Bỏng là tổn thương của cơ thể do tác dụngtrực tiếp với các nguồn năng lượng sức nóng, điện, hóa chất và bức xạ, để lạidi chứng sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối tượng dễ bị bỏng nhất làtrẻ em.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng ở trẻem. Nguyên nhân hàng đầu là do nhiệt ướt, như bị tiếp xúc trực tiếp với nướcsôi, thức ăn quá nóng. Hai là do nhiệt khô như tiếp xúc trực tiếp với lửa, kimloại bị đun, nung nóng như xoong nồi nóng, ống bô xe máy, bàn ủi, lò sưởi… Bịđiện giật cũng là một trong những nguyên nhân gây bỏng cho trẻ. Nhiều trẻ dokhông hiểu được mối nguy hại của việc tiếp xúc với các công trình điện, các vậtdụng mang điện áp cao. Ba là do hóa chất như bị tiếp xúc với các hóa chất mạnhcó khả năng ăn mòn da như xút, axít…
Nơi trẻ thường hay bị bỏng là ở nhà, nhấtlà ở khu vực nhà bếp khi người lớn tập trung nấu ăn hay phòng tắm có sử dụngnước nóng. Với những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, bỏng có thể xảy ra ở các cơ sởsản xuất và những nơi các em thường tụ tập kiếm sống như hầm mỏ, bãi rác, côngtrình mang điện…
Khi bị bỏng, dù bị nhẹ cũng có thể gâymất muối, nước, huyết hương… dẫn tới sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gầy mòn và cóthể tử vong. Bỏng thường gây đau đớn dẫn đến hoảng sợ và gây sốc. Nhiều trẻ đaudo bỏng đã làm thay đổi tính tình, suy giảm sức đề kháng, gây rối loạn tâm lý,tình cảm. Về lâu dài đau do bỏng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách,trạng thái hốt hoảng, quấy khóc, ngủ kém, sợ tiếp xúc… Do da trẻ mỏng và nhạycảm hơn người lớn nên khi bị bỏng dễ bị ảnh hưởng đến tận cơ, xương, mạch máuvà hệ thần kinh. Nguy hại hơn là bỏng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâmhồn và thể chất của trẻ. Vết bỏng nặng đều có thể gây tổn thương nghiêm trọngnhư để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến cử động do dính, thậm chí gây cắt cụtchi, cứng khớp, làm biến dạng cơ thể, gây tàn phế suốt đời.
Nguyễn Hiền