Tham khảo: 5 căn bệnh đường hô hấp dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa

1 Hướng dẫn cách xông hơi trị cảm
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Lá xông
- 1 cái nồi
- 1 cái chăn

- Những loại lá có tác dụng hạ nhiệt cơ thể: lá tre, lá chùm ruột, duối,...
- Những loại lá có tác dụng kháng khuẩn: tỏi (lá hoặc củ đều dùng được), hành, ngải cứu, đu đủ,...
- Những loại lá có chứa tinh dầu: gừng, sả, chanh, khuynh diệp, bưởi, bạc hà, húng, trầu,...
Cách nấu nồi lá xông trị cảm
Lưu ý: Lá kháng khuẩn và lá tinh dầu phải được cho vào cuối cùng vì tinh dầu rất dễ bị bay hơi nếu nấu lâu sẽ làm giảm đi tác dụng trị cảm.

Cách xông hơi trị cảm
Đầu tiên, bạn cởi bỏ hết quần áo và vào phòng đóng cửa kín. Ngồi với tư thế xếp bằng trên mặt phẳng. Đặt nồi xông trước mặt.Tiếp theo bạn dùng chăn trùm kín cả người và nồi, từ từ mở nắp nồi sao cho hơi nước thoát ra ở độ nóng vừa chịu được, người hơi nghiêng sang một bên để tránh bị hơi nước phà thẳng vào mặt gây bỏng. Lúc này, hãy hít thở mạnh và sâu những tinh dầu vào. Thời gian xông hơi khoảng 15 - 20 phút.
Tham khảo thêm:Sau khi xông hơi nên làm gì, cần lưu ý gì?
Một số lưu ý khi xông hơi trị cảm cúm:
- Người bệnh chỉ nên xông hơi 1-2 lần/tuần, không nên lạm dụng vì sẽ gây mất nước cơ thể (đổ mồ hôi nhiều).
- Đối với người có bị cảm nắng, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt cũng không nên áp dụng cách xông hơi này.
- Người bị huyết áp cao, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên áp dụng phương pháp này.
- Trong quá trình xông nếu cảm thấy khó thở, tức ngực,... thì phải ngưng ngay, nếu tình trạng không tiến triển tốt hơn thì cần được đưa đến bệnh viện để được các bác sỹ tư vấn và điều trị.
2 Vì sao xông hơi lại có tác dụng trị cảm?
Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hiệp (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức 3, TP.HCM) thì xông hơi là một hình thức chữa bệnh dân gian có từ lâu đời dựa trên nguyên lý cơ thể tự điều tiết thân nhiệt và tiết ra mồ hôi, từ đó sớm khỏi bệnh hơn.Ngoài ra theo Đông y, mỗi loại lá xông sẽ có từng công dụng khác nhau, ví dụ:- Lá tre: Giải nhiệt cơ thể, giúp tiết mồ hôi, sát khuẩn,...
- Sả: Làm ấm cơ thể, sát khuẩn, trị cảm, đau bụng, nhức đầu,...
- Tía tô: Giải cảm, giải độc, trị cảm mạo,...
Tham khảo thêm:Cách dùng viên xông để xông mũi, giải cảm cực kỳ hiệu quả tại nhà
Vậy là Báo Đắk Nông vừa hướng dẫn các bạn cách xông hơi trị cảm cúm tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm mua, giá cả lại cực rẻ nữa. Nếu bạn đang bị cảm, hãy thử ngay phương pháp này nhé! Đảm bảo sẽ rất công hiệu cho mà xem!