Bước chuyển từ mô hình “Trường học mới”

15/04/2013 09:53

ắk Nông là một trong những tỉnh thành được hưởng lợi từ mô hình “Trường học mới” (Vnen) do Bộ giáo dục- Ðào tạo triển khai ở bậc tiểu học từ năm học 2012-2013. Chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào thí điểm, mô hình đã thực sự tạo được hứng khởi cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và học...

ADQuảng cáo

Ðắk Nông là một trong những tỉnh thành được hưởng lợi từ môhình “Trường học mới” (Vnen) do Bộ giáo dục- Ðào tạo triển khai ở bậc tiểu họctừ năm học 2012-2013. Chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào thí điểm, mô hìnhđã thực sự tạo được hứng khởi cho giáo viên,học sinh trong quá trình dạy và học.



Việctự thảo luận nhóm với nhau đã phát huy được tính tích cực chủ động của học sinhở Trường tiểu học Lê Đình Chinh


Học sinh đóng vai trò trung tâm

Không giống những nămhọc trước, từ đầu năm đến nay, học sinh lớp 3A2, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh(Gia Nghĩa) được cô giáo dạy học theo một phương pháp mới nên đều cảm thấy rấthứng thú. Ðể triển khai tiết dạy theo mô hình mới, cô giáo chủ nhiệm Ðoàn ThịThương đã xếp bàn ghế, chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một ban vàđược đặt tên tương ứng với nhiệm vụ như ban học tập, ban văn nghệ, ban sứckhỏe, ban thư viện, ban đối ngoại, ban vệ sinh.

Ban cán sự lớp trướcđây sẽ đổi tên thành Hội đồng tự quản, bao gồm có chủ tịch hội đồng và hai phóchủ tịch hội đồng. Thay vì giảng bài, đặt câu hỏi như trước đây thì nay cô giáoThương chỉ cần nhắc đến phần học là các nhóm sẽ tự giác làm việc với nhau theohình thức thảo luận nhóm để đưa ra kết luận cuối cùng. Còn giáo viên sẽ chấmđiểm cho các nhóm vào bảng tiến độ học tập nên các em rất thích thú.

Cũng nhờ có bảng tiếnđộ học tập nên học sinh có thể tự đánh giá được khả năng học tập của mình vàcủa cả bạn bè để phấn đấu. Cô giáo Thương cho biết: “Ưu điểm lớn nhất của cáchhọc này là tất cả các em đều phải tự lập và phải trực tiếp tham gia để giảiquyết các vấn đề của bài học, chứ không chỉ có một vài thành viên phát biểu ýkiến như cách dạy cũ. Chính vì vậy, các em ngày càng thể hiện được bản lĩnh, sựtự tin của mình hơn trong học tập và biết cách làm việc theo nhóm”.

Tương tự, tại TrườngTiểu học Lê Ðình Chinh ở xã Nhân Cơ (Ðắk R’lấp) cũng đã áp dụng mô hình dạy học“Trường học mới” cho 8 lớp khối 2 và khối 3, với 226 học sinh. Theo thầy LêCông Hải, Phó Hiệu trưởng thì việc triển khai mô hình Vnen đã giúp nhà trườngphát huy được rất nhiều lợi thế trong việc dạy và học để nâng cao chất lượnggiáo dục.

ADQuảng cáo

Nếu đi một vòng quanhcác lớp học có thể thấy điểm khác biệt nhau giữa các lớp áp dụng mô hình Vnenso với những lớp học bình thường khác là không khí học tập sôi nổi, làm việctích cực của học sinh. Với vai trò trung tâm trong giờ học, hầu hết học sinhđều hình thành được thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hỗ trợ nhautrong quá trình học tập. Các em đều tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập cũngnhư các hoạt động, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Mỗi em còn có bảng đotiến độ chuyên cần nên hầu hết đều đi học rất đầy đủ, đúng giờ để tự mình đánhdấu, từ đó đã hạn chế việc bỏ học.

Những bước hỗ trợ thiết thực

Dự án “Trường học mới”do Quỹ giáo dục toàn cầu tài trợ với mục đích nhằm đổi mới quá trình sư phạm, đồngthời tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, góp phần giúp học sinh vùng khó khănđược đến trường học cả ngày. Chính vì vậy, tất cả các trường học áp dụng môhình dạy học mới đều được hỗ trợ cả về mặt chuyên môn lẫn kinh phí thực hiệncác nội dung.

Theo thầy Lê Văn Tuấn,Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong ở xã Ðắk Búk So (Tuy Ðức) thì việcđược tham gia mô hình “Trường học mới”, nhà trường đã được hỗ trợ rất nhiều.Với việc được hỗ trợ phương pháp dạy và học mới đã bước đầu nâng cao tỷ lệ họcsinh khá, giỏi của nhà trường.

Trong số 6 lớp thíđiểm mô hình dạy học mới thì số lượng học sinh khá, giỏi tăng gần 20% so vớinăm trước. Giáo viên phụ trách các lớp thí điểm được hỗ trợ về chuyên môn bằngcách tham gia các lớp tập huấn, học tập chuyên đề để được trang bị các kiếnthức, kỹ năng trong việc giữ vai trò làm người hướng dẫn, đồng hành với họcsinh giúp các em tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học ở lớp.

Theo ông Lê Bá Cường,Trưởng Phòng Giáo dục bậc tiểu học (Sở Giáo dục-Ðào tạo) thì hiện tại, ngànhGiáo dục chỉ mới triển khai thí điểm mô hình “Trường học mới” ở khối lớp 2 và3. Khi tham gia mô hình này, các đơn vị trường học không chỉ được hỗ trợ vềchuyên môn, phương pháp dạy học mới mà còn được hỗ trợ kinh phí.

Cụ thể, những đơn vịtrường học không có điểm trường được hỗ trợ 80 triệu đồng/năm; còn những đơn vịtrường học có điểm trường lẻ thì được 100 triệu đồng/năm để tiến hành tập huấnlại cho giáo viên, mua sắm và sửa chữa bàn ghế, tủ, làm đồ dùng dạy học…Hiệntại, sách giáo khoa của học sinh và giáo viên đều được cấp miễn phí, với trên2.000 bộ cho cả hai khối lớp. Ðiều này thật sự đã tạo điều kiện thuận lợi chohọc sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số trong quátrình học tập.

Có thể nói, việc ápdụng mô hình “Trường học mới” đã thực sự tạo một bước chuyển rất lớn trong việcthay đổi tư duy giáo dục ở các nhà trường, hướng học sinh hình thành tính tíchcực, chủ động trong giờ học cũng như kỹ năng tự tìm hiểu, học hỏi về sau. Ðâycũng là những dấu hiệu tích cực để ngành tiếp tục triển khai áp dụng mô hình“Trường học mới” cho học sinh các khối lớp khác trong những năm tiếp theo nhằmnâng cao chất lượng giáo dục ở các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồngbào dân tộc thiểu số.

Bài, ảnh:Nguyễn Hiền

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bước chuyển từ mô hình “Trường học mới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO