Để tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định đời sống, tạo cơ hội hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng, từ năm 2010, tỉnh ta bắt đầu thực hiện dự án quy hoạch xây dựng, phát triển thôn, bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số...
Để tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn địnhđời sống, tạo cơ hội hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng, từ năm2010, tỉnh ta bắt đầu thực hiện dự án quy hoạch xây dựng, phát triển thôn, bon,buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2015 và định hướng đếnnăm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi để góp phần xây dựng nông thôn mới ở vùngđồng bào dân tộc.
Theothống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 85 tổ dân phố, 522 thôn, 120 bon, 12 buôn, 3bản. Số hộ bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh chiếm 30,6% dân số, hầu hết cácthôn, bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều khó khăn về kinh tế,trình độ dân trí thấp. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Theo nhận định, việc đầu tư xây dựng cho các thôn, bon nhìn chung đã có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, phát triển kinhtế-xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư nguồn vốn chính sách về cơ sở vẫn chưa toàndiện, chưa đi sâu vào việc hoạch định phát triển kinh tế-xã hội về lâu dài,chưa có bước đi phù hợp và bền vững. Hơn nữa, các biện pháp thực hiện còn nhiềulúng túng, chưa sát với từng vùng, từng nơi… Để khắc phục tình trạng này,chương trình xây dựng, phát triển thôn, bon, buôn có đông đồng bào dân tộcthiểu số không chỉ mang đến “cấp không” các dự án công trình, đầu tư vốn, kỹthuật cho đồng bào mà còn chú trọng nhiều hơn về phương pháp thực hiện, tínhhiệu quả của chương trình khi triển khai về các địa phương. Với quan điểm nhưtrên, việc triển khai chương trình sẽ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng cấpthiết của đồng bào và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Đảngvà Nhà nước, trong định hướng xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ hơn.
Nhiều hộ dânở huyện Đắk Glong chuyển đổi các loại cây trồng khác sang trồng cây keo lai |
Theo đó, việc thực hiện chương trình xâydựng, phát triển thôn, bon, buôn được căn cứ trên các tiêu chí đánh giá quyđịnh theo Quyết định 526/QĐ-UBND để đưa vào kế hoạch lập dự án. Cụ thể, cácthôn, bon, buôn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sẽ được rà soát,bình chọn để đầu tư. Các xã còn lại trong tỉnh phải thỏa mãn các tiêu chí như:tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 55% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55% trở lên.Trong giai đoạn đầu, việc rà soát lấy ý kiến các địa phương phục vụ quá trìnhlập dự án được giao cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, xây dựng phương án đầu tưphát triển thôn, bon có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững. Sauđó, giai đoạn thực hiện đầu tư được giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư. Năm2010, dự án bước đầu thực hiện tại các bon trọng điểm. Những năm tiếp theo sẽtriển khai trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên khu vực biên giới và các thôn, boncó mức độ khó khăn từ khu vực III đến khu vực II và khu vực I… Trên cơ sở ràsoát, lựa chọn và đề xuất của UBND các huyện, thị xã, Ban Dân tộc tổng hợp thammưu cho UBND tỉnh ra kế hoạch lập dự án hàng năm. Nguồn vốn thực hiện dự ánđược trính từ vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp từ cáctổ chức chính trị xã hội. Quá trình triển khai dự án xây dựng, phát triển thôn,bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện bám sát vào 16 tiêuchí liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, bao gồm các lĩnh vực nôngnghiệp, công tác xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, y tế, giáo dục, văn hóa, xãhội, hỗ trợ pháp lý, xây dựng hệ thống chính trị… Thế nhưng, tùy theo nhu cầucủa từng thôn, bon mà việc lựa chọn hạng mục công trình, lĩnh vực đầu tư nhằmtăng hiệu quả của dự án đối với tình hình địa phương và đời sống của người dân.
Việc xây dựng và phát triển thôn, bon,buôn được xác định trên cơ sở phải toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa– xã hội, quốc phòng-an ninh, hạ tầng, tăng cường sự quan tâm chăm lo của Nhànước và xã hội, phát huy tính tự chủ, từng bước nâng cao năng lực tự thân củacác cấp cơ sở và người dân. Qua đó, chương trình sẽ góp phần nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững về chính trị vàhòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội để phấn đấu đến năm 2012 khôngcòn thôn, bon, buôn trọng điểm về an ninh trật tự và đây cũng là một trongnhững động lực giúp các địa phương trong tỉnh xây dựng nông thôn mới phát triểnbền vững.
Bài, ảnh: Văn Tâm