Tỉnh ta có đặc điểm địa hình dốc, chia cắt mạnh nên lượng mưa trong mùa lũ thường có cường độ lớn, làm cho các sông, suối tập trung nước nhanh, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và ngập lụt là rất cao...
Tỉnhta có đặc điểm địa hình dốc, chia cắt mạnh nên lượng mưa trong mùa lũ thường cócường độ lớn, làm cho các sông, suối tập trung nước nhanh, nguy cơ xảy ra lũống, lũ quét và ngập lụt là rất cao. Thế nhưng, những năm qua, việc chủ độngđối phó với thiên tai vẫn chưa được các cấp, ngành, chính quyền địa phương cũngnhư người dân quan tâm đúng mức nên hàng năm thiệt hại do mưa lũ gây ra là rấtnghiêm trọng.
Theo thống kê của Văn phòng thường trựcBan chỉ đạo Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai tỉnh thì chỉ tính riêng từ năm2006 đến 2009, thiên tai, lũ lụt đã làm 16 người chết, 9 người bị thương, cuốntrôi và làm hư hỏng trên 600 ngôi nhà, hơn 1.700 nhà bị ngập, 42 cầu cống giaothông bị cuốn trôi, hơn 1.000 km đường bị sạt lở hư hỏng và trên 10.000 ha câytrồng, ao hồ… bị thiệt hại. Đó là chưa kể những ảnh hưởng nặng nề mà ngập lụtgây ra cho nhân dân trên địa bàn như việc trẻ em phải nghỉ học, nước sinh hoạtbị nhiễm bẩn, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Hiện tại, toàn tỉnh đã xác địnhđược 16 vùng thường xuyên bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến. Lũ lụt xảy ra nhiềuở các huyện Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song và Tuy Đức. Trong số đó, có 9 vùng códân cư sinh sống tập trung với khoảng trên 3.900 ngôi nhà bị ngập nước mỗi năm,nhiều hộ nước ngập tới xấp xỉ 1m làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất, thậmchí phải đi tránh lụt ở nhà người thân.
Nhiều diện tích lúa ở xã Nâm N’đir (Krông Nô) bị ngập úng mỗikhi mùa mưa đến |
Theo chị Tạ Thị Quyên ở thôn Nam Ninh, xãNâm N’đir (Krông Nô) thì mùa mưa lũ nào gia đình cũng bị thiệt hại, một số diệntích đất thì ngập nước không sản xuất được nên vấn đề đảm bảo lương thực củagia đình luôn gặp nhiều khó khăn. Có những năm, gia đình chị chịu cảnh thiếuđói tới 3-4 tháng, phải đi vay mượn khắp nơi. Ông Trần Mạnh Thái, Chủ tịch UBNDxã Nâm N’đir (Krông Nô) cho biết: “Ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến là chuyệnthường xuyên xảy ra trên địa bàn xã, nhất là ở các thôn như:Nam Ninh, Nam Xuân, Nam Giao. Hàng năm, xãluôn có khoảng 1.200 ha đất sản xuất lúa, hoa màu và 65 ngôi nhà bị ngập do mưalũ, thiệt hại về tiền của lên đến hàng trăm triệu đồng nên đã gây ra nhiều trởngại cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế,xã hội”.
Thiệt hại đã thấy rõ nhưng nhiều năm nay,công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cơ quan chuyên môn, các địaphương còn chưa được chú trọng đúng mức, nhất là ở giai đoạn phòng ngừa. Đếnthời điểm hiện tại, tỉnh ta vẫn chưa có sự quy hoạch nào về phòng chống thiêntai, di dời dân ra khỏi vùng thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Ngành chức năngcác cấp cũng chưa có được những kết quả rà roát, lập bản đồ một cách cụ thể,chính xác về vùng ngập lụt trong tỉnh. Từ chỗ còn chưa có những quy hoạch tổngthể dẫn đến việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tiêu, thoátlũ còn không được quan tâm đúng mức. Vì vậy, các công trình đường giao thông,cầu nối với vùng dễ bị cô lập chưa được đầu tư nhiều. Bên cạnh đó, công táctuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc chủ động đối phó với tìnhtrạng ngập lụt vẫn chưa được chính quyền các huyện, thị xã thực hiện có hiệuquả. Ở một số địa phương vẫn xảy ra việc nhiều hộ dân nhận thấy các khu vực bịngập lụt thường xuyên nhưng vẫn không có hướng di dời chỗ ở. Cá biệt, không íthộ còn vào những vùng này xây dựng thêm nhà cửa nên vô hình trung đã làm chovấn đề chống ngập lụt gặp thêm nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên, vừa qua, UBND tỉnh cũngđã ra công văn đề nghị các ban, ngành liên quan và các địa phương cần có sựphối hợp chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng bản đồ xác định các vùng có nguycơ cao về thiên tai do mưa lũ gây ra, thực hiện các biện pháp ứng phó như dichuyển những hộ dân ra khỏi khu vực hay bị ngập lụt; xây dựng các công trìnhphòng, chống lũ lụt; phát động nhân dân khai thông các đường thoát lũ, mở rộngkhẩu độ thoát lũ của các hệ thống cầu, cống tại các khu vực hay bị ngập lụt. Hivọng, với các biện pháp trên, thời gian tới, những thiệt hại về người, tài sảncủa Nhà nước và nhân dân do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh ta sẽ được hạn chếđến mức thấp nhất.
Bài, ảnh: Hồng Thoan