Sống với Núi là đangsống với thứ xa xưa nhất, cũ kỹ nhất, nhưng không bao giờ nhàm chán. Ngườitrong dân gian không cần đến trường cũng nghe từ trời đất: “Trăng bao nhiêutuổi trăng già/ Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”…
Bản làng của người Xơ Đăng dưới chân núi NgọcLinh (Kon Tum). Ảnh tư liệu |
Cứ mùa khô là tôi tìmnhững ngọn núi mà đi.
Tôi luôn trả tôi vềthiên nhiên, và không bỏ mất cái quyền yêu trời xanh và núi non. Ðó là nănglượng của tôi. Tôi có cảm giác phố phường không đủ chỗ cho tâm hồn tôi. Tôi nhớphố phường, tôi yêu những gánh hàng rong, vỉa hè, xe cộ, kiến trúc, cùng nhữngmặt người son phấn, nhưng thế giới của tôi phải là sự chập chùng hoang vu bấttận của những dãy núi mù xa. Kiến trúc nào có thể đứng trên, hay bằng được kiếntrúc từ trong thiên nhiên. Nương rẫy chìm xuống, nắng và gió băng qua lồnglộng, dù nó mơn trớn âu yếm hay hành hiện sự tàn bạo của thiên nhiên. Những thịthành, thị tứ, khu dân cư, làng, bon, chợ búa, sông suối, rẫy nương… cứ thế lùilại đàng sau.
Ðúng nghĩa miền núi,thì mùa khô là lúc dễ tiếp cận với các dãy núi, dễ đi lại. Ðây cũng là mùa núihiện ra nguyên hình, từ tâm hồn cho đến hình thể. Ðó là mùa mà những dòng suốitrong suốt, nước như vắt lấy giọt từ những thảm thực vật, chảy ra trong sâuthẳm của khe cạn nhỏ tẹo trên đỉnh, để đúng cuộc hẹn hoang giao thành dòng dướichân núi mà tìm ra suối. Cái tinh thần “Streamline”, những dòng nhạc kiểuMirage, Screen music… hẳn cố tìm về hơi thở này đây. Cỏ cây hoang dã tiết trờinày ở cái đỉnh của sự rạo rực, chồi non trào ra, hoa biếc bừng sắc, chim chóc dậytiếng. Những sườn núi vàng rực sơn cúc không phải là bản giao hưởng duy nhấtcủa miền sơn cước. Chỉ cận cảnh, mới trông thấy những thảm cây chợt trổ ra thứlá toàn màu tím biếc, toàn lá đỏ au, thậm chí toàn lá đen thui, đôi khi lànhững dải cây không thể biết tên mà lá non mới bung màu đã vàng hơn cả lá thu,rồi những thảm cây lá non xanh mềm long lánh như lụa trong nắng núi. Trongnhững cánh rừng mưa nhiệt đới thường xanh chằng chịt dây leo, trên tầng cao củacác cây già kiaphong lan bắt đầu lặnglẽ trổ bông và tỏa hương. Những rừng bằng lăng trắng phơ phơ như những cây sanhô khổng lồ dựng nên thành vách, mắc cạn trên miền sơn nguyên. Những rừng trúcthanh khiết muốt tận với thảm thực bì dày dần lên vào mùa đổ lá. Ðó là lúc côntrùng sục sôi, mà biểu hiện cho sự đại diện lên trên là rợp trời bươm bướm,ong, hay chuồn chuồn núi…
Trời đất rộng ra hơnvới bất kỳ dãy núi nào ở mùa khô. Màu xanh da trời nhuộm xanh những đỉnh núi.Mà nếu màu thiên thanh không nhuộm xanh thì trong cái nắng chói chang kia, mâycũng kéo nhau về chọc ghẹo núi, hay đoàn viên ở đấy. Mùa thiếu nước, nhưng khóisương ở đâu ra mà cứ nhằm mùa khô lại xuất hiện nhiều. Những buổi sớm sươnglênh đênh, làm cao nguyên tan chảy theo hư vô, và làm bạc những ngọn núi linhthiêng.
Ðất nước này dễ nhìnthấy núi. Là xứ sở mà núi đầy dẫy, núi đông đúc, núi chen chúc, núi quen thuộc.Và Tây Nguyên cũng thế. Giữa mênh mông trời đất, điệp trùng núi, nhưng khôngngọn núi nào không tên. Nó có tên vì… con người. Vì nó là điểm tựa của loàingười nhỏ bé sống dưới chân nó. Nó là biểu tượng của cộng đồng. Nó là thôngđiệp của sự kỳ bí thiên nhiên. Nó là nhận thức. Nó là linh hồn quê xứ.
Tôi cứ đi giữa mênhmông núi non. Và từng cộng đồng dưới chân các ngọn núi cứ hào phóng dạy cho tôinhững bài vỡ lòng về núi. Từ Bra Yang ở Di Linh đến Vờnum R’Was (núi Voi),Langbian, Bidoup. Từ Nâm Nung đến Tà Ðùng, Chư Yang Sin, Chư Braian. Từ Cư M’tađến Chư Dang Ya, Chư Prông, Hàm Rồng. Từ Konkakinh đến Chư Sê, Chư Dju, M’nonPantar, ngok Lum Heo, ngok Krinh, ngok Rơo, ngok Linh. Cho dù thấp so với mựcnước biển ở cao độ làng nhàng như núi Da Brian(1244 m) thì người Mạ ở caonguyênB’lao vẫn vọng lên đó để chiêmbái; như ngọn Nâm Nung (1512 m) thì người M’nông ở cao nguyên M’nông vẫn dõimắt ngước nhìn; như Langbian (2169 m) thì người Lạch luôn tin về nơi hội tụnhững gì hiển linh của xứ sở; như Konkakinh (1748 m) thì người Jrai, Banah cứkiêng nể ngóng trông; như Chư Yang Sin (2406 m) với người Êđê thê thiết cậy nhờsự che đỡ muôn đời. Và như Ngok Linh (2598 m) thì người Sê Ðăng, Giẻ Triêngtuyệt đối không để trời cao giận dữ khi đảo lộn một cục đá, cành cây hiển linhnơi đỉnh núi, không tự tiện mở đường, xẻ núi... Các sắc dân tưởng chừng nhỏ bénày đã làm tôi mở mắt và mở lòng mà tiếp nhận suối nguồn tri thức vũ trụ, thiênnhiên qua tiếng vọng của núi. Họ kể cho tôi miên man về các truyền thuyết diễmlệ hình thành các ngọn núi đó, mà tất cả đều nếu không oai hùng thì cũng làtuyệt đỉnh lãng mạn. Không ngọn núi nào thiếu tiểu sử, không có riêng một câuchuyện, truyền thuyết. Núi là “nhân vật” xuất hiện nhiều nhất trong bất kỳ sửthi nào của các dân tộc Tây Nguyên. Lúc thì núi hiện ra huyền bí, cao vời, lúcthì trìu mến, thân thương, gần gũi như xóm giềng, thành viên của cộng đồng. Màchẳng phải sách vở, điều nghiên, tra cứu, cứ hỏi các sắc dân dưới chân núi sẽnghe ngay câu chuyện về nó. Không cái tên núi nào không ý nghĩa. Thấy sao đặtvậy, giản dị, hiện sinh, có lúc cao siêu, nhưng có lúc thật ngây ngô. Như núiChư Yang Sin nghĩa là “Cổng vào Trời”, Nâm Nung là Sừng Trâu, Chư Sê là Ngựa,R’was là ngà Voi, Lang-bian là tên của hai người trẻ đẹp yêu nhau ghép lại… Tấtcả đều có anh hùng và mỹ nhân, có ân ban của trời đất và ý chí của con người.Vậy đó, qua các ngọn núi, mới hay con người dù tiến hóa đến mấy cũng cứ thuầnphục thiên nhiên, nghiêng mình trước những ngọn núi.
Hoa vàng trải khắp núi đồiTây Nguyên. Ảnh tư liệu |
Người ở núi thấp nể vìngười ở trên cao, luôn thế. Này nhé, như cư dân K’ho xứ núi Brah Yang (1.200m)ở cao nguyên Di Linh rất nể trọng người K’ho xứ núi Langbian, dù ngay thế kỷ 21này. Sự cao giá của trên cao như quan niệm và hành xử rằng gái Langbian bao giờcũng có giá hơn gái Di Linh. Tất nhiên trai cũng vậy. Người K’ho lý giải điềugiản dị này rằng người trên cao sống ở nơi của thần linh. Quí trọng người trêncao vì nơi đó “đẻ” ra đất trời, thế gian. Trọng người ở trên cao vì nơi đó khắcnghiệt hơn khi phải sống. Trọng người ở trên cao vì nơi đó là đầu nguồn nước,tạo ra sự sống. Vì vậy mà trong sâu thẳm, người K’ho ở Di Linh nghĩ về đỉnhLangbian là chỗ để “hành hương”.
Yàng tập trung trên cácđỉnh núi. Vì vậy mà người Tây Nguyên gọi những Yàng ấy là Yàng Núi, “thần Núi”.Nên phải luôn cúng núi. Cho dù bây giờ là thời nhân loại hiện đại, con người cóthể biết chuyện toàn thế giới trong một cái nhấp chuột trên Internet thì sựlinh thiêng của một ngọn núi ở một quê xứ cứ sừng sững trong lòng bất kỳ ai. Cóthể quét sạch mất một cánh rừng nhưng không thể làm biến mất một ngọn núi. Núivĩnh cửu. Từ xa xưa đến nay, bất kỳ lúc nào vào rừng tìm sản vật mưu sinh, làngười ta cúng trước khi bước vào núi, lên núi. Sự kiêng nể “thần núi” này khôngchỉ ở người bản địa Tây Nguyên mà cả người Chăm ở miền duyên hải.
Người ta bảo nhìn núimà đi. Con người, sống trong trời đất, phải vận hành theo những lý lẽ, mách bảocủa tự nhiên. Cuộc sống dù hiện đại đến mấy con người vẫn cứ trẻ thơ khi đứngtrước núi, còn phải khiêm nhường trước non cao. Ðẹp và dễ thương như lời tráchmóc của trong dân gian miền núi khi mộtcô nàng dấu yêu vụt mất: “Núi cao chi lắm Núi ơi/ Núi che mặt trời khôngthấy người thương”.
NguyễnHàng Tình