Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Chư Jút đã không ngừng kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở cơ sở...
Thời gian qua, PhòngGiao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Chư Jút đã không ngừngkiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của cácTổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở cơ sở. Vì vậy, các tổ TK&VV trên địa bànđều hoạt động có hiệu quả, thực sự là cầu nối thiết thực đưa nguồn vốn, nhữngchủ trương, chương trình của ngân hàng đến gần hơn với người dân, nhất là hộnghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương.
Ðiển hình như TổTK&VV thôn Ðồi Mây, xã Ðắk Wil là một trong những đơn vị ở cơ sở thực hiệntốt công tác ủy thác nguồn vốn trong thời gian qua. Hiện tại, toàn tổ có 39thành viên được vay vốn, với tổng dư nợ gần 1 tỷ đồng. Hầu hết, các thành viêntrong tổ sau khi được tiếp cận nguồn vốn đều sử dụng đúng mục đích, hiệu quảnên có cơ hội thoát nghèo rất nhanh chóng.
Chị Vương Thị Hằng, Tổtrưởng Tổ TK&VV thôn Ðồi Mây cho biết: “Ðể có được kết quả đó, hàng năm,Ban quản lý Tổ TK&VV đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về hạch toán sửdụng vốn vay, tư vấn sản xuất kinh doanh, quản lý nguồn vốn… do NHCSXH huyện tổchức cũng như tích cực tuyên truyền về các chủ trương, chương trình cho vay đếnvới các hộ dân. Ban quản lý còn nắm rất rõ hoàn cảnh, điều kiện sống của từnggia đình để hướng dẫn các thủ tục vay vốn kịp thời hơn”.
Chị Lê Thị Hạnh, mộtthành viên trong Tổ TK&VV phấn khởi cho biết: “Năm 2006, thông qua tổTK&VV, gia đình tôi được vay 5 triệu đồng từ NHCSXH huyện để chăn nuôi heo.Nhờ quá trình chăn nuôi thuận lợi, sau gần 2 năm, gia đình tôi đã trả hết số nợvay từ ngân hàng và tiết kiệm thêm được một khoản vốn kha khá. Tiếp nối thànhcông đó, năm 2009, gia đình tôi mạnh dạn vay thêm 25 triệu đồng đầu tư mua máytuốt, xay xát để phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con trong thôn. Nhờ chịu khólàm ăn nên đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo và xây dựng được ngôi nhà kiêncố”.
Tương tự, nhờ chútrọng nâng cao chất lượng hoạt động nên từ nhiều năm qua, Tổ TK&VV thôn 6,xã Nam Dong cũng đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều thành viên có hoàn cảnhkhó khăn. Theo ông Lê Văn Cầu, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn 6 thì để nâng caochất lượng hoạt động, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ hàng năm, Ban quản lýtổđã tiến hành khảo sát, tìm hiểu thựctế về nhu cầu vay vốn của từng thành viên trong tổ để có kế hoạch cho vay hợplý.
Còn đến định kỳ thutiền lãi, nợ gốc, Ban quản lý tổ thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các thành viênchấp hành đúng quy định đã đề ra. Do thực hiện nghiêm túc các quy định trongquá trình vay, trả nợ nên đến nay, toàn tổ có trên 25 thành viên được vay vốntừ NHCSXH huyện để đầu tư sản xuất, với tổng dư nợ gần 900 triệu đồng.
Theo Phòng Giao dịchNHCSXH huyện Chư Jút thì đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 228 tổ TK&VVthuộc 8 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Xác định được vai trò không thểthiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nên thời gian qua, Phòng đã phốihợp chặt chẽ với các tổ chức ủy thác, chính quyền các địa phương tăng cường ràsoát, sắp xếp, kiện toàn hoạt động của các tổ TK&VV ở cơ sở.
Theo đó, nhiều lớp tậphuấn, trang bị kiến thức, nâng cao nghiệp vụ quản lý nguồn vốn cho các tổTK&VV, cũng như hướng dẫn cách xử lý các hạn chế, vướng mắc trong quá trìnhthực hiện cho đội ngũ tổ trưởng thường xuyên được tổ chức.
Bên cạnh đó, công táctuyên truyền về những cơ chế, chính sách mới cho những thành viên trong các tổTK&VV qua những buổi giao dịch tại các xã, thị trấn luôn được tăng cườngtriển khai. Thông qua đó, các tổ TK&VV đã kịp thời nắm bắt những thông tinmới để triển khai và đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo và đối tượng chính sáchkhác một cách kịp thời hơn.
Quan trọng hơn, côngtác kiện toàn tổ chức, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của cáctổ TK&VV luôn được Phòng giao dịch xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy,các tổ TK&VV ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần làm cầu nối quan trọngđể NHCSXH huyện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, trọng trách của mình.
NguyễnLương