Với những nỗ lực trongviệc đổi mới công tác quản lý và phương pháp dạy học, ngành Giáo dục tỉnh đãđạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.Kết quả đó đã thể hiện rõ nét ở tỷ lệ học sinh của tỉnh hàng năm đậu vào cáctrường đại học, cao đẳng (ÐHCÐ) ngày càng tăng.
Giờ học củathầy và trò Trường THPT Phạm Văn Đồng (Đắk R'lấp) |
Theo thống kê, nếu năm2004, toàn tỉnh có 3.554 lượt hồ sơ đăng ký dự thi ÐHCÐ thì đến năm 2012, sốlượt hồ sơ đăng ký dự thi đã tăng lên gấp 3 lần, hơn 10.600 hồ sơ. Ðiều đángnói là nếu năm 2004, tỷ lệ học sinh đậu ÐHCÐ là 7,77% so với tổng số học sinhđăng ký dự thi, thì đến năm 2007 là 18,21%, năm 2009 tăng lên 35,20% và đến năm2012 thì tăng lên 37,99%, gấp 5 lần so với năm 2004.
Ðể có được kết quả đó,ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp phù hợp, trong đó chú trọng vàoviệc đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, tập trung chống bệnh thành tích,tuyển sinh đầu vào mỗi cấp học thật chặt chẽ.
Qua thi tuyển, xéttuyển và thi khảo sát đầu năm học, các đơn vị trường học đã tiến hành phân loạihọc sinh, từ đó đề ra những phương pháp dạy phù hợp với từng bộ môn và từng đốitượng cụ thể, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh ngồi sai lớp.
Ðối với học sinh yếu,kém, các trường học tích cực tổ chức dạy phụ đạo, giúp các em nắm vững nhữngkiến thức cơ bản, có thêm hứng thú trong các giờ học. Ðối với học sinh khá,giỏi, ngoài việc giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản, giáo viên cònhướng dẫn cách làm các bài tập mở rộng, nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm đề thi.
Xác định vai trò củamình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành, đội ngũ giáo viênđã không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề bằng các phương pháp như tự học, tíchcực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong và ngoài tỉnh.Nhờ đó, hầu hết giáo viên đã dần khắc phục được hiện tượng dạy học theo lốiđọc-chép, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mới như: lấyhọc sinh làm trung tâm, dạy học nhóm, dạy học bằng bản đồ tư duy, ứng dụng côngnghệ thông tin trong soạn giảng, tăng cường các hoạt động thao giảng và dự giờđánh giá, rút kinh nghiệm, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảngdạy...
Ngoài ra, cùng vớiviệc chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, hàng năm, ngành Giáo dục còn đẩymạnh công tác tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin cũng như phối hợp tổ chứctư vấn nhằm định hướng cho học sinh trong việc chọn trường, chọn ngành, nghềphù hợp với năng lực của mình.
Theo lãnh đạo Sở Giáodục-Ðào tạo thì để từng bước nâng cao hơn nữa tỷ lệ học sinh đậu vào các trườngÐHCÐ, đồng thời tạo được chất lượng giáo dục đồng đều, mang tính bền vững, vềlâu dài, ngành sẽ chú trọng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong việc nângcao chất lượng giáo dục ở từng bậc học.
Ðiển hình như ở bậcmầm non và tiểu học, ngành tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹnăng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ðối với giáo dục bậc THPT, cùng vớiviệc chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ phân loại và phân luồng học sinh, ngànhsẽ tổ chức có hiệu quả công tác ôn tập, dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém cũngnhư tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp hàng năm.
Ðồng thời, các phươngpháp giáo dục, dạy học và kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với từngmôn học cũng sẽ được đổi mới. Cùng với đó, toàn ngành sẽ thực hiện tốt các dựán nhằm tạo đà nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số như: dự án Oxfam, dự án Sequap, dự án phát triển giáo dục THCSvà THPT…
Một trong những nhiệmvụ trọng tâm được ngành xác định nữa là nâng cao năng lực chuyên môn cho cả độingũ cán bộ quản lý và giáo viên bằng nhiều hình thức như tập huấn, đào tạo ởtrong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, ngành sẽ tập trung đầu tư các trang thiết bịnhằm hỗ trợ cho các đơn vị trường học trong việc đổi mới phương pháp dạy họcnhư các thiết bị nghe, nhìn, bảng tương tác, các phần mềm quản lý chất lượng…
Tuy nhiên, để thựchiện thành công hơn nữa mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tăngtỷ lệ học sinh đậu ÐHCÐ nói riêng thì ngành Giáo dục rất cần sự chung tay củacác cấp chính quyền trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, chăm lođời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Bài, ảnh:Nguyễn Hiền