Chính phủ thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

01/08/2013 08:55

Tiếp tục phiên thường kỳ tháng 7/2013, ngày 31/7, Chính phủ đã họp thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ 6 tháng đầu năm nay và thảo luận về một số dự án luật...

Tiếp tục phiên thường kỳ tháng7/2013, ngày 31/7, Chính phủ đã họp thảo luận về tình hình thực hiện Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ 6 tháng đầu năm nay và thảo luậnvề một số dự án luật.

Báocáo tình hình KT-XH

Thôngcáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2013


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng:Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Báo cáo tại phiên họp tình hình soạnthảo, trình các dự án luật, pháp lệnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuốinăm nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, trong những tháng đầunăm, Chính phủ đã thực hiện tốt chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh, đạt 100%số các dự án trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và cho ý kiến.Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháplệnh vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các Bộ, ngành.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Trung ương đã xác định việc hoàn thiện thểchế là một trong 3 khâu đột phá chiến lược; cho rằng có luật, có quyết tâmnhưng không được cụ thể hóa thành cơ chế , thể chế thì quyết tâm, chính sách sẽkhông thể đi vào được cuộc sống. Cùng với vấn đề tồn tại về tiến độ xây dựngcác văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, chất lượng văn bản banhành cũng là một vấn đề lớn cần được đặc biệt quan tâm.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý bên cạnh về tiến độ, các bộ, ngành khi ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật cần hết sức lưu ý đến chất lượng văn bản, đảm bảotính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi.


Để giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, pháp lệnhđã có hiệu lực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngànhđề cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường phối hợp trong quá trình xây dựng vănbản, tiến hành quy trình thẩm định, thẩm tra chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời phâncông đủ nhân lực để thực hiện công tác xây dựng văn bản pháp luật. Bên cạnh đó,cũng cần quan tâm đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luậttrên tinh thần tiết kiệm.


Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận về: Dự án LuậtCông an nhân dân (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹquan Quân đội Nhân dân Việt Nam; Dự án Luật Đầu tư công; Dự án Luật Xây dựng(sửa đổi). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ chủ trì soạn thảo các dự ánLuật tiếp tục rà soát, nghiên cứu; tiếp thu, bổ sung các ý kiến đóng góp củacác thành viên Chính phủ, sớm hoàn thiện việc xây dựng các dự án Luật này.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tình hình kinh tế-xã hội 7 tháng qua chuyển biếntích cực, tạo cơ sở cho chúng ta tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợicác nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra từ đầu năm 2013.

Tuy nhiên, ở nhiều lĩnh vực, sựchuyển biến, tăng trưởng còn chậm, chưa vững chắc, nhất là tăng trưởng nôngnghiệp và công nghiệp; thu ngân sách thâm hụt; tái cơ cấu kinh tế chưa thực sựđược đẩy mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ vớitinh thần chung là kiên định các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra từ đầunăm đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội theo hướng phải quyết tâm bám sát mụctiêu, nhiệm vụ bằng cơ chế, thể chế, chính sách, giải pháp cụ thể; bằng sự phốihợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụchung.

Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể,Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh phải kiên định mục tiêu kiểm soát lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương đương của năm 2012(khoảng 6,8%); kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường; dứt khoát thực hiện lộtrình giá thị trường với điện, xăng dầu trên tinh thần công khai, minh bạch;đảm bảo cân đối cung cầu đối với các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là những hànghóa thiết yếu đối với đời sống dân sinh.

Điều hành lãi suất phù hợp với xuhướng giảm của lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ổn định kinh tếvĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn, hướng dòng vốn vàosản xuất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; tiếp tục tập trung vốn tín dụng chocác lĩnh vực ưu tiên, có thị trường, có khả năng cạnh tranh.

Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tàichính-ngân sách; đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; trong thu phải đảm bảo thuđúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thoát và nợ động; quản lý chingân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệmvụ thu chi ngân sách Nhà nước của cả năm.

Quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấunền kinh tế, đặc biệt là tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấungân hàng với các nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tưngoài, xử lý nợ xấu...

Thủ  tướng đặc biệt lưu ý đếnvấn đề tái cơ cấu nông nghiệp nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nềnnông nghiệp nước ta, trước mắt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nghiên cứu banhành chính sách khuyến khích liên kết các thành phần kinh tế ở nông thôn, dầnhình thành các điểm sản xuất quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả vàsức cạnh tranh cao. Thủ tướng lưu ý Bộ NNPTNT tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệuquả hoặc đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ nôngsản.

Thủ tướng đồng ý với đề xuất của BộNNPTNT về việc kéo dài thêm thời gian thực hiện thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quygạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo tậptrung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự ántrọng điểm; đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, FDI...; khuyến khích, tạo các điều kiệnthuận lợi thu hút đầu tư tư nhân vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nhưkhuyến khích hợp tác theo hình thức hợp tác công-tư...

Tiếp tục thực hiện các biện pháp hữuhiệu nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng tín dụng đểtăng tổng cầu của nền kinh tế nhằm kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển,song phải quan tâm đến hiệu quả nguồn vốn tín dụng, tăng tổng cầu song không đểphát sinh và làm tăng nợ xấu, gây tác động tiêu cực đến mục tiêu kiềm chế lạmphát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng cường phối hợp trong công tácquản lý thị trường, giá cả; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vibuôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm vừa đảmbảo ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo môi trường kinh doanhbình đẳng, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Liên quan đến an sinh xã hội, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tiếp tục thực đồng bộ, sâu rộng các chínhsách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; quan tâm chăm lo cho các đối tượng yếuthế trong xã hội; rà soát, bổ sung cơ chế hỗ trợ đối tượng chính sách, đồng bàonghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, người dân nông phát triển kinh tế hộ giađình, từng bước nâng cao đời sống; quan tâm giải quyết khó khăn về nhà ở chongười thu nhập thấp, công nhân ở các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế, ràsoát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình về tiêm chủng, phối hợp với cơquan chức năng trong điều tra, sớm công bố nguyên nhân tai biến dẫn đến tử vongtrẻ sơ sinh do tiêm chủng vừa qua cũng như tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc thựchiện các biện pháp giảm tình trạng quá tải của bệnh viện.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghịcác bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kháchquan cho báo chí, dư luận, đồng thời tiếp thu những phản hồi của dư luận để cóđiều chỉnh phù hợp qua đó tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.

Nguồn Chinhphu.vn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính phủ thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO