Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em

16/11/2012 09:04

Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 20/CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới...

Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số20/CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ: Sau hơn 10 năm thựchiện Chỉ thị số 55-CT/TW, ngày 28/6/2000 cuả Bộ Chính trị khóa VIII, công tácbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt đượcmột số kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em đã từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước về bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường.


Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càngcó hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiệnđáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngàycàng tăng; đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; đang thực hiện phổ cập giáodục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học phổ thông ở một số địa phươngcó điều kiện. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnhcho trẻ em được chú trọng, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí,phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm.

Tuy nhiên, Bộ chính trị cũng nêu rõ:Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn còn một số hạn chế, yếu kém.Hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa hoànthiện. Nhiều mục tiêu cụ thể quan trọng trong Chương trình hành động quốc giavì trẻ em Việt Namgiai đoạn 2001-2010 thực hiện chưa đạt. Đạo đức, lối sống xuống cấp, lệch chuẩncủa một bộ phận trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Tình trạngtrẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng giatăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em langthang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bứcxúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thứcgiải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu. Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổbiến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiệnsống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnhmiền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn cókhoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáodục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếukém trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính cấpbách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; chưadành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức cho công tác này. Sự tham gia củacác đoàn thể ở nhiều nơi còn mang tính hình thức; sự phối hợp giữa gia đình,nhà trường, các đoàn thể và xã hội còn thiếu chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểmtra, giám sát việc thực hiện chủ chương, chính sách, pháp luật về chăm sóc,giáo dục, bảo vệ trẻ em còn nhiều hạn chế.

Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ emlà vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chínhquyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Để tăng cường công tác chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủyđảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt vàthực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1- Các cấp ủy đảng, chính quyền cầnđẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy đượctính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻem. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt,việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục vàbảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạolực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyềncủa trẻ em.

2- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoànthiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ emtheo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặcbiệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;gắn với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Chương trình xâydựng nông thôn mới, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và xây dựng cộngđồng vững mạnh.

3- Xây dựng và thực hiện có hiệu quảcác chương trình, kế hoạch hàng năm và 5 năm về công tác chăm sóc, giáo dục vàbảo vệ trẻ em phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, củatừng địa phương, từng ngành. Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong từngthời kỳ, cần xác định các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là mộttrong những nội dung trọng tâm của mục tiêu xã hội.

4- Xây dựng và tổ chức thực hiện cóhiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Các địaphương ưu tiên bố trí quỹ đất cho việc xây dựng các công trình phúc lợi cho trẻem. Khi lập các dự án xây dựng khu dân cư, khu nhà ở phải dành diện tích thíchhợp để xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em. Từng bướcbố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình cho trẻ em vùng dân tộc thiểusố, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻem có hoàn cảnh đặc biệt.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chămsóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình,nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị-xã hội. Khuyến khích sựđóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và côngtrình dành cho trẻ em.

Hàng năm, tổ chức các hoạt động cóhiệu quả thiết thực: Tháng hành động vì trẻ em từ ngày 1-30/6, Ngày quốc tếthiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Ngày gia đình Việt Nam và Diễn đàn trẻ em các cấp.

Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liênhợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan màNhà nước Việt Namký kết hoặc tham gia. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực nhằm traođổi kinh nghiệm, huy động nguồn lực bên ngoài cho công tác chăm sóc, giáo dụcvà bảo vệ trẻ em.

5- Tăng cường quản lý nhà nước, củngcố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cáccấp. Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tácviên bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở thôn, ấp, bản; cơ chế phối hợpliên ngành nhằm phát huy các nguồn lực của Nhà nước và xã hội để chăm lo, bảovệ trẻ em phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và từng bước hội nhập quốc tế.Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sáchliên quan đến trẻ em và thực hiện các quyền của trẻ em.

6- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xâydựng và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻem” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư”. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo và thực hiện tốt các hoạtđộng thanh thiếu niên và nhi đồng. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáodục, bảo vệ trẻ em; trong đó, gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục vàbảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bịkiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện. Tăng cường giámsát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, phápluật liên quan đến trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, viphạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em.

7- Các tỉnh ủy, thành ủy, các banđảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức phổbiến, quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Chỉ thị này.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảngChính phủ chỉ đạo việc thể chế hóa các nội dung của Chỉ thị.

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì,phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị và địnhkỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chỉ thị này được phổ biến, quántriệt đến từng đảng viên để thực hiện.

V.D (Theo VOV)

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/chi-thi-cua-bo-chinh-tri-ve-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-giao-duc-tre-em-19083.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/chi-thi-cua-bo-chinh-tri-ve-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-giao-duc-tre-em-19083.html
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO