Tuy mộc mạc, đơn sơ,nhưng chiếc khăn Piêu chứa đựng những nét tinh tế, khéo léo, mang đậm bản sắcvăn hóa của đồng bào Thái.
![]() |
Chiếckhăn Piêu là niềm tự hào của phụ nữ Thái |
Theo chị Hoàng ThịThơm, dân tộc Thái ở thôn Tân Tiến, xã Nâm Nung (Krông Nô) thì khăn Piêu chínhlà biểu trưng của người Thái. Khăn Piêu không chỉ có tác dụng che đầu mà còn làvật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hàng ngày, nhất làtrong lúc đi chơi hay tham gia lễ hội.
Mỗi chiếc khăn đều indấu cá tính, khả năng của người phụ nữ, nên chỉ cần nhìn vào chiếc khăn là cóthể nhận biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, khéo léo, chăm chỉ haylười nhác, vụng về.
Mỗi chiếc khăn Piêu cóchiều dài từ 40-50cm và kỹ thuật thêu khăn không hề đơn giản, đòi hỏi sự khéoléo, tỉ mỉ. Ðể làm nên một chiếc khăn Piêu hoàn chỉnh, đẹp mắt với đầy đủ cáchọa tiết, hoa văn phải mất từ 2 đến 4 tuần. Ngoài việc lựa chọn các sợi chỉ mềmmượt thì khó nhất là công đoạn nhuộm màu sợi như ý muốn.
Hiện nay, ngoài thịtrường các sợi chỉ, vải, phẩm màu được bày bán rất nhiều, nhưng hầu hết phụ nữThái đều ưa chuộng cách nhuộm màu truyền thống của dân tộc. Màu vàng lấy từ củnghệ, màu xám tro lấy từ củ nâu, màu đỏ lấy từ quả gấc…
Quan trọng nhất vàcũng là khâu khó nhất trong việc thêu khăn là làm các chiếc “cúc”. “Cúc” đượclàm từ một mảnh vải đỏ rộng, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại theo hìnhtrôn ốc, gắn liền với các mép khăn. Hoa văn trên mỗi chiếc khăn chủ yếu là cáchình zích zắc, hình xương cá, hình răng cưa…
Chị Thái cho biết: “Ðốivới người Thái, việc học dệt vải và thêu khăn Piêu là bài học phổ thông, tấtyếu của tất cả mọi thành viên nữ trong cộng đồng. Chiếc khăn Piêu không chỉ gópphần làm đẹp thêm cho bộ trang phục truyền thống của dân tộc mà còn chứa đựngnhững giá trị tinh thần, văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ vàcũng là một tiêu chuẩn để đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ Thái đó”.
Không chỉ gắn bó vớicuộc sống thường ngày, bình dị của người dân, chiếc khăn Piêu còn là “vật tín”chứng giám cho tình yêu đôi lứa. Các đôi trai gái sau khi “kết”, thì đều nhờchiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Mỗi khi xa nhau, các cô gái thường tặng chàngtrai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất do chính tay mình làm.
Ðặc biệt, khăn Piêucòn là quà biếu của người con gái trước khi về nhà chồng. Mỗi người con gáiphải làm từ 10 chiếc khăn Piêu trở lên để tặng cho bà con thân thích, càng tặngnhiều khăn thì chứng tỏ đó là người phụ nữ siêng năng, chăm chỉ. Với ý nghĩa đónên có rất nhiều phụ nữ Thái luôn mang bên mình chiếc khăn Piêu truyền thống vàxem đó như là một kỷ vật quý.
Ðiển hình như chị HàThị Hạnh, Phó Ban dân tộc tỉnh luôn mang bên mình chiếc khăn Piêu do mẹ tặng vànâng niu nó như một báu vật. Chị Hạnh vui vẻ cho biết: “Vào đây đã lâu, nhưngtôi luôn mang bên mình chiếc khăn Piêu truyền thống do mẹ tặng. Mỗi khi nhớ quêhương, nhớ người thân, tôi lại mang khăn ra ngắm và đội lên đầu. Nhìn thấychiếc khăn, tôi cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều như thể sống lại những ngày thơ bévà đó cũng là động lực để tôi quên đi tất cả mọi khó khăn của cuộc sống, hoànthành tốt hơn công việc được giao”.
Em Lê Hà Minh Nguyệt,học sinh Trường THPT Chu Văn An (Gia Nghĩa) nói: “Khăn Piêu là một tác phẩmnghệ thuật của người Thái và em rất tự hào khi được đội trên đầu”.
Ngày nay, cuộc sống đãcó nhiều thay đổi, nhưng cho dù đi dâu, làm gì, người phụ nữ Thái vẫn đội trênđầu chiếc khăn Piêu truyền thống của dân tộc và xem đó là niềm tự hào, bản sắcriêng biệt của dân tộc mình.
Bài, ảnh:Mỹ Hằng