Nghị quyết và cuộc sống

Cán bộ, đảng viên nêu gương để xây dựng Đảng vững mạnh (kỳ 2): Đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Thanh Hằng - Hoàng Hoài 08/12/2023 08:46

Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn đi trước nêu gương trong phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững.

bia-sau(2).png
tit-2.png

Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn đi trước nêu gương trong phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững.

xen-1(1).png

Những ngày cuối năm, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xanh Quảng Trực, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng để cung ứng cho thị trường tết. Dự kiến năm nay, HTX sẽ chế biến, đóng gói khoảng 30 tấn sản phẩm, trong đó chủ lực vẫn là mắc ca nguyên vỏ, được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

chu-tich-hoi-dong-quan-tri-htx-nong-nghiep-xanh-quang-truc-nguyen-anh-tuan-chia-se-ve-qua-trinh-xay-dung-thuong-hieu-mac-ca-mo-nong.jpg
Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp xanh Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về quá trình xây dựng thương hiệu mắc ca Mơ Nông

Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp xanh Quảng Trực Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Năm 2012, từ dự án tái lập bon Bu P’răng 1 và 2, người dân địa phương được cấp 300 cây mắc ca giống. Tuy nhiên, khi mắc ca cho thu hoạch, sản phẩm chỉ được thu mua nhỏ giọt, giá thành bấp bênh nên hiệu quả kinh tế thấp. Cũng thời điểm này, việc sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ của anh Tuấn thất bại, do nhiễm bệnh chết hàng loạt và giá hồ tiêu giảm mạnh so với những năm trước.

5(1).png

Sinh sống trên vùng nguyên liệu mắc ca lớn nhất Đắk Nông, với kinh nghiệm sản xuất, chế biến nông sản, anh Tuấn đã mạnh dạn chuyển hướng sang chế biến mắc ca. Từ đó, thương hiệu “mắc ca Mơ Nông” ra đời, với tên gọi gắn liền với cộng đồng dân cư lớn nhất vùng biên giới Quảng Trực- đồng bào M’nông.

Anh Tuấn chia sẻ: “Giai đoạn 2017-2019, huyện Tuy Đức chỉ có một số đơn vị chế biến sâu mắc ca nên sản phẩm làm ra không đủ cho nhu cầu thị trường. Có năm, dù nhu cầu mắc ca trong dịp Tết Nguyên đán lớn, nhiều cơ sở sản xuất cháy hàng thế nhưng mắc ca thô trong dân còn rất nhiều, các cơ sở sản xuất không thu mua được hết. Đây chính là lý do tôi quyết tâm đầu tư, xây dựng một HTX để chế biến sản phẩm mắc ca tại địa phương”.

1(2).gif

Qua 4 năm chế biến mắc ca, anh Tuấn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, anh luôn suy nghĩ, nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, đến nay, mắc ca của HTX đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và thường xuyên được lựa chọn làm quà tặng trong các sự kiện trọng đại của huyện Tuy Đức và tỉnh Đắk Nông. “Với vai trò là đảng viên, tôi thấy trách nhiệm của mình là phải gương mẫu trong phát triển kinh tế, đồng thời giúp người dân địa phương cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, “mắc ca Mơ Nông” là một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Tuy Đức. Điều này, không chỉ nâng tầm mắc ca Quảng Trực mà còn giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế nhờ loại cây trồng này”, anh Tuấn nói thêm.

img_0705-1-.jpg
HTX Nông nghiệp xanh Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) còn tạo việc làm cho 6 lao động nông thôn địa phương với thu nhập dao động 7-8 triệu đồng/tháng

Tương tự, đảng viên Đoàn Đình Thống, Chi bộ thôn 4, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, sau một thời gian trồng nhưng do bệnh, tiêu chết đồng loạt. Dù buồn nhưng ông động viên vợ con thua keo này, bày keo khác. Từ đó, ông thường xuyên tìm hiểu về thế mạnh của địa phương, những loại giống cây trồng mới mang lại kinh tế cao.

Ông Thống cho biết: "Năm 2012, tôi tìm hiểu và đưa loại cây mắc ca vào trồng. Ban đầu, tôi cũng lo lắng vì đã thất bại từ hồ tiêu, nên không biết loại cây mới này sẽ thế nào? Lo là thế, nhưng tôi vẫn động viên vợ con cùng cố gắng học hỏi, chăm sóc. Qua hơn 10 năm, gia đình đã thu được quả ngọt từ cây mắc ca”.

dang-vien-doan-dinh-thong-manh-dan-trong-mac-ca-mang-lai-kinh-te-cao.jpg
Đảng viên Đoàn Đình Thống mạnh dạn trồng mắc ca mang lại kinh tế cao

Hiện nay, với 3,5 ha mắc ca xen tiêu, gia đình ông Thống thu hơn 300 triệu đồng mỗi năm. Đây chính là nguồn động lực để ông tiếp tục vững tin, mạnh dạn hơn trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, từ mô hình mắc ca của gia đình ông, đến nay, nhiều người dân trong thôn 4 đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây mắc ca.

Là đảng viên, Chi ủy viên Chi bộ thôn Đắc Xuân, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, bà Vương Thị Nam luôn nêu cao tinh thần gương mẫu từ việc nhà đến việc thôn xóm. Dù diện tích đất ít - chỉ có 1,5ha, lại xa nhà ở, nhưng với tính chịu khó, cần, kiệm, biết áp dụng khoa học vào sản xuất nên tiêu, cà phê, cây ăn trái đều cho thu nhập cao. Mỗi năm, gia đình bà Nam thu hàng trăm triệu đồng.

Bà Nam cho biết: “Hàng tháng, một trong những nội dung quan trọng mà nghị quyết chi bộ đề ra đó là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo người dân trong thôn xóa nghèo bền vững, phát triển kinh tế, trong đó yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên nêu gương làm trước. Vì vậy, tôi luôn cố gắng học hỏi, nhắc nhở bản thân làm sao kinh tế năm sau phải tốt hơn năm trước để phấn đấu thực hiện cho bằng được”.

xen-2(1).png

Theo đồng chí Trần Nguyên Long, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, Đảng bộ hiện có trên 400 đảng viên. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã luôn phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu từ phát triển kinh tế đến các phong trào do các cấp, ngành phát động.

tieu.jpg
Theo đánh giá, đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) luôn phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu từ phát triển kinh tế. (Trong ảnh, đảng viên Vương Thị Nam (bên trái) phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình)

Riêng về phát triển kinh tế, đội ngũ đảng viên toàn xã luôn dám nghĩ, dám làm, làm gương cho bà con noi theo nên không có đảng viên nghèo, chủ yếu khá, giàu. “Phát huy vai trò của mình, đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ tích cực vận động người dân chủ động trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc mà còn sẵn sàng giúp đỡ hội viên nghèo về cây, con giống, khoa học, kinh nghiệm để cùng phát triển”, đồng chí Trần Nguyên Long cho biết.

Tại huyện Đắk Glong, theo đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong, một trong những mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định đó là thoát khỏi huyện nghèo.

2.gif

Do đó, ngay sau đại hội, Huyện ủy đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề cũng như tập trung lãnh đạo, chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án đang được triển trên địa bàn huyện với công tác giảm nghèo tại địa phương.

Đặc biệt, huyện luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao thu nhập để người dân làm theo.

img_2029-1-.jpg
Anh Thào Seo Chứ, Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tình hình buôn bán của bà con. Ảnh tư liệu

“Tất cả cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức thật sự sâu sắc về công cuộc giảm nghèo, phải có hành động thiết thực để đóng góp vào công tác giảm nghèo chung của địa phương. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là một tấm gương sáng trong sản xuất, là tuyên truyền viên nhiệt huyết trong công cuộc truyền thông giảm nghèo tại địa bàn sinh sống”, đồng chí Vũ Tiến Lư cho biết.

Kỳ 3: Cán bộ, đảng viên nêu gương là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Nội dung: Thanh Hằng - Hoàng Hoài

Trình bày: NH

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ, đảng viên nêu gương để xây dựng Đảng vững mạnh (kỳ 2): Đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO