Các bộ, ngành Trung ương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Đắk Nông

12/04/2022 13:32

Ngày 5/4/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đã có Thông báo số 04/TB-ĐĐBQH về nội dung trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV của các bộ, ngành Trung ương. Báo Đắk Nông xin giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ 11 nội dung thông báo này.

1. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị cần có quy định và xử lý hành vi "phượt" trá hình

Những năm gần đây, xu hướng “đi phượt” của giới trẻ ngày càng phát triển rộng rãi, trở thành một trào lưu phổ biến. Đó là một hình thức đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng cá nhân hoặc theo đoàn chủ yếu bằng xe đạp, xe gắn máy nhằm khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm thiên nhiên và con người trên các vùng, miền của cả nước. Nhưng hiện nay, trào lưu “phượt” đang bị biến tướng, chệch hướng ban đầu và rất đáng báo động như: đi dàn hàng cản trở giao thông, nhất là các cung đường hiểm trở như đèo, dốc nối liền các tỉnh, ít khi có cảnh sát giao thông kiểm tra; di chuyển bằng xe phân khối lớn với tốc độ cao; đua xe trá hình,... Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an phối hợp, xem xét lại tình trạng “phượt” và hành vi trá hình của “phượt thủ”; đồng thời đưa ra các quy định chung về loại hình này và các hình thức xử lý nghiêm để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. 

* Bộ Công an trả lời: (Công văn số 665/BCA-V01, ngày 4/3/2022): 

Xu hướng đi phượt ngày một phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trên các cung đường phượt, các nhóm “phượt thủ” thường đi thành nhóm đông người, chủ yếu bằng mô tô, sử dụng nhiều phương tiện có phân khối lớn, trong khi đó, không ít “phượt thủ” chưa đủ điều kiện lái xe, nhất là với xe phân khối lớn, nhiều trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Một số lỗi các “phượt thủ” thường hay vi phạm như: không có giấy phép lái xe, chạy xe dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ quy định, đi sai phần đường, làn đường, đi vào đường cấm,..., nhiều hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông. 

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ngày 28/12/2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 123/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, theo đó, đã tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm như: không có giấy phép lái xe, đua xe trái phép,... Thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đồng thời, tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các “phượt thủ”, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 

2. Cử tri tỉnh Đắk Nông đề nghị ngân hàng cấp vốn đúng thời điểm và giảm tối đa các thủ tục khi vay

Đắk Nông là tỉnh có dân số hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, bà con chủ yếu trồng cà phê, tiêu... Trong những năm trở lại đây, các loại cây công nghiệp như tiêu, cà phê là loại nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng nguy cơ đối diện với diện tích cà phê thoái hóa, già cỗi, kém chất lượng ngày càng lớn, đòi hỏi phải thực hiện tái canh. Bài toán đặt ra hiện nay là việc vay vốn tái canh cây cà phê rất khó, nguồn vốn phân bổ về đôi khi rơi vào mùa khô, là thời điểm không thực hiện tái canh được. Do đó, cử tri đề nghị ngân hàng cần quan tâm cấp vốn đúng thời điểm, giảm thiểu tối đa các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển sản xuất. 

* Ngân hàng Nhà nước trả lời:(Công văn số 1338/NHNN-VP, ngày 9/3/2022): 

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành Ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên, trong đó người dân vay vốn tái canh cà phê, sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, ... đều thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018, Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 và Thông tư số 25/2018/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định của Chính phủ với nhiều cơ chế ưu đãi như: được xem xét vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 100 triệu đồng đến 3 tỷ đồng; đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp được vay không có tài sản bảo đảm từ 70% đến 80% giá trị dự án, phương án; cơ chế xử lý nợ đặc thù (cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ) khi xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; được giảm lãi suất tối thiểu 0,2%/năm khi mua bảo hiểm trong nông nghiệp; được xem xét, thỏa thuận về việc ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm... 

Ngoài ra, khách hàng vay vốn ngành hồ tiêu, cà phê còn được tiếp cận một số chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: (i) Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ; (ii) Chương trình cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/QĐ-TTG ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ trong đó doanh nghiệp, người dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất khi mua máy móc theo danh mục máy móc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoặc được hưởng chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khi đầu tư các dự án dây chuyền máy, thiết bị chế biến hồ tiêu, cà phê. 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, tích cực rà soát các cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng theo hướng giảm bớt các thủ tục, giấy tờ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoát quy trình nội bộ để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay. Riêng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, các tổ chức tín dụng đã phát triển các sản phẩm tín dụng, hình thức cấp tín dụng với quy trình thủ tục ngày càng đơn giản, thông qua việc áp dụng hình thức cho vay lưu vụ, cho vay qua số tín dụng, cho vay thông qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị, xã hội, triển khai ngân hàng lưu động xuống tận địa bàn để cho vay, thu nợ thay vì người dân phải đến trụ sở ngân hàng... với các thủ tục đơn giản, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này.

Tuy nhiên, một số thủ tục liên quan đến hoạt động cho vay thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành khác, được điều chỉnh bởi những quy định khác của pháp luật, như: Xây dựng và phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đặc biệt là tài sản hình thành trên đất nông nghiệp như nhà kính, nhà lưới...), đăng ký giao dịch bảo đảm, kiểm toán báo cáo tài chính... Vì vậy, cần có sự phối hợp tích cực hơn của các Bộ, ngành, địa phương để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xem xét, quyết định cho vay. 

3. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị về chương trình giảng dạy

Hiện nay, sách giáo khoa của ngành giáo dục thay đổi liên tục, không thể tận dụng sách của các năm học cũ. Gần đây nhất là Bộ sách giáo khoa Cánh diều xuất bản theo chương trình giảng dạy mới, giá cả quá cao, một số nội dung không phù hợp với học sinh tiểu học, gây khó khăn cho việc kèm cặp của phụ huynh đối với các con em trong việc học tập. Cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm xem xét để chương trình giảng dạy phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ có được môi trường học tập lành mạnh, không gây áp lực cho phụ huynh, phù hợp với xu thế thị trường và phát triển chung của đất nước. 

* Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời:(Công văn số 2469/BNV-CQĐP, ngày 28/5/2021) 

Thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chương trình giáo dục cấp tiểu học thực  hiện thống nhất trong toàn quốc. Chương trình giáo dục cấp tiểu học bảo đảm theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh tiểu học, nhằm tạo sự thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên, việc học của  học sinh và việc quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục của các đơn vị, cơ sở giáo dục. 

Khi xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Chương trình không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học, sách giáo khoa không là pháp lệnh mà là tài liệu quan trọng để giáo viên, học sinh sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình. Sách giáo khoa không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng. 

Khi thẩm định sách giáo khoa thực được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng các tiêu chuẩn quy định về chất lượng sách giáo khoa, trong đó có quy định không được để các yếu tố thuận lợi để người học viết vào sách giáo khoa để sách giáo khoa được sử dụng lâu dài, đồng thời ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn sách giáo khoa để tặng các bạn lớp sau sử dụng. Để giảm giá thành sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản yêu cầu các Nhà xuất bản tham gia biên soạn sách giáo khoa thực hiện tinh thần tiết giảm nhất có thể các chi phí đầu vào, thiết kế biên tập các trang sách khoa học để giảm số trang và giảm giá thành của sách giáo khoa.

Trước phản ánh của dư luận về các bộ sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà xuất bản và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, kịp thời thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học; có những giải pháp phù hợp, kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học; đồng thời khẩn trương hoàn thiện việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong sách giáo khoa theo đúng quy định.

4. Cử tri tỉnh Đắk Nông có ý kiến về thực hiện các chính sách hỗ trợ Covid-19

Kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ Covid-19 trong thời gian tới, cụ thể: 

- Hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp; 

- Giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc, bất cập, cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt với gói hỗ trợ, phát huy hiệu quả của chính sách. 

* Bộ Tài chính trả lời: (Công văn số 15105/BTC-TCT, ngày 31/12/2021)

a) Về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất

Ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2001/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021, trong đó quy định: 

- Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng nhập khẩu) phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của một số doanh nghiệp, tổ chức. 

- Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1, quý 2 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 của một số doanh nghiệp, tổ chức. 

- Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong một số ngành kinh tế, lĩnh vực. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn chậm nhất là ngày 31/12/2021. 

- Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của một số doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. 

Trong năm 2021, doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện được gia hạn thời hạn nộp thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được xem xét, giải quyết theo quy định. 

Ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; ngay sau đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, ngoài việc được gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp còn được miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020. 

Ngày 4/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2021/NĐ-CP quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, trong đó quy định: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11 năm 2021 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cụ thể: 

- Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10/2021 chậm nhất là ngày 20/12/2021; 

- Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11/2021 chậm nhất là ngày 30/12/2021. 

b) Về giảm thủ tục hành chính

Để góp phần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính chủ trương tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, theo đó: 

- Mở rộng phạm vi triển khai hệ thống đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử. Đến nay, 100% các giao dịch được truyền nhận điện tử đăng ký thuế; trên 99,6% số doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử; trên 98,7% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Việc đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử tạo thuận lợi cho người nộp thuế có thể thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan thuế hoàn toàn qua môi trường Internet mà không phải đến trực tiếp trụ sở cơ quan thuế. Điều này đặc biệt phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 phải giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc. 

Hiện nay, cơ quan thuế đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ khai, nộp thuế điện tử hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân như: nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy; nộp thuế điện tử đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân cho thuê nhà... Đặc biệt, trong tháng 12 tới đây, Tổng cục Thuế sẽ chính thức vận hành ứng dụng eTax trên nền tảng thiết bị di động, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân và doanh nghiệp có thể tra cứu nghĩa vụ thuế, nộp thuế thông qua thiết bị điện thoại di động. Đây có thể nói là một nỗ lực lớn của ngành thuế, bổ sung thêm một công cụ hữu hiệu hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 

- Công tác hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế cũng được đẩy mạnh thực hiện theo phương thức điện tử như: tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, đối thoại doanh nghiệp trực tuyến, sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông, mạng xã hội để đẩy nhanh việc hỗ trợ giải đáp vướng mắc thông qua hình thức điện tử, đáp ứng nhu cầu số đông người nộp thuế. Thành lập 479 kênh thông tin của toàn ngành thuế để tiếp nhận và hỗ trợ trực tuyến người nộp thuế 24/7...

5. Cử tri tỉnh Đắk Nông có ý kiến liên quan đến ngành Công thương

a) Nội dung 1: 

Cơ chế biểu giá sinh hoạt nhiều bậc thang gây phức tạp trong công việc thanh toán tiền điện và rất khó nhận được sự thông cảm, đồng thuận của người dân. Đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế giá điện sinh hoạt mới phù hợp theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. 

* Bộ Côngthương trả lời:(Công văn số 8666/BCT-KH, ngày 31/12/2021) 

Trong năm 2020, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri các tỉnh/thành phố trên cả nước liên quan đến việc nghiên cứu, cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công thương đã nghiên cứu các phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng sinh hoạt và gửi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan thuộc Quốc hội; các Bộ, ngành, tổ chức; Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo Quyết định và các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. 

Trên cơ sở đánh giá ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công thương đã có Báo cáo số 88/BC-BCT, ngày 02/10/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, ngày 07/4/2014 quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Ngày 22/10/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8807/VPCP-KTTH về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Quyết định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại thời điểm phù hợp trong năm 2021 khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát và nền kinh tế phục hồi. 

Thực hiện chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê tư vấn có kinh nghiệm nghiên cứu, cập nhật số liệu, hoàn thiện các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có nội dung đánh giá việc thực hiện biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt và các phương án đề xuất phù hợp với thực tế sử dụng điện của các hộ sử dụng điện. Bộ Công thương cũng đã chỉ đạo EVN và tư vấn hoàn thiện các phương án và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

b) Nội dung 2: 

Từ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, cử tri đã có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương về việc di dời đường dây điện cao thế 500 KV ra khỏi trung tâm thành phố Gia Nghĩa nhằm đảm bảo an toàn cho cả người dân cũng như tạo điều kiện để phát triển đô thị Gia Nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kiến nghị này đã được Bộ Công thương trả lời tại Công văn số 167/BCT-KH ngày 08/01/2020 nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể. Cử tri tiếp tục kiến nghị nhanh chóng thực hiện công việc di dời này. 

* Bộ Công thương trả lời: Công văn số 1290/BCT-KH, ngày 15/3/2022) 

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công thương đã có văn bản số 167/BCT-KH ngày 8/1/2020 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông. Theo đó, Bộ Công thương đã thông tin về việc Bộ Công thương có các văn bản giao và yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từ năm 2015 (tại các Văn bản số 5032/BCT-TCNL ngày 22/5/2015 và Văn bản số 8463/BCT-TCNL ngày 14/8/2015). 

Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Nông chủ động phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xác định phương án di dời đoạn đường dây 500 KV ra ngoài trung tâm thành phố Gia Nghĩa, đề xuất kinh phí và nguồn vốn thực hiện, đồng thời báo cáo các cơ quan có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (nếu cần thiết) theo các quy định hiện hành làm cơ sở để triển khai, thực hiện. 

6. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị một số vấn đề liên quan đến dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ

* Nội dung 1: 

Thời gian qua, các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực của Nhà máy Alumin Nhân Cơ thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông đã nhiều lần kiến nghị về việc ô nhiễm môi trường (mùi hôi thối và khói bụi, tiếng ồn) do nhà máy vận hành thải ra. Cử tri địa phương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty Nhôm Đắk Nông kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm của nhà máy.

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:(Công văn số 133/BTNMT-PC, ngày 07/01/2022) 

Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 4925/BTNMT-PC ngày 9/9/2020 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông để trả lời cử tri và xin bổ sung thêm một số thông tin như sau: 

Từ năm 2009 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã duy trì Tổ giám sát môi trường đối với dự án; tổ chức giám sát môi trường thường xuyên đối với dự án với tần suất 02-03 đợt/năm. Các nội dung hoạt động chính của Tổ giám sát tại các đợt giám sát là kiểm tra thực địa toàn bộ mặt bằng công nghiệp Nhà máy Alumin, khu vực khai thác mỏ, khu vực phụ trợ; tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu môi trường để đánh giá công tác bảo vệ môi trường của dự án. Qua đó, Tổ giám sát đã kịp thời hướng dẫn Công ty trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết khó khăn và tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường của dự án. 

Kết quả lần giám sát gần nhất (tháng 11/2021) cho thấy Công ty đã chấp hành đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đối với một số hạng mục của dự án tại Giấy xác nhận số 152/GXN BTNMT ngày 5/12/2019; đã đầu tư, lắp đặt các công trình xử lý khí thải, nước thải; xây dựng các hồ thải quặng đuối, hồ bùn đỏ đúng như báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt,... Kết quả phân tích các thông số về nguồn thải đến nay đều đạt được quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Tuy nhiên, Tổ giám sát đã cùng Công ty nhận dạng và chỉ rõ một số khu vực có phát sinh mùi hôi như khu vực hồ bùn đỏ, khu vực trạm khí hóa than, nhà tôi vôi, khu vực hòa tách, lắng  rửa,... và đề nghị Công ty khẩn trương có biện pháp xử lý ô nhiễm mùi và bụi, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổ giám sát phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV tiếp tục khẩn trương xây dựng các biện pháp và thực hiện khắc phục, hạn chế tình trạng nêu trên. 

b) Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trả lời:(Công văn số 2291/UBQLV-NL, ngày 31/12/2011) 

 (1)Về tình hình thực hiện quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường của dự án 

Theo báo cáo của TKV, Nhà máy Alumin Nhân Cơ được vận hành thương mại từ tháng 7/2017 và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 152/GXN-BTNMT ngày 05/12/2019. 

Công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của các Bộ, ngành, theo đó, hoạt động sản xuất của Dự án thường xuyên được kiểm tra đánh giá tác động môi trường với 04 hình thức. 

Các số liệu quan trắc phản ánh các chỉ tiêu về môi trường đều bảo đảm trong giới hạn quy định cho phép. 

(2) Vềnội dung xử lý kiến nghị của cử tri về ô nhiễm môi trường (mùi hôi thối và khói bụi, tiếng ồn ào) do Nhà máy vận hành thải ra 

Trong thời gian qua, đồng thời với việc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, TKV đã chỉ đạo Công ty nhôm Đắk Nông chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm không ngừng cải thiện các điều kiện môi trường, tích cực phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương để giải quyết thỏa đáng, phù hợp chế độ chính sách cho người dân trong khu vực. 

- Về vấn đề mùi hôi, thối ảnh hưởng tới khu vực xung quanh Nhà máy: TKV đã chỉ đạo Công ty nhôm Đắk Nông - TKV áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu khả năng phát thải hơi kiềm vào không khí như: vận hành thường xuyên, liên tục các công trình bảo vệ môi trường của dự án; thay phương án thải nối bằng phương án thải chìm để hạn chế hơi kiểm phát tán ra môi trường xung quanh; đầu tư hệ thống xử lý nước tuần hoàn để giảm phát tán khí tại khu vực khí hóa than; trồng thêm cây xanh.

Bên cạnh đó, TKV đã chỉ đạo việc chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn có chức năng thực hiện đánh giá khoảng cách an toàn từ nhà máy sản xuất alumin và hồ bùn đỏ tới khu vực dân cư xung quanh. 

- Về vấn đề tiếng ồn: theo xác minh của TKV, liên quan nội dung này Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã thành lập Tổ công tác kiểm tra thực tế tại hiện trường khu vực tuyến băng tải quặng tinh từ Nhà máy chuyển về Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Căn cứ báo cáo kết quả của Tổ công tác, tiếng ồn tại một số nhà dân có vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN26:201/BTNMT) vào ban đêm (trong khung giờ từ 21h00 – 6h00). 

Ngay sau khi có kết quả quan trắc, Công ty nhôm Đắk Nông - TKV đã tiến hành kiểm tra, đánh giá và thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tiếng ồn tại khu vực tuyến băng tải bao gồm định kỳ bảo dưỡng, gia cố các thiết bị truyền đồng, thay mới các con lăn tại những khu vực gần những hộ dân sinh sống, giảm công suất vận chuyển quặng tinh vào giờ cao điểm ban đêm (từ 23h00 đêm đến 5h00 sáng hôm sau). Hiện tại, tiếng ồn tại khu vực tuyến bằng đã trong giới hạn quy định. 

- Về vấn đề khói, bụi xung quanh Nhà máy theo xác minh của TKV, liên quan nội dung này có trường hợp hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng, trú tại thôn 3, xã Nhân Cơ phản ánh Công ty nhôm Đắk Nông đổ xỉ than và bụi than trực tiếp xuống hồ nước gia đình đang sử dụng làm cây trồng bị ngập, chết. Khu đất của gia đình ông Dũng nằm sát bãi chứa tro xỉ của Nhà máy. 

Bãi chứa tro xỉ của Nhà máy đã được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 2313/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh; đã có hợp đồng thuê đất. Sau khi dự án bãi chứa được phê duyệt, việc thi công bãi thải được thực hiện từ ngày 17/12/2019 đến nay đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng. 

Bãi thải chứa tro xỉ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông và Công ty Nhôm Đắk Nông kiểm tra, đánh giá đạt quy chuẩn. Công ty Nhôm Đắk Nông đã chủ động tiến hành một số biện pháp bảo vệ môi trường bổ sung như tưới nước dập bụi, trồng cây xanh xung quanh khu vực bãi thải xỉ trong suốt quá trình vận hành bãi chứa xỉ. 

Từ năm 2019 đến nay, hộ ông Nguyễn Tiến Dũng đã có 3 lần gửi đơn kiến nghị (Các ngày: 28/8/2017, 02/01/2020, 25/6/2021). Đối với đơn kiến nghị ngày 28/8/2019 và ngày 2/1/2020 của hộ ông Dũng đã được chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Công ty Nhôm Đắk Nông phối hợp xử lý. Đối với đơn kiến nghị gần nhất ngày 25/6/2021 đã được Công ty Nhôm Đắk Nông báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp với các Sở Xây dựng, Công thương và Công an tỉnh Đắk Nông lập lịch kiểm tra hiện trường để giải quyết dứt điểm, tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, hiện nay lịch làm việc tạm hoãn. 

(3) Những nội dung TKV tiếp tục triển khai

Theo báo cáo tại các Văn bản số 5844/TKV-KSH, ngày 14/12/2021 và số 6107/TKV-KSH ngày 29/12/2021 của TKV, hiện tại hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hơi kiêm trong không khí và không có quy định cụ thể về mùi hôi, về khoảng cách an toàn từ hô bùn đỏ đến khu dân cư xung quanh. 

Tuy nhiên, TKV đã và đang triển khai phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá khoảng cách an toàn từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ và hồ bùn đỏ đến khu vực xung quanh làm cơ sở sớm ban hành quy định cụ thể về chỉ tiêu hơi kiềm và khoảng cách an toàn từ hồ bùn đỏ đến khu dân cư xung quanh. Với ý thức trách nhiệm về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và cuộc sống dân sinh, TKV sẽ phối hợp với các Ban, ngành, chính quyền các cấp để giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư trong khu vực của dự án. Đồng thời, TKV sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp bảo vệ môi trường đã được duyệt; cải tiến, hợp lý hóa nhằm bảo đảm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn môi trường kết hợp với việc tuyên truyền để người dân biết hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh Nhà máy, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư. 

* Nội dung 2: 

Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép chuyển đổi diện tích đất hoàn thể của dự án công ty Alumin Nhân Cơ thành đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư kiểu mẫu,... để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:(Công văn số 1331/BTNMT-PC, ngày 15/3/2022)

Liên quan đến vấn đề nguồn đất hoàn thể sau khi khai thác quặng Nhà máy Alumin Nhân Cơ mà cử tri quan tâm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1035/BTNMT-PC ngày 3/3/2020 gửi Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông và xin bổ sung một số thông tin như sau: 

Ngày 31/12/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị Tập đoàn rà soát tổng thể dự án đầu tư, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án hoàn thể khu vực đã khai thác, phương án trả lại một phần diện tích sau khai thác; làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông để thống nhất phương án tổng thể sử dụng đất sau khai thác trong khu vực, nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về khoáng sản và đất đai. Kết quả làm việc, đề nghị Tập đoàn gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam). 

Trên cơ sở Công văn số 4025/UBND-KTN ngày 07/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2027/BTNMT-ĐCKS ngày 29/4/2021 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, theo đó, tiếp tục đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để thống nhất các nội dung liên quan đến hợp đồng thuê đất, kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ khu vực đã khai thác khoáng sản làm cơ sở cho việc bàn giao đất cho địa phương sử dụng theo quy định. 

7. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị triển khai dự án cao tốc Đắk Nông - Bình Phước; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 28

Kiến nghị nhanh chóng đầu tư, triển khai dự án đường cao tốc nối Đắk Nông - Bình Phước, sau khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Đắk Nông đi Bình Phước về thành phố Hồ Chí Minh kết nối hướng về sân bay Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải. 

Quốc lộ 28 là con đường giao thông huyết mạch nối Nam Trung Bộ với Nam Tây Nguyên, là tuyến đường chính yếu trong mạng lưới giao thông đường bộ để thúc đẩy Tây Nguyên phát triển; tuy nhiên, toàn bộ tuyến đường này đều có mặt đường hẹp, nhiều đèo dốc nên không thuận lợi trong lưu thông, vận chuyển. Bên cạnh đó, đoạn chạy qua các xã Đắk Nang và Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông thường xuyên bị ngập trong mùa mưa, có nhiều đoạn bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, nhưng cũng chưa được sửa chữa nên ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ chiến lược an ninh, quốc phòng của khu vực nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng (nhất là kết nối và phát triển ngành du lịch), cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư có phương án trình Quốc hội, Chính phủ sớm bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp và mở rộng đồng bộ kết cấu hạ tầng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, trên toàn tuyến theo quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp nguồn vốn khó khăn đề nghị ưu tiên đầu tư đoạn tuyến từ thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông đi Di Linh, Lâm Đồng; trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư sớm Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Gia Nghĩa - Quảng Khê, nâng cấp, mở rộng đoạn qua trung tâm xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, khoảng 23km và nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến đang bị hư hỏng, thường xuyên bị ngập trong mùa mưa lũ tại huyện Krông Nô. 

* Bộ Giao thông vận tải trả lời:(Công văn số 13463/BGTVT-KHĐT, ngày 17/12/2011) 

a) Về tuyến cao tốc Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) – Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) 

Tuyến đường bộ cao tốc nối 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước được Bộ Giao thông Vận tải xác định là tuyến đường bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Đắk Nông nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, tuyến cao tốc Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài 140km, quy mô quy hoạch 06 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. 

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Nông (đoạn Km1793+600 – Km1824+00, đoạn Km1824 – Km 1876, cầu Sêrêpôk và xây dựng 14 cầu trên tuyến Đắk Nông và Bình Phước) đã được Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đầu tư với tổng mức khoảng 2.150 tỷ đồng, quy mô cấp III, 2 làn xe và đưa vào khai thác từ năm 2015. Với quy mô này, năng lực thông qua có thể đáp ứng khoảng 10.000 xcqđ/ng.đêm. Theo số liệu báo cáo của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, thống kê lưu lượng xe năm 2021 tại vị trí K,909+500, Quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước khoảng 5.090 xcqđ/ng.đêm. Kết quả tính toán dự kiến đến năm 2030 vẫn bảo đảm năng lực khai thác bình thường. 

Do nguồn lực khó khăn nên trong giai đoạn 2021-2025 chưa thể cân đối được theo hình thức đầu tư công. Việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư không khả thi về phương án tài chính do lưu lượng xe chưa cao. Bộ Giao thông vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông và sẽ phối hợp với địa phương và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu huy động nguồn lực để đầu tư và thời điểm thích hợp. 

b) Về đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 28

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, tuyến quốc lộ 28 có tổng chiều dài khoảng 309km đi qua địa phận 03 tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông (đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Nông có tổng chiều dài 174km từ Km137+186 đến Km310+896 thuộc địa phận huyện Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa, huyện Krông Nô và huyện Cư Jút) quy mô quy hoạch cấp III-IV, 02-04 làn xe. Hiện trạng là đường cấp IV, V miền núi. Thời gian qua, tuyến đường đã được sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn bảo trì để duy trì chất lượng khai thác mặt đường bảo đảm êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông. 

Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông về nhu cầu cần đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 28 (đặc biệt là đối với đoạn tuyến từ thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đi huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) theo quy hoạch. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực được Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ Giao thông Vận tải hết sức hạn hẹp, Bộ Giao thông vận tải chỉ được phân bổ tổng số 304.104 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 29/2011/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội. Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ củ NSNN. Chỉ còn 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới; trong đó, tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc 05 chuyên ngành giao thông. Đồng thời, Chỉ thị số 13/CT-TTG ngày 23/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó chỉ đạo “đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, dự án quy mô lớn, kết nối liên vùng”. Do vậy, chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Rất mong cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cảm thông và chia sẻ. 

Căn cứ nhu cầu đầu tư theo kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông nêu trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương huy động nguồn lực và đề xuất cấp thẩm quyền xem xét bố trí, đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) – Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) và Quốc lộ 28 khi có điều kiện về nguồn lực. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát đánh giá, tăng cường duy tu, cải tạo mặt đường tuyến Quốc lộ 28 để bảo đảm nhu cầu đi lại trên tuyến. 

8. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị một số nội dung liên quan đến chính sách 

a) Nội dung 1:

Kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương triển khai Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, cụ thể là xác định bằng phương pháp giám định ADN. 

* Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời: (Công văn số 4850/LĐTBXH-VP, ngày 28/12/2021) 

Ngày 14/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và những năm tiếp theo, trong đó đã đặt ra mục tiêu trong công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 là: 

(1) Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN với số lượng 20.000 mẫu hài cốt liệt sĩ; 

(2) Phấn đấu xác minh, kết luận 60% mộ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng. 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai kế hoạch nêu trên. 

b) Nội dung 2:

Kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt, ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để các địa phương có cơ sở xây dựng Nghị quyết, Chương trình giảm nghèo bền vững phù hợp với địa phương mình. 

* Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời:(Công văn số 4877/LĐTBXH-VP, ngày 23/12/2021) 

Thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Báo cáo số 109/BC-LĐTBXH ngày 30/8/2021). 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 21/9/2021 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình ngày 08/12/2021. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tờ trình số 124/TTr LĐTBXH ngày 09/12/2021), Hội đồng thẩm định nhà nước đang thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong tháng 12/2021. 

c) Nội dung 3: 

Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ chúng ta triển khai hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đến nay kết quả triển khai như thế nào? Có vướng mắc gì không? Nếu có thì hướng giải quyết như thế nào? 

* Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời: (Công văn số 4978/LĐTBXH-VP, ngày 24/12/2021) 

Theo Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, về cơ bản đã hoàn thành xong việc xác định số giảm động cho 363.600 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,68 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) khoảng 7.595 tỷ đồng. 

Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã rà soát và gửi danh sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đến 357.961 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 11.868.907 lao động thuộc diện được hỗ trợ. Có 343.157 đơn vị đã gửi danh sách xác nhận hưởng hỗ trợ cho 11.366.801 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị hỗ trợ là 1.289.332 người. Có 28.038 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tự nguyện không nhận hỗ trợ. 

Đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 12.201.710 lao động (gồm 11.338.951 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 862.759 người đã dừng tham gia) với số tiền hỗ trợ 28.966 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 28.798 tỷ đồng cho 12.149.585 người lao động, trong đó đa số là chi trả qua tài khoản cá nhân. 

Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc về việc xác định đối tượng hưởng hỗ trợ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như: Ngân hàng chính sách, Đài phát thanh - Truyền hình các tỉnh/trung ương, tổ chức xã hội như trung tâm giao lưu văn hóa,... có thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định hay không. Ngoài ra, một bộ phận người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp di chuyển về các địa phương sau đợt dịch thứ tư, thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ nhưng chưa tiếp nhận đầy đủ thông tin về chính sách để chủ động liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương. 

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát để hỗ trợ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và người lao động đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập không được ngân sách bảo đảm chi thường xuyên theo quy định. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, rà sát đối tượng là lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để người lao động được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hưởng chính sách hỗ trợ này. 

d) Nội dung 4: 

Qua đại dịch, nhiều doanh nghiệp, địa phương mới nhận thấy vai trò đích thực và tính cấp thiết của lao động nhập cư. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết để họ không được coi là công dân hạng 2, những điều cần quan tâm nhất trong xác định chính sách hỗ trợ là gì? 

* Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời:(Công văn số 4978/LĐTBXH-VP, ngày 24/12/2021) 

Lao động nhập cư có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm. Để phát huy vai trò, vị trí của lao động nhập cư cần quan tâm nhất trong xác định chính sách hỗ trợ là: 

(1) Tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho lao động di cư thông qua các hoạt động hỗ trợ tín dụng, kết nối thông tin với thị trường lao động và chuyển đổi nghề nghiệp; 

(2) Mở rộng cơ hội cho lao động di cư tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm (bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp) để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất hẵn việc làm do đại dịch; 

(3) Hỗ trợ thường xuyên đối với lao động di cư có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất khi họ gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm; 

(4) Tăng tiếp cận của lao động di cư với hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin,... 

Các giải pháp cụ thể: 

Thứ nhất, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất và việc làm 

- Chính sách tài khóa: giảm thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm thu một số khoản phí, lệ phí; 

- Chính sách hỗ trợ tín dụng: hỗ trợ giải ngân, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất; các gói tín dụng cho vay ưu đãi; 

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chính sách an sinh xã hội để giúp doanh nghiệp duy trì việc làm cho người lao động. 

Thứ hai, giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện duy trì việc làm, “giữ chân người lao động” 

- Nỗ lực phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn, bảo đảm duy trì việc làm với chính sách “tại chỗ” và di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc, cùng các hình thức khác phù hợp với từng doanh nghiệp để duy trì việc làm. 

- Thực hiện các chế độ bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho người lao động để người lao động yên tâm sản xuất, kinh doanh. 

- Đối với lao động ngừng việc do doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất hoặc người lao động không thực hiện làm việc mà về quê, các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giữ chân người lao động. 

Thứ ba, giải pháp hỗ trợ người lao động, người dân đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc 

- Điều tiết thị trường lao động ở cấp quốc gia và từng địa phương (sinh viên các trường nghề, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự). 

- Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các giải pháp, các chính sách hỗ trợ cho người dân, nhất là các gói hỗ trợ an sinh xã hội khẩn cấp với nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, nhằm thực hiện “mục tiêu kép”: hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn trong đợt dịch lần thứ tư. 

- Các chính sách hỗ trợ giảm chi phí như giảm giá điện, nước, cước viễn thông, giá nhà trọ, hỗ trợ tiền phòng, tiền quay trở lại nơi làm việc,... 

- Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, phương án sắp xếp và sử dụng lao động phát sinh do dịch. 

9. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị một số nội dung liên quan đến ngành thông tin truyền thông 

a) Nội dung 1: 

Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên nhiều phương diện về các chính sách trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 để người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và hoàn thiện các thủ tục xin nhận hỗ trợ. 

* Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời:(Công văn số 872/BTTTT-VP, ngày 11/3/2022)

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng định hướng, điều tiết thông tin, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên báo chí và trên các nền tảng số, bảo đảm kịp thời, chính xác về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả; vận động người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; duy trì tỷ lệ tin, bài liên quan đến các giải pháp ổn định kinh tế, sản xuất kinh doanh ở mức cao; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tin, bài gây hoang mang, bảo đảm phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời thông tin thiệu chuẩn xác, chưa kiểm chứng. 

- Ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có thành lập Tiểu ban Truyền thông. Thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành các Quyết định về Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban Truyền thông, thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hà Nội; Kế hoạch chung” và 08 Kế hoạch tuần để chỉ đạo công tác tuyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng giai đoạn. 

- Ngày 28/10/2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Truyền thông có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tiểu ban Truyền thông của địa phương và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 01 lần/tuần. Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia tăng cường phối hợp với Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc 

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Tiểu ban Truyền thông tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 và các Kế hoạch của Tiểu ban Truyền thông, đặc biệt là Kế hoạch chung (Kế hoạch số 03/KH-TBTT) và Kế hoạch số 23/KH-TBTT giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới; phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, tăng cường thông tin tích cực là dòng chảy chính, dẫn dắt không gian truyền thông. 

- Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm khâu cung cấp thông tin từ gốc thống nhất, chính xác, đánh giá về tác động xã hội, tác động truyền thông từ khâu bàn bạc, tham mưu chính sách. 

- Triển khai 24/24 giờ việc rà quét, đo đạc, phát hiện và chủ động điều chỉnh để điều tiết mật độ thông tin, đồng thời kiên quyết xử lý các cơ quan báo chí vi phạm các chỉ đạo về thông tin, tuyên truyền trong tình hình dịch bệnh. 

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở Trung ương và Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố đẩy mạnh rà soát, phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc, nhận diện, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng. 

- Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác truyền thông sau khi “Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023” được ban hành, với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch Covid-19 là: 

+ Thường xuyên chủ động cung cấp thông tin chính thống kịp thời, khoa học, chính xác liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

 + Truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 phải hướng tới nhận thức và thay đổi hành vi của Nhân dân được nâng lên, tạo niềm tin, sự đồng thuận của Nhân dân với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. 

+ Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội. 

+ Nâng cao hơn nữa hiệu quả về truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục sản xuất an toàn. 

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Tiểu ban Truyền thông thực hiện báo cáo định kỳ gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia; từ đầu năm 2022 đến nay, đã ban hành 07 báo cáo. Các báo cáo của Tiểu ban tổng hợp, nhận định không gian báo chí truyền thông, công nghệ trong tuần và có kiến nghị, đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia, trong đó có các chỉ đạo trọng tâm tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành nhằm hỗ trợ tối đa người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. 

- Trước những khó khan, tổn thất do đại dịch Covid-19 gây ra, nhiều chính sách an sinh xã hội đã được ban hành kịp thời, góp phần làm giảm thiểu khó khăn, hỗ trợ người lao động và những người yếu thế vượt qua đại dịch. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo cả hệ thống thông tin, truyền thông tập trung đưa tin về các chính sách của Đảng, nhà nước, của các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19, với phương châm “mọi chính sách đều hướng về người dân”, cụ thể: 

+ Trong năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/ND-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây là gói hỗ trợ đầu tiên với kinh phí 62.000 tỷ đồng, đã thực hiện được hơn 33.000 tỷ đồng cho gần 14,5 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. 

+ Năm 2021, trước những tác động nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư khởi phát từ ngày 27/4, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Quyết định số 23/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ này trị giá 26.000 tỷ đồng, gồm 12 chính sách hỗ trợ. Trong đó, có nguồn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Quỹ Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp. 

+ Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/ND-CP và Quyết định số 28/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Gói hỗ trợ này có ngân sách khoảng 38.000 tỷ đồng, hỗ trợ khoảng hơn 13 triệu lao động và khoảng 386 nghìn đơn vị sử dụng lao động, với kinh phí lấy từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. 

+ Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất. Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ là một chiến lược ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới được người dân và doanh nghiệp hoan nghênh, đồng tình ủng hộ; tạo ra bước ngoặc trong tư duy, cách thức mới trong phòng, chống dịch; chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong toàn quốc, đặc biệt, giúp cho chính quyền địa phương, những người thực thi nhiệm vụ và người dân thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống dịch, từ đó, hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vai trò quan trọng của từng thành phần tham gia vào công cuộc thích ứng lâu dài, linh hoạt, phòng ngừa và kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh... 

- Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện trên tất cả các phương diện như: các báo, tạp chí, các trang điện tử chuyên đề phòng, chống dịch; Đài Phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở; Các ứng dụng kết nối mạng xã hội: Facebook, messenger, Instagram, Viber, Zalo, Youtube... 

Về giải pháp trọng tâm trong thời gian tới: 

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Tiểu ban Truyền thông tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 để điều tiết không gian báo chí, bảo đảm thông tin đúng định hướng, truyền thông đi trước để thống nhất nhận thức. Xây dựng và ban hành kế hoạch truyền thông phòng, chống dịch trong giai đoạn mới sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về chương trình phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2022-2023. 

- Truyền thông rõ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch; tuyên truyền về việc tiếp tục kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân cùng với mở cửa, phục hồi các hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch. 

- Theo dõi không gian báo chí, không gian mạng về việc học sinh đi học trở lại, việc mở cửa trở lại các hoạt động đi lại giữa Việt Nam và các nước, các hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, các chính sách hỗ trợ người dân... và chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí tạo sự đồng thuận. 

- Ban hành yêu cầu chức năng, tính kỹ thuật, chuẩn dữ liệu, chuẩn kết nối đối với các nền tảng, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19. Tổ chức đánh giá, công bố các nền tảng ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng chính thức, ban hành thực hiện quản lý ra vào địa điểm bằng cách quét QR với hệ thống PC COVID. 

b) Nội dung 2: 

Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay khi người dân thực hiện khai báo y tế còn nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh; ngoài ra ngành giao thông cũng có ứng dụng riêng gây bất tiện, phát sinh thủ tục cho người dân trong việc tham gia giao thông. Do đó, cử tri kiến nghị Chính phủ cần xem xét khắc phục, đảm bảo sử dụng 01 ứng dụng chung thống nhất, tránh gây phiền hà cho người dân khi làm việc với các cơ quan hành chính và lưu thông, vận chuyển. 

* Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời: (Công văn số 872/BTTTT-VP, ngày 11/3/2022) 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại các Thông báo kết luận số 241/TB-VPCP ngày 12/9/2021 và số 264/TB-VPCP ngày 10/10 tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo kết luận số 242/TB-BTTTT ngày 13/9/2021 tại cuộc họp về các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an và Bộ Y tế phát triển ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 để người dân sử dụng thuận tiện có tên là Ứng dụng PC-COVID, đây là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo ngày 25/9/2021. 

Đối với ứng dụng VN-AID do Bộ Công an quản lý, là ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân; VN-AID cũng được tích hợp một số chức năng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; Ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng, do Bộ Y tế quản lý, là ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của cá nhân. Người dân sử dụng mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip, mã QR trên thẻ Bảo hiểm y tế hoặc sử dụng ứng dụng di động để có thể ghi nhận vào, ra phục vụ kiểm soát dịch bệnh, dữ liệu đã được đồng bộ, liên thông giữa các ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19. 

Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo các địa phương không phát triển thêm phần mềm ứng dụng phòng, chống dịch khác, thống nhất sử dụng ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (PC-COVID) để thuận tiện nhất cho người dân. Một số địa phương tích hợp chức năng phòng, chống dịch vào ứng dụng đô thị thông minh đã có từ trước, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để liên thông dữ liệu thông suốt trên toàn quốc. 

10. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị một số nội dung liên quan đến ngành nông nghiệp 

a) Nội dung 1: 

Tỉnh Đắk Nông có thế mạnh đặc thù về cây công nghiệp và các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao,... Tuy nhiên, tình trạng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, giá cả nông sản thấp (chủ yếu xuất sản phẩm thô) làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc người lao động phải rời địa phương đi làm ở các tỉnh, thành phố công nghiệp như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,... Vì vậy, kiến nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ cho người dân và có chính sách riêng để hỗ trợ cho tỉnh thu hút, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp, các tập đoàn lớn vào đầu tư xây dựng nhà máy, khu chế biến nông sản trên địa bàn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:(Công văn số 8945/BNN-CBTTNS, ngày 28/12/2011) 

Trong thời gian vừa qua, tình hình tiêu thụ nông sản nói chung và các nông sản chính của Tây Nguyên như: hồ tiêu, cà phê, cao su, rau củ quả... gặp rất nhiều khó khăn, giá cả giảm sâu; đặc biệt trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, cùng với đó là tình trạng hạn hán, sâu bệnh trên cây trồng. Để tháo gỡ khó khăn nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang cùng với các cấp, ngành, địa phương triển khai các nhóm giải pháp trước mắt và dài hạn, cụ thể như sau: 

Thứ nhất, về tổ chức sản xuất 

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng và thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua các hợp tác xã trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo Nghị định số 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 

- Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ kịp thời sâu, bệnh; 

- Khuyến cáo không tăng diện tích trồng mới, trồng tái canh cà phê, hồ tiêu đối với các diện tích đất đai không phù hợp, năng suất thấp, bị nhiễm bệnh nặng; hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả hơn; thay thế một phần diện tích trồng hồ tiêu, cà phê thuần bằng hình thức trồng xen hồ tiêu với cà phê, cây ăn quả lâu năm theo đúng quy trình kỹ thuật: 

- Phối hợp với các địa phương liên quan (trong đó có các tỉnh Tây Nguyên) hoàn thiện đề xuất “Dự án phát triển bền vững ngành hàng điều, hồ tiêu và cây ăn quả”; Đề án phát triển ngành điều, cà phê bền vững và các chương trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng một số sản phẩm cây trồng chính (trong đó có hồ tiêu, rau quả,...). 

Thứ hai, về chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ 

- Tập trung tiển khai, thực hiện những chính sách, cơ chế chủ yếu để hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản như: 

+ Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hiện đang xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định để phù hợp tình hình mới; 

+ Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 116/2018/NĐ CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55; 

+ Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 

+ Tiến hành xây dựng Nghị định Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; 

+ Triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/01/2019); 

+ Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25 ngày 04/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; 

+ Triển khai thực hiện các chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia và triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê chất lượng cao” trong đó bao gồm nhiều dự án về phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê; 

- Ngoài ra, Bộ còn tích cực triển khai thực hiện các hoạt động để mở rộng thị trường nông sản, trong đó có các sản phẩm của Tây Nguyên như: 

+ Phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp các thông tin, yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và các quy định kiểm soát xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của các thị trường; 

+ Tổ chức các hội nghị phát triển bền vững; phối hợp với địa phương tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên kết nối tiêu thụ với các doanh nghiệp và các chuỗi siêu thị, thương mại trong cả nước. 

Bên cạnh các giải pháp của Chính phủ và các Bộ, ngành, để ổn định sản xuất, chế biến và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên địa bàn, tỉnh Đắk Nông có thể kêu gọi xây dựng nhà máy chế biến nông sản, nhằm tạo điều kiện giúp người dân có đầu ra nông sản ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung trên địa bàn như cử tri mong muốn. Tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các chính sách, cơ chế khuyến khích phù hợp với địa phương để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ bền vững. 

b) Nội dung 2: 

Cây lâm nghiệp không mang lại lợi nhuận tức thời như cây nông nghiệp; trong khi địa hình Đắk Nông có đất đai màu mỡ, cây nông nghiệp phát triển nhanh nên người dân tập trung trồng cây nông nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển cây lâm nghiệp còn quá thấp so với cây nông nghiệp. Người dân chưa nhận thức được lợi ích cũng như không đủ điều kiện để phát triển trong trồng trọt cây lâm nghiệp. Kiến nghị Chính phủ tăng chính sách hỗ trợ, ưu tiên về vốn, thị trường, tạo dựng thương hiệu và các chính sách có liên quan để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành lâm nghiệp Việt Nam. 

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời: (Công văn số 1459/BNN-TCLN, ngày 15/3/2022) 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng “Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp” và trình Chính phủ xem xét, ban hành tại Tờ trình số 6859. Dự thảo Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp đã quy định đầy đủ các chính sách về đầu tư, hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư trong bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, an ninh, quốc phòng. 

c) Nội dung 3: 

Cử tri kiến nghị về một số điểm bất cập đối với việc ký cam kết an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản: 

- Từ năm 2020, Ủy ban nhân dân một số xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã tổ chức triển khai ký cam kết an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tại 01 địa điểm cố định nhưng không khả quan. Ban Tự quản của thôn, bon đã tiến hành đi đến từng hộ gia đình để tổ chức ký cam kết, tuy nhiên rất nhiều hộ dân không hợp tác do họ không thể xác định được mức độ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, sản do họ sản xuất (vì chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy, sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn nước, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, môi trường xung quanh,...). 

- Ngoài ra, công tác kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm không được thực hiện do công chức chuyên môn (Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường) nên không nắm vững các kiến thức liên quan đến việc xác định hàm lượng chất tăng trưởng trong chăn nuôi; sự an toàn của nguồn nước; sự tồn dư của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo quy định. 

Do đó, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét lại quy định về ký cam kết an toàn thực phẩm đối với các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ vì không phù hợp với thực tế, khó triển khai thực hiện, tạo áp lực cho công tác quản lý Nhà nước cấp xã. 

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời:(Công văn số 1495/BNN-QLCL, ngày 15/3/2022) 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An toàn thực phẩm: “Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm cũng quy định cụ thể đối với điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, trong đó có các yêu cầu tối thiểu về khu vực sản xuất, canh tác; việc sử dụng nước, vật tư nông nghiệp trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Do đó, từng cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ cũng cần được phổ biến, cập nhật các kiến thức an toàn thực phẩm cần thiết để bảo đảm tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do mình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nội dung Bản cam kết ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thể hiện các tổ chức, cá nhân đã nắm được đầy đủ và cam kết thực hiện các yêu cầu an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mình. 

Tại Điều 7, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT đã đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương phân công và bố trí đủ nguồn lực (bao gồm cả nguồn nhân lực phù hợp) để triển khai công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại địa phương. Đồng thời, tại Điều 9 cũng đã yêu cầu cơ quan được phân công phải phổ biến hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trước khi tổ chức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc địa bàn quản lý ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Do đó, đề nghị các địa phương rà soát, bảo đảm phân công các cơ quan phù hợp, có đủ nguồn lực (kể cả về số lượng nhân sự, chuyên môn, trang thiết bị, kinh phí, ...) để triển khai hoạt động tổ chức ký cam kết, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với điều kiện tại từng địa bàn, khu vực. 

Nhằm hỗ trợ triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xây dựng tài liệu và tờ rơi tuyên truyền phổ biến những điểm cốt lõi về an toàn thực phẩm đối với từng loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thống nhất trên toàn quốc để các địa phương triển khai tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn (bản điện tử tại địa chỉ http://nafiqad.mard.gov.vn/truyen-thong-va quang-ba-nong-san-an-toan-cap-nhat-den-thang-112020_t2211311n202). 

Trường hợp nguồn lực còn hạn chế, đề nghị các địa phương tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ...) và các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ nắm được yêu cầu quy định, tuân thủ và tổ chức ký cam kết được hiệu quả. 

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện để phê duyệt Đề án bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030, trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết hiệu quả hơn vấn đề trên. Căn cứ đề án chung được Bộ phê duyệt, các địa phương xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình của từng địa phương. 

d) Nội dung 4: 

Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết người nông dân, thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp với giá cả thị trường trong nước và quốc tế, gắn sản xuất với chế biến, chế biến sâu vào thị trường tiêu thụ. Tăng vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Đồng thời kết hợp với nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Sớm có giải pháp triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp để giúp người nông dân khi gặp khó khăn. 

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời: (Công văn số 947/BNN-KTHT, ngày 17/12/2021) 

- Về phát triển hợp tác xã nông nghiệp 

Tính đến hết năm 2021, cả nước có 18.340 hợp tác xã nông nghiệp, 91 Liên hiệp hợp tác xã và hơn 30.000 tổ hợp tác nông nghiệp. Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp khoảng 3,78 triệu người, trung bình 206 thành viên/hợp tác xã. Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh, nhưng tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả vẫn chiếm trên 60% tổng số hợp tác xã nông nghiệp cả nước. Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp là 69.659 người, trong đó: Cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 11.173 người (chiếm 16%); trung cấp, sơ cấp nghề có 22.747 người (chiếm 32,7%); chưa qua đào tạo có 35.739 người (chiếm 51,3%). Như vậy, tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ cấp trở lên đã chiếm 48,7%. Tổng số vốn, tài sản trung bình của hợp tác xã nông nghiệp 2,32 tỷ đồng (trong đó tổng số vốn là 1,6 tỷ đồng; tài sản là 0,72 tỷ đồng). Doanh thu bình quân năm 2021 của hợp tác xã nông nghiệp đạt 1,86 tỷ đồng; thu nhập bình quân của 01 lao động là 36,7 triệu đồng/năm tương đương 3,05 triệu đồng/người/tháng. 

- Về phát triển chuỗi giá trị 

Để thúc đẩy phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/8/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức triển khai thực hiện chính sách tại các địa phương; tính đến ngày 30/9/2021, cả nước đã duyệt được 933 dự án, kế hoạch liên kết (579 dự án và 354 kế hoạch). Một số tỉnh phê duyện nhiều dự án, liên kết. Đến nay, cả nước thực hiện các chuỗi liên kết - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với 4 tác nhân tham gia liên kết có 271 tổ chức khoa học, 586.585 hộ nông dân, 4.028 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đối với các chuỗi nông sản an toàn, có 1.644 chuỗi được chứng nhận với 2.346 sản phẩm (chủ yếu sản phẩm tập trung vào các loại như rau, củ, quả các loại; lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, tôm, cá tra, các loại cá biển, các loại trái cây, trứng, nước mắm...); 2.991 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó có 1.085 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. 

- Thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu 

Hiện nay, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án thí điểm xây dựng 05 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, bao gồm vùng cây ăn quả miền núi phía Bắc, vùng cà phê Tây Nguyên, vùng lúa gạo Tứ Giác Long Xuyên, vùng gỗ rừng trồng miền Trung, vùng trái cây Đồng Tháp Mười tại đại bàn 75 xã, 43 huyện của 11 tỉnh với mục tiêu hình thành 05 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông lâm sản. Đề án có 04 hợp phần, tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng (trong đó 440 tỷ đồng đầu tư hạ tầng là nguồn vốn đầu tư công trung hạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý). 

- Tăng vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn 

Trong thời gian vừa qua một số chính sách đã được ban hành như cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 17/4/2018); chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và 116/2016/NĐ-CP ngày 07/9/2018); chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98/2008/NĐ-CP ngày 05/7/2018); chính sách hỗ trợ các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án sản xuất sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch (Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến 2030 (Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021); Đề án đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021); Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021); Đề án Phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021); Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021). Và nhất là vừa qua Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với kinh phí 30.000 tỷ đồng. 

- Về chính sách Bảo hiểm nông nghiệp 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 58/2018/NĐ-CP (Quyết định số 4130/QĐ-BNN-KTHT ngày 23/10/2018) phân công các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp; năm 2020, Nghệ An là tỉnh duy nhất đã ký được hợp đồng bảo hiểm cho cây lúa vụ Hè - Thu năm 2020 (cho 7.291 hộ với diện tích 1.465 ha thuộc 102 xã của 8 huyện. Trong đó, có 927 hộ nghèo, 3.891 hộ cận nghèo và 2.473 hộ thường). Tổng giá trị bảo hiểm là 39.107 triệu đồng, số phí bảo hiểm là 2.007 triệu đồng (Trong đó: phần người mua bảo hiểm nộp là 674 triệu đồng, phần NSNN hỗ trợ là 1.333 triệu đồng). Đối với bảo hiểm trâu bò, cũng chỉ có Hà Giang triển khai thành công, Tổng số 3.481 hộ với 4.791 con (trâu 3.322 con, bò 1.469 con) của 57 xã thuộc 3 huyện. Trong đó tập trung vào hộ nghèo, cận nghèo, với 3.478 hộ cho 4.788 con (trâu 3.319 con, bò 1.496 con); hộ không thuộc hộ nghèo, cận nghèo chỉ có 3 hộ với 3 con trâu. Tổng số tiền bảo hiểm của 4.791 con trâu, bò là 71.865 triệu đồng, số phí bảo hiểm là 2.635 triệu đồng (trng đó NSNN hỗ trợ khoảng 2.370 triệu đồng, cá nhân đóng khoảng 264 triệu đồng). 

Với một số tình hình như đã nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan của Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các định hướng, mục tiêu vấn đề cử tri quan tâm. 

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị, từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quang truyền thống của nông thôn Việt Nam, tăng cường trồng cây xanh; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc... trong đó nội dung hợp tác, liên kết, đầu tư, tín dụng là những vấn đề rất quan trọng nhằm thực hiện định hướng chuyển đổi. 

11. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị về nâng cao chất lượng hệ thống ISO |

Quy định về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi tắt là Hệ thống ISO) vào cơ quan hành chính Nhà nước trong đó có Ủy ban nhân dân cấp xã tồn tại bất cập rất lớn mặc dù hệ thống này được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, hệ thống này được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg, ngày 05/3/2014 về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước. Nhìn chung, hệ thống này có thể được hiểu là việc cán bộ, công chức thực hiện việc viết lại những gì mình đã làm và làm theo những gì mình viết; tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng hệ thống này tại các cơ quan nhà nước nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã là không phù hợp, vì những lý do sau: 

- Việc giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật, trong khi đó các văn bản này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; 

- Khối lượng công việc của cán bộ, công chức cấp xã rất nhiều, không thể thường xuyên theo dõi các quy trình ISO để thực hiện theo mà phải thực hiện theo các quy định, dẫn đến việc áp dụng ISO chỉ mang tính hình thức, đối phó; 

- Công chức không thể vừa giải quyết công việc chuyên môn, vừa theo dõi, cập nhật cơ sở pháp lý, các bước công việc vào quy trình ISO; 

- Việc tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ, họp xem xét của lãnh đạo hay lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của khách hàng (tổ chức, công dân) cũng mang nặng tính hình thức, không hiệu quả, các hồ sơ chỉ mang tính đối phó với các đoàn kiểm tra của cấp trên. Từ đó, dẫn đến việc lãng phí thời gian, công sức của cán bộ, công chức, lãng phí giấy tờ, văn phòng phẩm mà không đem lại hiệu quả thiết thực nhưng đây là quy định nên bắt buộc phải thực hiện. 

Nếu tiếp tục áp dụng hệ thống này trong thời gian tới, hệ thống hành chính nước ta có khả năng xa rời nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, không đánh giá đúng vai trò của thực tiễn. Thêm vào đó, nhiều nơi, nhiều cơ quan tổ chức không dám mạnh dạn kiến nghị cơ quan nhà nước cấp trên thay đổi chính sách, bãi bỏ quy định trên để hoạt động hành chính được hiệu quả hơn. Do vậy, đề nghị có những sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với địa phương cơ sở.  

* Bộ Khoa học và Công ngh trả lời: (Công văn số 602/BKHCN-TĐC, ngày 22/3/2022) 

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là đối tượng khuyến khích áp dụng. 

- Theo Báo cáo số 301/BC-SKHCN ngày 14/12/2021 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và ứng dụng công nghệ thông tin vào áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng cho 71/71 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 100%). Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh trong việc triển khai xây dựng, áp dụng và ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng. 

Qua quá trình theo dõi, tổng hợp và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị sơ kết tình hình triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg giai đoạn 2015 - 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 19 (Báo cáo số 3222/BC-BKHCN ngày 10/11/2021), trong đó đã báo cáo về hiệu quả đạt được của việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Theo đó việc xây dựng, áp dụng một cách có hiệu lực, hiệu quả là một trong những biện pháp thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ, cụ thể như sau: 

- Giúp tìm ra biện pháp để cải cách thủ tục hành chính: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 yêu cầu cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính cho công dân/tổ chức phải công khai các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu mà công dân phải nộp; nêu rõ quy trình xử lý công việc, kết quả xử lý cuối cùng, thời gian hoàn thành, từ đó có thể đưa ra biện pháp để giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 

- Giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông hiệu quả hơn: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 giúp thấy rõ trong hoạt động của nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc, các khâu trong các phòng, ban phải kết nối với nhau một cách hợp lý, từ đó có thể thấy rõ khâu nào bị chồng chéo, bất hợp lý để liên tục cải tiến các quy trình xử lý công việc cho phù hợp, phục vụ công dân/tổ chức tốt hơn. 

- Thúc đẩy việc nâng cao và hoàn thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng cho cán bộ, công chức; đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu vị trí công tác. 

- Tạo điều kiện để công dân cùng giám sát cán bộ, công chức, giám sát các thủ tục hành chính có được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hay không, từ đó kiến nghị sửa đổi, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Các hiệu quả nêu trên cũng đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đánh giá, ghi nhận tại Báo cáo số 101/BC-SKHCN ngày 14/12/2021. 

Tại Báo cáo số 3222/BC-BKHCN ngày 10/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau: “Sự thành công của việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước được quyết định bởi nhận thức và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp, ý chí quyết tâm của lãnh đạo cơ quan, sự nhận thức đúng đắn về Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 của lãnh đạo và cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức”.

Đồng thời, tại Báo cáo số 101/BC-SKHCN ngày 14/12/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông cũng đã đánh giá, ghi nhận nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế hiện nay là phần nhiều xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc triển khai, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin còn chưa đáp ứng yêu cầu công việc, nhất là tại Ủy ban nhân dân cấp xã (thiếu máy tính làm việc; hệ thống phần mềm một cửa, chữ ký điện tử thường hay xảy ra sự cố,...) ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc; vấn đề bố trí kinh phí để duy trì, áp dụng tại các cơ quan cũng gặp khó khăn. 

Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông có ý kiến gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, kỹ năng trong việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng cho cán bộ, công chức, đặc biệt là tại Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (cập nhật các thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật theo thời hạn chậm nhất là ba tháng kể từ khi văn bản có hiệu lực thi hành; thực hiện đánh giá nội bộ, xem xét lãnh đạo, đo lường sự hài lòng của khách hàng; ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa quy trình, thủ tục một cách hiệu quả và kết hợp với thủ tục hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông”).

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/hoat-dong-quoc-hoi-hdnd/cac-bo-nganh-trung-uong-tra-loi-y-kien-kien-nghi-cua-cu-tri-dak-nong-92408.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/hoat-dong-quoc-hoi-hdnd/cac-bo-nganh-trung-uong-tra-loi-y-kien-kien-nghi-cua-cu-tri-dak-nong-92408.html

    Nổi bật

        Mới nhất
        Các bộ, ngành Trung ương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO