Với mục tiêu học hỏi kinh nghiệm từ các nước khu vực trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Liên minh các Công viên Phần mềm Châu Á-Thái Bình Dương (Spa) đã tổ chức Hội nghị “Nhân lực CNTT trong thế giới phẳng” tại QTSC...
Với mục tiêu học hỏi kinh nghiệm từcác nước khu vực trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, Côngviên Phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Liên minh các Công viên Phần mềm ChâuÁ-Thái Bình Dương (Spa) đã tổ chức Hội nghị “Nhân lực CNTT trong thế giớiphẳng” tại QTSC.
Theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ CNTT(Bộ TT-TT) Nguyễn Hải Đường, hệ thống Đại học tại Việt Nam đang thay đổi phươngthức đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhưng hiện tại chưa có các tiêu chuẩn chínhthức và rõ ràng để đánh giá thế nào là phù hợp với nhu cầu. Hiện chúng ta cóhơn 60.000 sinh viên theo học tại 277 trường ĐH, CĐ có chuyên ngành CNTT, hơn35.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT củanước ta đang yếu về kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ, thiếu các chuyên gia vềphần mềm, giải pháp tổng thể.
Ông Muhammad Imran Kulalan, Giám đốcCông ty MdeC, Malaysiacho rằng Việt Nam nên thamkhảo cách làm hiện tại ở Malaysia.Ông M. Kulalan lý giải, tại Malaysia,Công ty Intel là đơn vị chuyên về các thiết kế chíp với hơn 1.400 kỹ sư và mỗinăm tuyển tối thiểu 100 kỹ sư. Thế nhưng, những kỹ sư mới này phải mất 4 thángđể công ty nâng cấp tay nghề. Vài năm trở lại đây, Intel mang các chương trìnhgiảng dạy của mình chuyển giao cho các trường đại học để họ đào tạo các kỹ sưngay thời điểm chuẩn bị ra trường, các kỹ sư của Intel cũng hướng dẫn cho cácgiảng viên trong các giờ rảnh rỗi. Đây là mô hình cần học tập.
Một vấn đề nóng trong quá trình pháttriển nguồn nhân lực toàn cầu là nạn chảy máu chất xám. Ông Marnik Maitra, Giámđốc hợp tác phát triển Công ty Mc Kinsey (một trong những công ty hàng đầu củaẤn Độ) nhận định, với những nước chưa có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao,nền CNTT chưa phát triển, thì nên áp dụng biện pháp đốt cháy giai đoạn. Nghĩalà vẫn cho họ làm việc ở nước ngoài một thời gian để nâng cao tay nghề, trướckhi có những chính sách thu hút triệt để nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có độchín tay nghề này.
Cũng theo ông Marnik Maitra, cáccông ty đa quốc gia chuyên về CNTT lớn trên thế giới luôn đặt tiêu chỉ nguồnnhân lực lên hàng đầu tại quốc gia mà họ muốn đầu tư. Họ chỉ cần bạn trả lời sẽcho bao nhiêu con người có thể làm việc ngay chứ không phải chờ đợi trong 5 hay10 năm nữa. Vì thế, Việt Namcần có chiến lược phát triển dài hạn nhằm chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực để đónđợi thời cơ. Được biết, Intel Việt Nam cũng đang gặp khó về nguồn nhânlực khi đi vào giai đoạn hoạt động chính thức. Đây là điều Việt Namnên rút kinh nghiệm.
Với những ý kiến trên, nhiều chuyêngia của Việt Namnhận định, những bài học được chia sẻ tại hội nghị lần này góp phần không nhỏgiúp chúng ta đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt mốc 1 triệungười vào năm 2020.
T.D (Theo SGGP)