Người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam phát biểu: Tinh thần chung trong chủ trương khai thác, chế biến bauxite là sử dụng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường và bảo đảm hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội...
Người phát ngôn của Chính phủ, Bộtrưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam phát biểu: Tinh thần chung trongchủ trương khai thác, chế biến bauxite là sử dụng tiết kiệm tài nguyên, sử dụngcông nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường và bảo đảm hiệu quả tổng thể về kinhtế - xã hội; trong thử nghiệm cần vừa làm vừa nghiên cứu, xem xét rất cẩn trọngtất cả các mặt và nếu cần thiết sẽ điều chỉnh quy hoạch.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam chủ trì họp báo thường kỳ tháng 2/2013 của Văn phòng Chính phủ. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại họp báo thường kỳ tháng2/2013 của Văn phòng Chính phủ chiều 28/2, nhiều câu hỏi liên quan đến hiệu quảcủa các dự án bauxite tại Tây Nguyên được đặt ra với Bộ trưởng Vũ Đức Đam.
Cần nhìn tới lợi ích tổng thểkinh tế và xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đamcho biết bauxite là một trong số rất ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô trữ lượng ở tầm quốctế, thuộc hàng vài nước đứng đầu thế giới, dù các số liệu về trữ lượng còn cókhác biệt. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là thăm dò, khai thácnguồn tài nguyên này để góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chungvà kinh tế-xã hội vùng nói riêng.
Tinh thần chung là sử dụng tiết kiệmtài nguyên hữu hạn, sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường và phải cóhiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội. Hiệu quả của từng dự án cụ thể phải tínhcả vòng đời và cả lợi ích gián tiếp về mặt xã hội.
Việc khai thác bauxite không thểtiến hành trong một lúc, không chỉ vì những vấn đề về hạ tầng, đầu tư, môitrường mà còn vì phụ thuộc thị trường thế giới, phải tính tóan “làm ra baonhiêu, bán cho ai, bán lúc nào”, Bộ trưởng nói.
Do Việt Nam chưa có kinh nghiệm khaithác, chế biến bauxite, năm 2007, Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chếbiến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 đã đượcphê duyệt và việc triển khai một số dự án mang tính chất thử nghiệm được thựchiện trên cơ sở quy hoạch này. Chủ trương của Chính phủ là vừa làm vừa nghiêncứu, xem xét rất cẩn trọng tất cả các mặt và nếu cần thiết sẽ điều chỉnh cả quyhoạch để có một lộ trình phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp.
Tại cuộc họp báo, phóng viên cũngđặt câu hỏi về thông tin Vinacomin đề xuất một số cơ chế đặc thù cho các dự ánbauxite tại Tây Nguyên và liệu điều này có thỏa đáng hay không?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc lại rằngvới mỗi dự án, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể vànếu chỉ tính đến hiệu quả kinh tế cũng phải xét cả vòng đời dự án, có dự án kéodài tới 50 năm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ về hiệu quả kinh tế-xãhội tổng thể, góp phần tạo đà phát triển cho cả miền Trung.
Bộ trưởng cho biết, với một số dựán, có thể xét riêng hiệu quả kinh tế chưa hiệu quả nhưng nếu tính tổng thể làcó lợi, thì Nhà nước sẽ có một số cơ chế phù hợp. “Tổng hòa lại, phải luôn luônbảo đảm hiệu quả, có lợi về kinh tế -xã hội”, Bộ trưởng nói.
Dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý
Giải đáp câu hỏi về chỉ đạo củaChính phủ đối với các thiệt hại do Vinacomin dừng đầu tư cảng KêGà, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, khi thực hiện thí điểm các dự ánchế biến, vận chuyển bauxite tại Tây Nguyên, Vinacomin được giao chuẩn bị đầutư cảng Kê Gà.
“Như tôi đã nói, đây là các dự ánmang tính thử nghiệm, Chính phủ đã chỉ đạo nhất quán khi bắt đầu triển khai cácdự án này là vừa làm, vừa nghiên cứu tất cả các mặt một cách cẩn trọng trên cáctiêu chí”, ông Vũ Đức Đam nói.
Từ quặng bauxit để tạo ra nhôm cónhiều bước, trong đó, những bước sau đặc biệt tiêu tốn điện. Bước ban đầu dừngở mức sản xuất alumin thì khối lượng vận chuyển rất lớn. Do đó, việc quy hoạch,đầu tư cảng, hệ thống vận tải đường bộ từ chỗ khai thác, chế biến đến cảng cũnglà thành phần quan trọng khi thực hiện đầu tư. Ban đầu, khi triển khai 2 dự ánthí điểm này, Vinacomin đã khảo sát năng lực hiện có, khả năng đầu tư mở rộngcũng như nhu cầu nguồn hàng tổng hợp của các cảng ở khu vực này sao cho khoảngcách vận chuyển từ nơi khai thác, chế biến bauxit ra cảng là gần nhất. Từ đóthấy rằng cần đầu tư cảng Kê Gà.
Trong quá trình xem xét quy mô dựán, cũng như sự phát triển của các cảng, sự phát triển kinh tế -xã hội của khuvực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, Vinacomin đã báo cáo Bộ CôngThương rằng ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư vào cảng Kê Gà. Với quymô dự án bauxite, lộ trình phát triển cảng, đường ở khu vực đó, trước mắt, cóthể sử dụng các cảng khác ở vùng lân cận như cảng Gò Dầu, Phú Mỹ. Vì vậy,Vinacomin đề nghị dừng đầu tư cảng Kê Gà. “Theo tôi, đây là quyết định hợp lý”,Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Khi trình đề xuất này với Bộ CôngThương, Vinacomin cũng nói rõ các lý do về mặt kinh tế, xã hội của quyết địnhnày. Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, mọi dự án khi bước vào khâu chuẩn bị đầu tư đềuphải mất một phần chi phí, nhưng nếu việc dừng lại có lợi hơn là tiếp tục đầutư thì phải dừng. Việc này nằm trong quyền tự chủ sản xuất kinh doanh củaVinacomin.
Đồng thời, khi cân đối khả năng vậnchuyển của các cảng khu vực, các cơ quan quản lý nhà nước thấy rằng việc dừngđầu tư cảng Kê Gà không ảnh hưởng lớn đến quy hoạch vận tải cảng biển nên đồngý dừng đầu tư cảng này.
Nguồn Chinhphu.vn