Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton thăm Việt Nam: Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế

11/07/2012 10:35

Ngày 10-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton. Tổng Bí thư khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng và đề nghị Hoa Kỳ tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam nhằm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới...

Ngày 10-7, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton. Tổng Bí thưkhẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng và đề nghị Hoa Kỳ tăngcường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam nhằm đưaquan hệ hai nước lên tầm cao mới. Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ vui mừngtrở lại thăm Việt Nam và khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hợp tác vớicác nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có vai trò quan trọng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộtrưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Hội kiến với Thủ tướng Nguyễn TấnDũng, Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ vui mừng về những kết quả kinh tế -xã hội mà Việt Namđạt được trong thời gian qua và đề nghị hai nước cần tăng cường hợp tác đểhướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định,Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Hoa Kỳ, đặc biệt là trên các lĩnh vựckinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, môi trường, nhân đạo…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoạitrưởng Hillary Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổnđịnh và hợp tác, đảm bảo tự do an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông; khẳngđịnh những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cần được giải quyết bằng các biệnpháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển củaLiên hiệp quốc năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ởbiển Đông (DOC) hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Ngoại trưởngHillary Clinton bày tỏ quan ngại về những diễn biến vừa qua ở biển Đông; khẳngđịnh Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùngđặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốcnăm 1982.


Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm vớiBộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton. Thông báo với các phóng viên trongnước và quốc tế tại cuộc họp báo về kết quả cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ,Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, hai bên đã có buổi làm việc hữu ích, cởimở, thẳng thắn về các vấn đề song phương cũng như mối quan hệ chung trong khuvực. Việt Nam và Mỹ hài lòng về những thành tựu trong quan hệ Việt – Mỹ thờigian qua và tin tưởng mối quan hệ còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơnnữa trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại,khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo...


Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minhhội đàm với Ngoại trưởng Hillary Clinton. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh:“Cùng đi với Ngoại trưởng Mỹ có hơn 20 doanh nghiệp của nước này, sẽ giúp mở ranhững cơ hội kinh doanh và đầu tư. Hai bên cũng cam kết tiếp tục đẩy mạnh hoạtđộng trong lĩnh vực kinh tế cũng như giải quyết hậu quả chiến tranh, rà phá bommìn, khắc phục những ảnh hưởng từ chất độc hóa học dioxin. Hai bên cũng tíchcực hội đàm trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng về những vấn đề còn quan điểmkhác biệt. Chúng tôi trao đổi về việc xây dựng duy trì hòa bình, ổn định, hợptác, an toàn, an ninh hàng hải ở biển Đông. Hai bên cùng nhất trí rằng tranhchấp chủ quyền cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luậtpháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, đồng thờituân thủ Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại biển Đông được ký kết giữaASEAN và Trung Quốc”.


Mở đầu phát biểu của mình, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói: “Tôi vẫn còn nhớlần đầu tiên tôi tới Việt Nam vào năm 2000 khi tôi cùng đi với chồng tôi, khiđó ông ấy vẫn còn là Tổng thống Mỹ. Lần này là chuyến thăm thứ 3 của tôi trêncương vị Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam. Tôi thấy rất vui về những điều đã làmđược, về những thay đổi ở Việt Nam”.


Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng cho biết, Việt Nam và Mỹ đang cùng nhau hợp tác vềan ninh hàng hải, không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy thương mại, kinh tế.Việt Nam ngày càng có vị thếquan trọng và đóng góp nhiều hơn tại tiểu vùng sông Mekong khu vực Đông Nam Á.Việt Namvà Mỹ chia sẻ những chiến lược quan trọng.


“Tôi và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sẽ còn gặp nhau tại Campuchiađể có cơ hội trao đổi nhiều hơn về nhiều vấn đề quan trọng, như vấn đề biển Đông.Chúng tôi sẽ trao đổi về các vấn đề trong khu vực, những đóng góp của Việt Nam trong việcnỗ lực để có được giải pháp ngoại giao làm giảm căng thẳng, giữ gìn an ninh ởbiển Đông. Chúng tôi cũng hy vọng các nước trong khu vực đạt được thỏa thuậnvới Trung Quốc về việc thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử để đảm bảo bất cứ khi cóvấn đề nảy sinh trên biển Đông, vấn đề sẽ được giải quyết hòa bình trên cơ sởluật pháp quốc tế” – bà Hillary Clinton nói.


Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định, phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục giải quyết hậu quảcủa chất độc da cam, rà phá bom mìn. Chúng tôi đã làm việc tích cực đảm bảorằng Hoa Kỳ đang giải quyết những di sản của chiến tranh để lại. Chúng tôi đãcó những cam kết gia tăng tài chính... Về lĩnh vực tìm kiếm quân nhân mất tíchtrong chiến tranh (MIA), Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong haithập kỷ qua, những nỗ lực đã bắt đầu từ trước khi bình thường hóa quan hệ.Thông qua nỗ lực này, đã có gần 700 hài cốt được trao trả, song hiện vẫn còn1.300 người vẫn mất tích và hai bên sẽ còn nhiều việc phải làm.


Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ đã tới Đại học Ngoại thương Hà Nội để dự lễ kỷ niệm20 năm chương trình học bổng Fulbright, dự sự kiện của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ- ASEAN.


Trước khi tới Việt Nam, bà Hillary Clinton đã thăm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ. Saukhi rời Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ còn tới thăm Lào, Campuchia, Ai Cập vàIsrael. 

V.D (Theo SGGP)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton thăm Việt Nam: Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO