Luật Quản lý thuế ra đời đã đánh dấumột bước cải cách sâu rộng trong công tác quản lý thuế từ cơ chế “chuyên quản -quản lý doanh nghiệp trực tiếp” chuyển sang cơ chế “tự tính - tự khai - tự nộpthuế”, nâng cao tính tự giác, tính tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của cácđối tượng nộp thuế. Với cơ chế này, ngành Thuế xác định chức năng tuyên truyềnpháp luật thuế được đặt lên hàng đầu để các tổ chức, cá nhân am hiểu về chínhsách thuế. Nhưng bên cạnh đó, chức năng thanh tra, kiểm tra thuế cũng có vaitrò hết sức quan trọng trong việc thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, góp phầnđảm bảo để Luật Quản lý thuế thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện Quy trình thanh tra kiểm tra thuế theochương trình đổi mới cơ chế, qua kết quả từ chương trình hoạt động thanh tragiai đoạn (2007-2010) tại Cục Thuế tỉnh, có thể nói chất lượng, hiệu quả manglại ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu hoạt động củathanh tra thuế. Qua báo cáo chương trình hoạt động thanh tra giai đoạn2007-2010, toàn ngành Thuế đã thực hiện 287 lượt cuộc thanh, kiểm tra thuế tạitrụ sở người nộp thuế; xác định số thuế tăng thêm qua thanh tra là gần 7,9 tỉđồng, tiền phạt là hơn 1,4 tỉ đồng, 287/287 lượt các doanh nghiệp thanh tra đãđược xử lý theo đúng quy định của pháp luật thuế. Từ kết quả trên cho thấy,100% các doanh nghiệp (DN) được thanh tra thuế đều có vi phạm về thuế xảy ra ởtất cả các khối doanh nghiệp, kể cả DN Nhà nước, DN đầu tư nước ngoài, DN cổphần… (là các đơn vị có hệ thống kế toán khá tốt). Sau khi thanh tra, nhiềudoanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc chấp hành các kết luận xử lý vì số tiềntruy thu thuế và xử phạt vi phạm về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuếquá lớn. Do đó, qua kết quả thanh tra thuế, nhìn lại các doanh nghiệp trong quátrình thực hiện cơ chế tự tính-tự khai-tự nộp thuế có những vấn đề mà các doanhnghiệp phải thực sự quan tâm để làm tốt nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời hạnchế được rủi ro, thiệt hại do bị truy thu và xử phạt về thuế.
Do đó, các DN cần xác định việc chấp hành pháp luậtvề thuế đầy đủ, đúng quy định không những đảm bảo lợi ích quốc gia mà còn đảmbảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp bởi việc hạn chế được rủi ro trong việc viphạm pháp luật thuế do bị truy thu và xử phạt về thuế quá lớn. Từ đó, các doanhnghiệp có sự quan tâm đến công việc liên quan về nghĩa vụ thuế nhiều hơn, tậptrung hơn đảm bảo hiểu và thực hiện kê khai thuế đầy đủ đúng pháp luật về thuế.Các phát sinh vi phạm về thuế hầu hết bắt nguồn từ hiểu biết về chính sách thuếchưa đầy đủ, việc tổ chức thực hiện chế độ kế toán hạch toán đang còn xem nhẹ,nhiều doanh nghiệp còn thiếu tính minh bạch, công khai. Trong xu thế hội nhậphiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất đa dạng, phứctạp, vì vậy dễ dẫn đến nhiều sai sót trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Chínhvì vậy, các DN cần phải đồng bộ giữa sự phát triển của DN và việc chấp hànhpháp luật về thuế, DN phải có những cải cách thực chất về quan điểm nhận thức,tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán nói chung và việc thực hiện nghĩavụ thuế nói riêng một cách hiệu quả, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.Qua kết quả từ công tác thanh tra thuế cho thấy, các vi phạm của các DN mà quathanh tra phát hiện và xử lý đa số có hành vi khai sai căn cứ tính thuế nhưnhận định sai hoạt động chịu thuế hay không chịu thuế, vận dụng sai thuế suất,sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định, kê khai chi phí không hợp lý khixác định thu nhập chịu thuế, thực hiện miễn, giảm không đúng điều kiện… Các saiphạm trên không được khắc phục kịp thời do không thực hiện quyền của mình yêucầu cơ quan thuế giải đáp, hướng dẫn chính sách thuế để thực hiện đúng quyđịnh. Hoặc có DN không sử dụng hết quyền kê khai bổ sung theo luật quản lý thuếkhi phát hiện ra lỗi về kê khai thuế nên thường để kéo dài thời gian sai phạmdẫn đến số tiền bị xử phạt quá lớn. Do đó, các DN cần tranh thủ sử dụng đầy đủcác quyền theo quy định như quyền được hỗ trợ tư vấn về thuế, quyền được kêkhai bổ sung, quyền được thuê đại lý kê khai thuế... để làm sao kê khai đúng phápluật về thuế.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khách quan dẫn đến saiphạm của các DN đó là hệ thống chính sách thuế đang trong giai đoạn hoàn thiệnnên được sửa đổi, bổ sung liên tục; nhiều DN chưa cập nhật được kịp thời gây ratình trạng hiểu nhầm, hiểu chưa đúng khi vận dụng các chính sách thuế trong kêkhai thuế. Vì vậy, các DN cần phải phản ánh, cập nhật thông tin bằng nhiều hìnhthức từ cơ quan thuế các cấp, từ Website http://www.gdt.gov.vn của Tổng Cụcthuế … để nghiên cứu áp dụng thực hiện.
Đức Hoàn