Các quy định liên quan về thủ tục thi hành án Dân sự

19/05/2021 15:41

Nếu bạn chưa biết các quy định liên quan về Thủ tục thi hành án Dân sự thì hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

ADQuảng cáo

Các quy định liên quan về thủ tục thi hành án Dân sự theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Hãy cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu các nội dung cụ thể nhé!

1Quy định pháp luật liên quan về thủ tục thi hành án dân sự

Quy trình chung về thủ tục thi hành án dân sự được quy định cụ thể theo quy định tại LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Quy trình chung về thủ tục thi hành án dân sự được quy định cụ thể theo quy định tại LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Quy trình chung về thủ tục thi hành án dân sự đã có hiệu lực và được quy định cụ thể tại Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của . Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như:Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;d) Nội dung yêu cầu thi hành án;đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;b) Gửi đơn qua bưu điện.2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.Điều 33. Nhận đơn yêu cầu thi hành án1. Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.2. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:a) Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu;b) Số, ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định;c) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;d) Họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án;đ) Nội dung yêu cầu thi hành án;e) Tài liệu khác kèm theo.Điều 35. Thẩm quyền thi hành ánThẩm quyền thi hành án được giao cho các cơ quan được tóm tắt sau đây:1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu.Điều 36. Ra quyết định thi hành án1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.

2Trình tự các bước thi hành án dân sự

Không phải ai cũng biết rõ về trình tự các bước thi hành án dân sựKhông phải ai cũng biết rõ về trình tự các bước thi hành án dân sựBước 1: Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 26 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 2: Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trọng tài thương mại đã ra bản án phải cấp bản án, quyết định và thông báo cho đương sự theo quy định tại Điều 39 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008
ADQuảng cáo
Bước 3: Tùy từng loại bản án, quyết định mà Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định theo quy định tại Điều 38 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 4:Ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 36 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 5:Xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 6:Cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 46 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 7:Thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Bước 8:Kết thúc thi hành án theo quy định tại Điều 52 Chương III. Thủ tục thi hành án dân sự của LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ năm 2008Có thể bạn quan tâm>>Thủ tục hành chính là gì?>>Hướng dẫn trình tự, thủ tục xóa án tích theo quy định mới nhất>>Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các quy định liên quan về thủ tục thi hành án Dân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO