Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Đắk Song đã tìm tòi đưa cây cải bắp vào trồng đại trà mang lại giá trị thu nhập vượt trội...
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, nông dân trên địabàn huyện Đắk Song đã tìm tòi đưa cây cải bắp vào trồng đại trà mang lại giátrị thu nhập vượt trội. Thế nhưng, do phát triển tự phát, không theo quy hoạch,thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật nên cây cải bắp cũng trở nên bấp bênh trênchính vùng đất vốn được thiên nhiên ưu đãi này.
TheoUBND huyện Đắk Song thì việc trồng cải bắp ban đầu chỉ có một vài hộ trồng thửnghiệm, với diện tích khoảng 1-2 sào. Sau khi nhận thấy khả năng sinh lợi củaloại cây trồng này, bà con nông dân đã ồ ạt làm theo. Đến nay, trên địa bàn huyệnđã có trên 100 ha đất được nông dân sử dụng trồng cải bắp. Ông Lê Văn Vinh ở xãThuận Hà cho biết: “Gia đình tôi có 5 sào đất trồng cây hoa màu, trước đây, tôichủ yếu trồng cây ngô lai. Mỗi năm sản xuất được 2 vụ, phấn đấu lắm mới thuhoạch được 6 tấn ngô tương đương với 24 triệu đồng. Nhưng từ đầu năm 2009 đếnnay, tôi đã chuyển sang trồng cây cải bắp. Với lợi thế của cây bắp cải là trồngđược quanh năm, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 8 tấn/1 sào, có thời điểm giábán lên đến 6.000 đồng/kg nên trồng cải bắp lợi nhuận rất cao”. Theo hoạch toáncủa ông Vinh thì nếu giá thị trường ổn định khoảng 3.000 đồng/kg thôi thì saumỗi lứa thu hoạch ông cũng thu về 120 triệu đồng/5 sào. Mà mỗi năm trồng được3-4 đợt như vậy thì khó có loại cây trồng nào sánh kịp.
Nông dân xã Thuận Hạnh thu hoạch cải bắp |
Tuy nhiên, có được kết quả thuận lợi nhưtrên, không hẳn người trồng bắp cải trên địa bàn huyện Đắk Song đã thật sựhưởng được niềm vui trọn vẹn. Theo ông Nghiêm Xuân Dưng, Chủ tịch UBND xã ThuậnHạnh thì do nông dân trồng tự phát, không có sự can thiệp về khoa học kỹ thuậtcủa các cấp, ngành chuyên môn nên vấn đề tiếp tục canh tác nhiều vụ trong 1 nămsẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh và làm thoái hóa đất là khó tránh khỏi.Hiện tại, người trồng cải bắp không những phải lệ thuộc vào thị trường đầu ramà còn đối mặt với vô số những bất trắc, rủi ro về thời tiết, sâu bệnh hại… ÔngNguyễn Văn Nắp, một người dân ở xã Thuận Hạnh cho biết: “Về chất lượng thì cảibắp ở đây có vị ngọt, thơm dòn và chúng tôi không lạm dụng thuốc bảo vệ thựcvật nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhưng đến thời điểm này, sâu bệnh đãxuất hiện và làm thiệt hại không ít diện tích cải bắp của bà con. Hơn nữa, dophần lớn diện tích trồng cải bắp nằm ở vùng sâu, vùng xa, thiếu thông tin,đường sá đi lại khó khăn nên cước vận chuyển cao và thường bị tư thương ép giá.Trong khi đó, lượng rau tại địa phương mỗi ngày có hàng ngàn tấn cần xuất bán,nhưng không bán được, bắp cải quá tuổi thu hoạch bị nổ, vỡ trắng vườn đành phảibán giá rẻ”. Nghịch lý hơn là khi các chợ rau trên địa bàn tỉnh phải đi nhậprau từ các nơi khác về còn rau sản xuất tại địa phương lại được các thương láithu gom đi bán ở các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Hải Phòng… Mặc khác, để phòngtránh sâu bệnh hại, người dân ở đây phải dùng biện pháp sản xuất tập trung, nghĩalà cả vùng đồng loạt làm đất, gieo trồng đồng loạt để tiện lợi cho việc quản lýsâu hại nên dễ dẫn đến tình trạng ối hàng, sản phẩm tiêu thụ không hết. Hơnnữa, do trình độ sản xuất còn hạn chế nên sản phẩm làm ra của bà con không thểcạnh tranh nổi với sản phẩm cùng loại ở một số vùng chuyên canh rau khác nhưĐắk Lắk, Đà Lạt… Một khía cạnh khác không kém phần quan trọng, đó là khâu chọngiống hiện nay của bà con còn thiếu chủ động. Hầu hết người trồng bắp cải đềumua giống trôi nổi bán lẻ tại một số cơ sở bán phân bón, thuốc trừ sâu kiêm“cung ứng giống” ngay tại thôn, xã. Do vậy, sản phẩm làm ra, chất lượng có đúngnhư đã được ghi trong nhãn mác bao bì hay không thì đợi đến lúc thu hoạch mớichứng minh được điều đó.
Quả thật, vùng đất Đắk Song là nơi cóđiều kiện lý tưởng cho chuyên canh các loại cây ngắn ngày, rau màu… Trong đó,không chỉ riêng cây cải bắp mới giúp cho nhiều hộ nông dân “đổi đời”, mà trướcđó còn có các loại cây trồng như khoai lang, bí ngô, khoai tây… cho năng suấtvượt trội, nhưng vì đầu tư chưa đến nơi, đến chốn hoặc khai thác, sản xuấtthiếu khoa học vô tình dẫn đến tình trạng thoái hóa giống, nhiễm sâu bệnh hại,khiến cho nhiều người ngộ nhận là… thất bại. Do vậy, nếu các cấp, ngành chuyênmôn không sớm hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường đầu ra…thì điệp khúc “ồ ạt trồng rồi phá bỏ” sẽ lặp lại. Như vậy, qua thực tế, cây bắpcải được xem là “cây xóa nghèo” mới, liệu có tồn tại được trên đất Đắk Song?
Bài, ảnh:Văn Tâm