Bon Pu Prâng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

28/05/2010 10:51

Bon Pu Prâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song) có 40 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc M’Nông. Ông Điểu S’rốt, trưởng bon Pu Prâng cho biết: “Ngoài việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như văn hóa hiện đại từ cộng đồng người Kinh...

ADQuảng cáo

Bon Pu Prâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song)có 40 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc M’Nông. Ông ĐiểuS’rốt, trưởng bon Pu Prângcho biết:“Ngoài việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như văn hóa hiện đạitừ cộng đồng người Kinh, trong những năm qua, người dân trong bon chúng tôi vẫncố gắng giữ gìn, bồi đắp những bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bàoM’nông. Nhiều người trong bon vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng M’nông, nhữngnét văn hóa truyền thống của đồng bào như kỹ thuật đánh cồng chiêng, hát dân vũ,làm cây nêu, ẩm thực... vẫn được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau”.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Thực tế cho thấy, ở bon Pu Prâng, nhiềungười M’nông vẫn đang nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Cứ vàothứ 6 hàng tuần, các nghệ nhân trong bon lại tổ chức sinh hoạt và truyền dạycho thanh, thiếu niên cách đánh cồng chiêng. Với hình thức người biết dạy chongười chưa biết để làm sao cho mỗi người phải biết kỹ thuật đánh các loạichiêng của người M’nông. Nhờ đó, số lượng người biết đánh cồng chiêng trong bonngày càng tăng. Năm 2008, bon Pu Prâng đã thành lập đội văn nghệ dân gian gồm21 thành viên, có thể diễn tấu cồng chiêng, hát dân vũ, dân ca... Đây không chỉlà đội văn nghệ xung kích của huyện tham gia biểu diễn phục vụ nhân dân trongcác ngày lễ hội trên địa bàn, mà còn góp phần rất lớn trong việc giữ gìn, khơidậy và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Chị Thị Diệp, 18 tuổi,thành viên trẻ nhất trong đội văn nghệ dân gian cho biết: “Ngày trước, một sốthanh thiếu niên trong bon vì ảnh hưởng của văn hóa hiện đại nên đã thờ ơ vớivăn hóa truyền thống. Thế nhưng bây giờ, phần lớn họ đã ý thức được giá trị củavăn hóa truyền thống và đã ra sức giữgìn. Họ cũng giống như tôi, thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạtcồng chiêng, hát dân vũ...”. Cùng với diễn tấu cồng chiêng, hát dân vũ... thìloại hình hát sử thi Ot Ndrong cũng được đồng bào trong bon duy trì sinh hoạtthường xuyên trong các lễ hội truyền thống như Lễ mừng lúa mới, Lễ kỷ niệm ngàythành lập bon làng và trong các buổi sinh hoạt tại nhà văn hóa cộng đồng củabon. Theo ông Điểu Klứt, nghệ nhân hát sử thi Ot Ndrong trong bon thì trướckia, sử thi Ot Ndrong chỉ truyền dạy lại cho người con duy nhất trong nhà.Nhưng, với mong muốn lưu giữ vốn văn hóa cho những lớp người M’nông sau này nênnghệ nhân đã chủ động truyền dạy sử thi Ot Ndrong cho tất cả những người cóniềm đam mê với loại hình văn hóa này. Được biết, nghệ nhân Điểu Klứt đã truyềndạy sử thi Ot Ndrong cho 6 học trò. Đến nay, các học trò của ông đều thuộc vàhát thành thạo gần 17 bài sử thi như Kră, Năng cướp Bing, Chàng Tiăng bán tượnggỗ... Những nghệ nhân trẻ này đã tổ chức các buổi sinh hoạt, mở lớp dạy hát sửthi cho các thanh, thiếu niên khác trong bon và lớp học ngày càng thu hút đượcnhiều người tham gia. Bên cạnh đó, những người cao tuổi trong bon còn duy trìkỹ thuật làm cây nêu. Theo ông Ma Rin, một người cao tuổi trong bon thì đồngbào M’nông trong bon vẫn truyền tai nhau câu chuyện về sự tích cây nêu. Vì thế,hàng năm, khi người dân trong bon thu hoạch từ 100 gùi lúa trở lên thì bon tổchức lễ đâm trâu và cây nêu sẽ được dựng lên trong lễ hội đó.

Với những việc làm thiết thực đó, ngườidân ở bon Pu Prâng đang đóng góp một phần đáng kể vào công tác bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào M’nông nói riêng và truyền thốngdân tộc Việt Nam nói chung.

Vũ Trang

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bon Pu Prâng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO