Trong đợt tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốchội khóa XIII tỉnh mới đây, hầu như ở điểm tiếp xúc nào, cử tri cũng nêu ra vấnđề là rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, hoặc có tiếp cận đượccũng ngần ngại vì lãi suất quá cao, trong khi chi phí đầu vào đều tăng mạnh. Vìthiếu vốn, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, người dândiễn ra cầm chừng.Làm thế nào để bìnhổn giá cả các mặt hàng cũng như hạ lãi suất vốn vay ngân hàng đang là nguyệnvọng của đa phần người dân hiện nay. Trước đề xuất của cử tri, cùng với việcchia sẻ những khó khăn, các đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã động viên doanhnghiệp, người dân cần chung tay cùng Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách,từng bước gỡ khó.
Cử tri huyện Krông Nô kiến nghị, đề xuất một số vấn đề liên quan đếnchính sách kinh tế với Đoàn đại biểu Quốc hội |
Theo đại biểu Quốc hội Trần Đình Long,thì thời gian qua, do lạm phát tăng cao ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhấtlà những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc… đã tác động đến nền kinh tế nước ta. Rõnhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước giảm mạnh, hoạt động xuấtkhẩu gặp khó khăn, tỷ giá hối đoái luôn có những biến động bất lợi. Từ đây, cáncân thanh toán quốc tế trong nước thiếu hụt buộc Nhà nước phải bỏ tiền ra muangoại tệ, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lãi suất ngânhàng tăng cao. Bởi vì, để cân bằng các hoạt động tiền tệ, ngoài việc đưa ra cácnhóm giải pháp linh hoạt trong chính sách thì Nhà nước buộc phải huy động nguồntiền nhàn rỗi trong dân bằng việc nâng lãi suất tiền gửi để khuyến khích huyđộng vốn. Khi đã nâng lãi suất tiền gửi, điều hiển nhiên là phải nâng lãi suấttiền vay theo quy định tài chính hiện hành. Vì thế, mức lãi suất cho vay ở cácngân hàng thương mại hiện đã lên đến trên 20%/năm, cao nhất từ trước đến nay.Việc tăng, giảm lãi suất không phải là do bản thân các ngân hàng tự đưa ra màchịu sự quản lý của Nhà nước sau khi đã được “cân đong, đo đếm” thận trọng trêncơ sở đảm bảo ổn định vĩ mô cho nền kinh tế. Bên cạnh chính sách về tiền tệ,thời gian qua, để kiềm chế lạm phát, Nhà nước cũng đã có hàng loạt giải phápcấp bách và lâu dài như giảm đầu tư công; tiết kiệm 10% chi tiêu thường xuyên ởcác đơn vị Nhà nước; dừng việc mua sắm xe công, các trang, thiết bị không cầnthiết… Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để tập trung nguồn vốn cho vấn đề an sinhxã hội. Ngoài ra, Nhà nước cũng thường xuyên chỉ đạo hệ thống ngân hàng chínhsách xã hội đáp ứng tốt nguồn vốn hỗ trợ lãi suất; ngành điện trợ giá điện chocác nhóm đối tượng thuộc diện ưu đãi để tạo thuận lợi cho người nghèo, gia đìnhchính sách, vùng đặc biệt khó khăn làm ăn, ổn định cuộc sống. Mới đây nhất,Chính phủ cũng đã phê duyệt chủ trương cho một số doanh nghiệp thu mua tạm trữ300.000 tấn cà phê nhằm bình ổn giá thời vụ cho nông dân trồng cà phê. Theo dựkiến, bắt đầu từ tháng 10-2011, khoảng 20 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩucà phê trong nước sẽ được Nhà nước hỗ trợ 6% lãi suất vốn vay để thu mua cà phêcủa nông dân và các đại lý nhỏ lẻ với mức giá có lợi cho người dân so với thịtrường tại thời điểm đó, nhằm tránh tình trạng tư thương ép giá. Mặt khác, đâycòn được xem là cách thức để chúng ta làm chủ thị trường cà phê thông qua điềutiết sản lượng thu mua, xuất khẩu, giá cả.
Rõ ràng, với những giải pháp mang tínhđồng bộ, nhìn chung, nền kinh tế của cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng đangđi đúng định hướng và có nhiều dấu hiệu lạc quan. Mới đây nhất, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Namđã tuyên bố là sắp tới lãi suất ở các ngân hàng thương mại sẽ giảm xuống ở mứctừ 17-19%/năm. Bên cạnh đó, một số tín hiệu về chỉ số giá tiêu dùng đang cóchiều hướng giảm dần cho thấy những nỗ lực trên của Nhà nước bước đầu đã pháthuy tác dụng. Tuy nhiên, để kiềm chế lạm phát và chống giảm phát là cả một quátrình lâu dài với hàng loạt chính sách đồng bộ và linh hoạt, chứ không thể mộtsớm một chiều là có hiệu quả ngay được. Cũng theo đại biểu Trần Đình Long, đểvượt qua những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, ngoài nỗ lực từ phía Nhànước, thì bản thân người dân, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận rõ chính mình,xem đây là dịp để thử sức trước nền kinh tế thị trường luôn có những biến độngnhư hiện nay. Bởi vì, phần lớn người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phụthuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanhnên dễ bị tổn thương khi có biến động lớn về lãi suất. Vì vậy, cùng với việc nỗlực lao động sản xuất, kinh doanh, thì doanh nghiệp, người dân cũng cần linhđộng, sáng tạo, để tìm cho mình một hướng đi phù hợp, mang tính bền vững.
Bài, ảnh:Đức Diệu