Chung tay ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường

27/09/2010 10:36

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật, xích mích gây gổ đánh nhau…, còn gọi là “bạo lực học đường” (BLHĐ) của các em học sinh trên địa bàn tỉnh có chiều hướng ngày càng tăng...

ADQuảng cáo

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật, xíchmích gây gổ đánh nhau…, còn gọi là “bạo lực học đường” (BLHĐ) của các em họcsinh trên địa bàn tỉnh có chiều hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê, từtháng 9-2009 đến nay, toàn tỉnh có 63 em học sinh vi phạm trong lĩnh vực này.Đối tượng của BLHĐ chủ yếu là các em học sinh khối trung học phổ thông và phầnlớn là những em có học lực yếu và trung bình. Các vụ bạo lực thường xảy ra ởđầu và cuối năm học, thường xảy ra ngoài giờ học và ngoài khuôn viên củatrường, tính chất vi phạm cũng ngày càng nghiêm trọng. Điển hình như đầu tháng9 vừa qua, tại Trường THPT Đắk Song đã xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa các họcsinh nam trong trường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng làm 1 người chết, 2 người bịthương nặng… Bên cạnh đó còn có tình trạng người ngoài bịt mặt chặn đánh, xintiền học sinh còn học sinh thì lại im lặng không giám báo với nhà trường vì sợkhông được đi học và vì một số lý do khác nữa.

ADQuảng cáo

Theo đánh giá của ngành Giáo dục tỉnh thì có nhiềunguyên nhân dẫn đến BLHĐ gia tăng, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất là sự phốihợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thật chặt chẽ và đúngmức; chỉ mới chú trọng bồi dưỡng về kiến thức mà chưa chú trọng bồi đắp về kỹnăng sống cho các em. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như một số embị đối tượng xấu xúi giục, lôi kéo, kích động; nhiều học sinh do đang ở độ tuổimới lớn luôn muốn thể hiện mình. Khi phát sinh mâu thuẫn, có tính đố kỵ, sĩdiện; bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng; việc quản lý con em của phụ huynhhọc sinh còn lơ là, lỏng lẻo; lực lượng an ninh địa phương cũng chưa phát huyhết trách nhiệm của mình v.v…

Trước tình trạng trên, ngành Giáo dục tỉnh đã kịpthời chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc và các trường học triển khai những nhiệmvụ và giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm hạn chế tới mức thấp nhất của hiệntượng BLHĐ. Trong đó, việc thực hiện một môi trường giáo dục thân thiện và Cuộcvận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, sáng tạo và tự học” lànhững chủ trương rất thiết thực. Ngoài ra, ngành còn tích cực đẩy mạnh phongtrào thầy cô giáo và các em học sinh ra sức phấn đấu rèn luyện phẩm chất theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi người phải làm nhiều việc tốt để trở thànhngười công dân có ích cho đất nước…; đồng thời, kết hợp 3 mô hình giáo dục nhàtrường, gia đình và xã hội, tổ chức các hoạt động tập thể ngoại khóa, văn nghệthể dục thể thao… tạo không khí thi đua, môi trường vui chơi lành mạnh cho cácem học sinh ở các trường phổ thông. Ngành còn chú trọng việc tạo và giữ mốiquan hệ giữa nhà trường với gia đình, nhà trường với chính quyền địa phươngtrong việc quản lý, giáo dục các em. Song song với những nhiệm vụ trên, ngànhGiáo dục tỉnh còn nhanh chóng đưa ra những biện pháp kịp thời và đúng đắn nhằmngăn chặn tình trạng BLHĐ tại các trường phổ thông như: thường xuyên kiểm tragiám sát học sinh thông qua sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viênbộ môn, ban chấp hành đoàn và phụ huynh học sinh để kịp thời phát hiện, ngănchặn, giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong học sinh; kịp thời uốn nắn các họcsinh có biểu hiện vi phạm, tránh tình trạng để mâu thuẫn quá lớn mới giảiquyết. Ở một số trường học đã tạo ra địa chỉ để học sinh khai báo thông tin kịpthời như: hòm thư góp ý, số điện thoại nóng…; giao cán bộ Đoàn phải thườngxuyên kiểm tra hòm thư để phát hiện những vụ việc mới mà học sinh trong trườngkhông thể hoặc không tiện trao đổi trực tiếp với thầy cô...

Hiện nay, tình trạng BLHĐ đã và đang trở thành mộtvấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Nhằm ngăn chặn tình trạng trên, thiếtnghĩ, bên cạnh những giải pháp trước mắt mà ngành Giáo dục tỉnh đang thực hiện,về lâu dài, cần có chương trình giáo dục đạo đức- dạy cách làm người cho các emngay từ ngững ngày đầu cắp sách tới trường, thường xuyên quan tâm tìm hiểu đếncả tâm tư, tình cảm và tâm lý của học sinh, tránh thực trạng chạy theo thànhtích chỉ chú trọng dạy chữ cho các em.

Nguyễn Thị Bình

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chung tay ngăn chặn tệ nạn bạo lực học đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO