Qua đợt khảo sát của Ban Văn hóa- Xã hội HÐND tỉnh mới đây cho thấy, tại các trường học trên địa bàn huyện Ðắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa đã xảy ra tình trạng thu, chi trái quy định các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh, học sinh...
Qua đợt khảo sát của Ban Văn hóa- Xãhội HÐND tỉnh mới đây cho thấy, tại các trường học trên địa bàn huyện Ðắk R’lấpvà thị xã Gia Nghĩa đã xảy ra tình trạng thu, chi trái quy định các khoản đónggóp tự nguyện của phụ huynh, học sinh.
Mỗi nơi một kiểu thu
Ðơn cử như Trường Tiểu học Bùi ThịXuân ở thị trấn Kiến Ðức (Ðắk R’lấp) trong năm học 2011- 2012, ngoài các khoảnđóng góp bắt buộc theo quy định, nhà trường đã triển khai thu đối với mỗi họcsinh gồm: quỹ hội phụ huynh 400.000 đồng; tiền xây dựng phòng học từ 650.000-850.000 đồng; dạy thêm 100.000 đồng/tháng. Ngoài ra, trường còn thu thêm nhiềukhoản khác như: quỹ lớp, quỹ khuyến học, tiền thuê dọn vệ sinh, giấy mực, sửachữa nhỏ… Sang năm học 2012-2013, trong dự kiến thu, chi của trường, danh mụcnày cũng không giảm bớt, thậm chí số tiền thu ở một số khoản còn tăng hơn.Tương tự, Trường THCS Nguyễn Du cũng ở thị trấn Kiến Ðức thì một số khoản thucó mức khá cao như: quỹ ủng hộ tự nguyện 500.000 đồng; quỹ khen thưởng 100.000đồng; quỹ vệ sinh 70.000 đồng; quỹ xây nhà chức năng 600.000 đồng…
Tại địa bàn thị xã Gia Nghĩa, quakhảo sát 4 trường gồm: Trường THPT Chu Văn An, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm,Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và Trường Mầm non Hoa Bưởi cho thấy, ngoài quỹ hộicha mẹ học sinh đều ấn định mức thu 400.000 đồng/ học sinh thì các quỹ vệ sinh,quỹ lớp, điện, nước, khuyến học… mỗi trường đều có một mức thu khác nhau. Ðiềuđáng nói, danh sách các khoản thu ở các trường bậc mầm non, tiểu học thườngnhiều hơn các trường THPT. Thậm chí, theo phản ánh của một số phụ huynh, có mộtsố trường còn thu mỗi học sinh 10.000đồng/ tháng để giáo viên chủ nhiệm nhắntin cho phụ huynh khi có việc cần. Như vậy, chỉ nhẩm tính, một lớp vài ba chụcem, mỗi năm học, cô giáo chủ nhiệm có “ra sức nhắn tin” cũng khó mà hết được sốtiền này. Việc thu đã vậy, còn việc chi của hầu hết các trường cũng không đúngmục đích theo quy định.
Ông Vương Thái Lư, Phó Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh kết luận khảo sát tình hình thu, chi tại Trường THPT Chu VănAn (Gia Nghĩa). Ảnh: Hà An |
Biết sai nhưng vẫn làm
Mặc dù từ đầu năm học, Sở Giáo dục-Ðào tạo đãcó Công văn 1132 gửi các trường trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo việc thu, chi;trong đó có nêu rõ: “Những khoản thu tự nguyện từ phụ huynh là không bắt buộcvà nhằm phục vụ cho việc tổ chức hoạt động chăm sóc, động viên, khen thưởng họcsinh”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường vẫn triển khai huy động các quỹtheo hình thức tự nguyện cho các mục đích như: sửa chữa nhỏ, khuyến học, xâydựng phòng học, nhà chức năng, nhà đa năng….
Chỉ tính riêng trong 2 năm học 2011-2012 và 2012- 2013, trên địa bàn huyện Ðắk R’lấp đã có 4 trường học triển khaithu tiền xây dựng lớn, bao gồm:TrườngTiểu học Bùi Thị Xuân, Trường Tiểu học Ðoàn Thị Ðiểm, TrườngTHCS Trần Quang Khải, Trường THCS Nguyễn Duđể xây dựng 8 phòng học và 2 nhà đa năng với kinh phí trên 4,5 tỷ đồng. Mặc dùThông tư 55, ngày 7/1/2012 của Bộ GD-ÐT quy định rõ các khoản không được thu vàchi từ đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh, nhưng không hiểu sao, Ban đạidiện cha mẹ học sinh các trường vẫn nhất trí thông qua các khoản thu chi này.Mức thu cao nhất có trường lên tới 1,2 triệu đồng/ học sinh. Cái sai rõ nhấtcủa các trường là mặc dù Bộ GD-ÐT đã có quy định cấm thu quỹ tự nguyện theohình thức ấn định khung, nhưng hầu như trường nào cũng đều làm ngược lại. Quađó cho thấy, việc đóng góp này mặc dù là mang tính tự nguyện, đóng theo nhu cầucủa phụ huynh, nhưng thực chất lại là khoản thu bắt buộc được cào bằng.
Về việc chi thì trong số các khoảnchi của các trường, hầu hết nguồn thu tự nguyện từ phụ huynh học sinh đều đượcchi cho các khoản mà Thông tư 55 cấm. Thậm chí, có trường còn lấy nguồn này đểchi cho các việc như khen thưởng giáo viên, một số hoạt động của trường. Trongkhi đó, theo quy định thì những khoản này thuộc về nguồn chi thường xuyên. Lýgiải về vấn đề này, lãnh đạo các trường đều có chung một lập luận là nếu khôngchi từ các khoản thu đóng góp cho những hoạt động trên thì trường không có kinhphí để hoạt động. Bởi vì, theo quy định của UBND tỉnh, mỗi trường đều đượctrích 20% trong kinh phí hàng năm để chi thường xuyên. Tuy nhiên, khi về cácđịa phương, UBND các huyện, thị xã đã thống nhất “cắt bớt” khoản này để dùngcho các hoạt động khác của phòng giáo dục. Cụ thể như ở huyện Ðắk R’lấp, ngoài80% kinh phí chi lương, mỗi trường chỉ được trích lại không quá 13% để chi thườngxuyên. Ở thị xã Gia Nghĩa, hầu hết các trường trên địa bàn các phường trungtâm, mức chi thường xuyên hàng năm chỉ có 8%. Vì vậy, mặc dù biết là trái vớiquy định, nhưng các trường vẫn buộc phải dùng nguồn từ các khoản đóng góp đểchi (?).
Theo ông Vương Thái Lư, Phó Ban Vănhóa- Xã hội HÐND thì việc thu chi của các nhà trường thời gian qua không đúngvới một số quy định hiện hành, đặc biệt là khoản thu tự nguyện. Các trường thutheo hình thức chia bình quân hoặc huy động đóng góp tự nguyện một số khoảnthu, nhưng thực chất như là bắt buộc đã làm tăng thêm gánh nặng kinh tế đối vớiphụ huynh học sinh, nhất là gia đình khó khăn, khu vực nông thôn. Có thể nói,không riêng gì huyện Ðắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa mà tình trạng lạm thu, lạmchi chắc chắn sẽ xảy ra ở nhiều địa phương khác trong tỉnh nữa.
Ban VH-XH HĐND tỉnh giámsát việc thu chi tại Trường mầm non Hoa Bưởi |
Phải kịp thời chấn chỉnh
Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dụclà một chủ trương đúng của Nhà nước nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư chosự nghiệp “trồng người”. Thế nhưng, nhiều trường đã "vận dụng" tối đavấn đề này bằng việc liệt kê danh sách đóng góp, huy động từ phụ huynh học sinhvào “xã hội hóa”. Ngoài những trường huy động nguồn đóng góp để xây dựng nhữngcông trình lớn, thì có một số trường còn dùng hình thức huy động tự nguyện vàoviệc mua sắm trang thiết bị dạy học, máy móc theo chương trình chuẩn hóa. Nhiềuphụ huynh dù biết một số khoản thu vô lý, nhưng cũng đành ngậm ngùi chấp nhậnđóng vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập của con mình.
Ðược biết, sắp tới, Thường trực HÐNDtỉnh sẽ trực tiếp làm việc với Sở GD-ÐT để kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạmthu, lạm chi ở các trường học cũng như yêu cầu các cấp, các ngành tăng cườngcông tác kiểm tra việc thu, chi của các trường, tránh tình trạng mạnh ai nấylàm, ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, kinh tế của người dân.
|
Bài, ảnh: Hà An