Theo công bố từ Tổng cục Thống kêsáng 24/1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 tăng 1,25% so với thángtrước – cao gấp 4 lần mức tăng của tháng 12/2012.
Số liệu cho thấy CPI tháng 1 tăng ở10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03-7,4%; trong đó tăng caonhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng thấp nhất là nhóm giao thông. Riêngnhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 1 tăng chủyếu là do hàng chục tỉnh thành trong cả nước tiếp tục tăng giá viện phí và dịchvụ y tế như lộ trình mà ngành y tế đã công bố trong năm 2012 khiến cho giá dịchvụ y tế tăng tới 9,5%. Với việc điều chỉnh đồng loạt này, nhóm y tế đã đóng góp0,44% vào mức tăng CPI chung.
Tuy nhiên, điều lo ngại nhất mà các chuyên gia kinh tế cảnh báo lại không xảyra khi nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong Rổ hàng hóa chung là hàng ăn và dịchvụ ăn uống-nhóm hàng thiết yếu thường tăng giá rất mạnh trong tháng chuẩn bịTết Nguyên đán lại chỉ tăng 1,34%; trong đó, lương thực tăng 0,15%, thực phẩmtăng 1,96%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%.
Hiện nguồn cung về lương thực ổn định nhưng chỉ số giá lương thực vẫn tăng làdo nhu cầu của người dân cũng như của các doanh nghiệp chế biến hàng Tết tăng.
Các nhóm hàng hóa thường có sức tiêu dùng mạnh gồm may mặc, mũ nón và giày dépchỉ tăng 1,3%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,42%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,74%.
Một điểm đáng chú ý nữa là mặc dù giá điện đã được điều chỉnh tăng từ ngày22/12/2012 nhưng tác động của việc tăng giá điện là không lớn bởi cả nhóm nhà ởvà vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,36%.
Theo Tổng cục Thống kê, để góp phần kiềm chế việc tăng giá tiêu dùng trongtháng 2 - tháng Tết Nguyên đán, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần tiếptục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương đảm bảo dự trữlượng hàng thực phẩm cần thiết, tránh hiện tượng cung không đáp ứng cầu gây sốtgiá cục bộ.
Nguồn TTXVN