Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình trả lời như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54, Điều 73 Luật BHXH 2014; Điều 219, Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019; Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP:
- Thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được giải quyết chế độ hưu trí là 20 năm.
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bà:
- Mẹ của bà năm 2023 là 46 tuổi. Từ năm 2035, theo quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 60 tuổi. Tuổi nghỉ hưu của mẹ bà là 60 tuổi vào năm 2037. Hiện nay, mẹ bà đã đóng BHXH tự nguyện được 2 năm. Như vậy, mẹ bà tiếp tục đóng BHXH tự nguyện đến năm 2037 thì tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện là 16 năm. Sau đó, chọn phương án đóng gộp 1 lần 4 năm thì mẹ bà đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi nghỉ hưu để giải quyết chế độ hưu trí.
- Bố của bà năm 2023 là 51 tuổi. Từ năm 2028, theo quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 62 tuổi. Như vậy, tuổi nghỉ hưu của bố bà là 62 tuổi vào năm 2034. Hiện nay, bố bà đã đóng BHXH tự nguyện được 2 năm. Như vậy, bố bà đóng tiếp BHXH tự nguyện đến năm 2034 thì tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện là 13 năm. Sau đó, chọn phương án đóng gộp 1 lần 7 năm thì bố bà đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi nghỉ hưu để giải quyết chế độ hưu trí.
Chinhphu.vn