng quy hoạch chotrồng cao su thường chậm, kéo dài nên ảnh hưởng rất lớn đến thời vụ khai hoangtrồng cao su.

Việc phát triển câycao su trên địa bàn tỉnh là một hướng đi mang nhiều ý nghĩa, góp phần thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thu hút nguồn lao động nhàn rỗi, phủxanh đất trống, đồi trọc, phát triển nông nghiệp bền vững và xóa đói giảm nghèocho người dân. Tuy nhiên, tiến độ triển khai đến nay rất chậm. Do đó, để đảmbảo hoàn thành kế hoạch đề ra cho thời gian tới, đòi hỏi các cấp, các ngànhchức năng cần kiên quyết chỉ đạo giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc để giúp các đơn vị triển khai thực hiện đúng tiến độ, tránh thiệt hạicho doanh nghiệp.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chương trình trồng mới cao su 2006 – 2012: Nhiều dự án vẫn còn chậm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO