Kinh tế

Chặng đường lịch sử của Dự án Nhà máy Alumin ở Đắk Nông

Lê Dung 31/12/2023 16:31

Là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho ngành Công nghiệp bô xít - alumin - nhôm tại Đắk Nông, Đại tá Bùi Quang Tiến, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp vẫn nhớ như in từng cột mốc quan trọng của cả chặng đường dài đầy gian nan ấy.

bia-thang-12-alumin.jpg

Là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho ngành Công nghiệp bô xít - alumin - nhôm tại Đắk Nông, Đại tá Bùi Quang Tiến, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp vẫn nhớ như in từng cột mốc quan trọng của cả chặng đường dài đầy gian nan ấy.

tit-1.2.jpg
833e85a-1-.jpg

Trở lại Nhà máy Alumin Nhân Cơ những ngày cuối năm, ông Tiến không khỏi xúc động nhớ về những năm tháng không thể nào quên cùng đồng đội. Ông vẫn không tin nổi những gì mình đã trải qua và làm được để tạo nên “quả ngọt” như bây giờ.

img_0115-2-(1).jpg
Đại tá Bùi Quang Tiến, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) thăm Nhà máy Alumin Nhân Cơ vào giữa tháng 12/2023

Ông Tiến kể lại, đầu năm 2004, khi đó ông là Trưởng Ban Kỹ thuật của Tổng Công ty Đông Bắc, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ông được phân công nhiệm vụ vào Đắk Nông thăm dò địa hình và bô xít. “Kể ra hồi đó cũng mạo hiểm thật!. Chỉ duy nhất một mình tôi cùng một lái xe rong ruổi khắp nơi trên chiếc u oát được cấp. Chúng tôi lặn lội khắp ngóc ngách đường rừng, vượt qua bao con suối để cố gắng lần tìm ra vị trí cũng như các điều kiện cho việc triển khai dự án”, ông Tiến hồi tưởng. Ông bảo: Khi đó, chỉ duy nhất một câu nói của lãnh đạo Tổng Công ty Đông Bắc là “Anh về trong đó đi, trong đó, nhiều quặng lắm. Mang ra đây, tụi em sẽ tiêu thụ hết cho anh”.

Xuất phát từ ý tưởng ban đầu đó, cộng với bản thân là kỹ sư địa chất, nên ông trả lời: “Ừ, vậy để tôi vào xem!”.

d.c-nguyen-phu-trong-1-1-(1).jpg
Đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đến thăm và làm việc tại Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) vào năm 2009

Ông Tiến kể: Sau 4 năm khảo sát, thăm dò, tới năm 2008, dự án đã chính thức ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc để triển khai. Ngặt nỗi, khi quyết định làm, lại gặp phải sự phản đối quá lớn. Lúc ấy, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông rất ủng hộ. Tuy nhiên, dư luận rất lớn. "Lúc bấy giờ, trên mạng internet rộ như nấm độc sau mưa những quan điểm phản biện gay gắt, sự chống đối và xuyên tạc thiếu thiện chí, thậm chí phản động về hệ lụy khai thác tài nguyên, sử dụng lao động người nước ngoài...", ông Tiến nhớ lại.

Trước những khó khăn đó, dự án luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nên tiếp thêm động lực để triển khai.

Ông Tiến hồi tưởng: "Khi ấy phải có tới 10 đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã trực tiếp về Đắk Nông để nắm bắt tình hình. Các đồng chí đều hỏi han cặn kẽ, lắng nghe giải đáp tường tận từng vấn đề rồi mới quyết định cho làm tiếp".

nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-tan-sang-1-(1).jpg
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nhiều lần thăm, kiểm tra Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông)

Thế nhưng khi bắt tay vào làm thì đùng một cái xảy ra vụ việc vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary nên buộc phải tạm hoãn lại hơn một năm. Sau khi mọi vấn đề được rõ ràng, tới ngày 28/2/2010, dự án mới bắt đầu khởi công.

Theo kế hoạch, sau 3 năm, dự án sẽ hoàn thành, nhưng thực tế đã kéo dài mãi đến năm 2016 mới chính thức xong và đi vào vận hành thử. Năm 2017, dự án cho ra thị trường sản phẩm alumin đầu tiên.

khoi-cong-alumin-1-.jpg
Động thổ khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) vào ngày 28/2/2010
titi-2.2.jpg

Khi được chúng tôi hỏi về việc làm thế nào để ông và dự án vượt qua được những gian nan, thử thách đó, ông Tiến trầm ngâm. Rồi ông khẳng định: “Đó cũng là nhờ vào phẩm chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ”.

img_0006-1-.jpg
Đại tá Bùi Quang Tiến, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) thăm trụ sở cũ của Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ

Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ ban đầu là Xí nghiệp khai thác khoáng sản Tây Nguyên trực thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Khi đó, đơn vị chỉ có 35 người, thuê tạm một căn nhà nhỏ tại xã Nhân Cơ, vừa để sinh hoạt, vừa làm việc. Sau đó, cũng chính lực lượng cốt cán ấy đã tự xây dựng trụ sở và làm hết các phần việc liên quan.

Đến năm 2006, Ban Quản lý dự án tách ra thành lập Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, tiếp tục làm nhiệm vụ lập dự án, ký hợp đồng để xây dựng nhà máy…

nha-may-1-.jpg
Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã vượt qua nhiều thử thách để khẳng định được hiệu quả kinh tế-xã hội tại Đắk Nông

Ông Tiến tiếp lời: "Động lực tiếp theo phải kể tới là lòng tin. Bản thân tôi và đồng đội cứ suy nghĩ một điều là việc mình làm sẽ không bao giờ thất bại, mà sẽ thắng lớn. Chính nhờ những điều đó mà tôi chưa hề lung lay, vẫn vẹn nguyên ý chí làm đến cùng".

Nhấp ngụm trà, ông Tiến nói: “Chỉ cần nói không làm là sẽ dừng ngay!”.

phat-ngon-2-1-.jpg

Theo ông Tiến, cái quan trọng nữa là sự ủng hộ của chính quyền và Nhân dân địa phương. Những đồng chí lãnh đạo cao nhất của tỉnh Đắk Nông luôn trực tiếp chỉ đạo, động viên ông và đơn vị vượt qua khó khăn để tiếp tục triển khai dự án. "Hồi đó, lãnh đạo Tập đoàn đã chuẩn bị rất kỹ những tài liệu liên quan để đi khắp các tỉnh, thành gặp gỡ, báo cáo cụ thể về bô xít, với mong muốn thông tin thêm về dự án. Khi đó, các đoàn tới Đắk Nông thăm nhà máy rất đông để “mắt thấy, tai nghe”. Sau đấy, gần như mọi nghi vấn về dự án đã dần được sáng tỏ. Những thông tin trái chiều gần như bị “vô hiệu hóa”...", ông Tiến cho biết.

alumin-1-.jpg

tit-3.2.jpg

Đứng trước Nhà máy Alumin Nhân Cơ, chỉ tay về phía góc trái của công trình - vị trí của Khu vực đóng gói hydrat hiện tại, ông Tiến cho biết, đây chính là nơi diễn ra lễ động thổ khởi công dự án, nơi đặt những viên gạch đầu tiên cho công trình.

Khi ấy, nơi đây chỉ có rừng và suối, lác đác một vài hộ dân sinh sống. Ông chính là người quyết định chọn vị trí này để xây dựng nhà máy.

toan-canh-nha-may-1-.jpg
Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) có diện tích gần 100ha, được ghép lại bởi 3 quả đồi trước đó

Ông kể, trước khi lựa chọn được vị trí đắc địa này, ông chỉ nhìn vào bản đồ khoáng sản xem xét tình hình. Trong đầu ông khi ấy chỉ nghĩ là mặt bằng xây dựng nhà máy phải cần một diện tích lớn. Xung quanh phải có nước, có đường điện. Khi đó, bản đồ thể hiện khá rõ, tại vị trí này, nước đã có hồ Nhân Cơ rộng lớn. Đường điện có đường dây 500kV băng qua. Về giao thông đã gần ngay quốc lộ 14…

Điều đặc biệt, mở bản đồ đã thấy, trên hào địa chất có độ dày khoáng sản rất lớn, chất lượng được kiểm chứng khá tốt… Vậy là mọi thứ đều thuận lợi cho việc quyết định chọn vị trí. Tiếp đó là vô vàn những chuyến đi thực địa, băng rừng, lội suối bằng xe cày hoặc đi bộ…

nha-may-hoa-vien-1-.jpg
Nhiều cây xanh được trồng quanh Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông)

Nhìn toàn cảnh nhà máy bây giờ, ông gợi ý về câu hỏi: “Tại sao khu vực này không được vuông vức ?”. Vẫn nụ cười hiền từ, ấm áp ấy, ông chia sẻ tiếp, đó chính là sự góp sức ghép lại của 3 quả đồi.

Ông cười: “Rất may là mọi quyết định khi đó đều rất hợp lý. Tôi chỉ chọn duy nhất địa điểm này để xây dựng nhà máy, không có phương án khác thay thế”.

Tiếp đoàn tại Văn phòng Công ty, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV Ngô Tố Ninh niềm nở phác họa: “Đến nay, đã chứng minh nhà máy có công nghệ tiên tiến, thiết bị chất lượng cao. Công ty nắm vững được công nghệ và quy trình vận hành, duy trì sản xuất an toàn, ổn định...”.

lam-chu-cong-nghe-1-.jpg
Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã hoàn toàn làm chủ công nghệ trong quản lý, vận hành

Ông Ninh nói tiếp: “Mấy năm gần đây, công ty chú trọng xây dựng mô hình nhà máy - công viên. Mỗi phân xưởng có công viên, mỗi nhà máy có vườn hoa riêng. Có phân xưởng trồng chủ yếu các cây ăn quả như mít, ổi, xoài, bơ... Các tuyến đường trong nhà máy được thảm nhựa, kẻ vạch, biển giao thông, treo tranh ảnh...".

box.jpg

Thăm công ty, ông Tiến vô cùng phấn khởi tự hào: Kết quả khả quan của dự án được xem là minh chứng rõ nhất báo cáo lên Đảng, Chính phủ, Nhân dân… về thành công bước đầu của nhà máy. Ông tin, một ngày không xa, các nhà máy điện phân nhôm, cùng hàng loạt dự án sử dụng kim loại nhôm ra đời sẽ tiếp tục khẳng định tính hiệu quả của ngành Công nghiệp đầy tiềm năng trên đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng này.

img_0268-1-(1).jpg
Sản phẩm alumin của Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) hiện được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới

Nội dung: Lê Dung - Trình bày: NH

Đọc tiếp

1 Bình luận

    Nổi bật

        Mới nhất
        Chặng đường lịch sử của Dự án Nhà máy Alumin ở Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO