Trong khuôn khổ phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành; việc ban hành (và chậm ban hành) văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội...
Trong khuôn khổ phiên họp thứ 20 củaỦy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trảlời chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu xây dựng, thẩmđịnh văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành; việc ban hành (vàchậm ban hành) văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốchội.
Tại phiên chất vấn, đại biểu NguyễnBá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấn đề: Cử tri cho rằng tham nhũng xảy ra trong nhiềulĩnh vực, trong đó có tham nhũng pháp luật và tham nhũng chính sách bởi thực tếcó nhiều văn bản của các bộ ngành mâu thuẫn, đá nhau để bảo vệ lợi ích quyềnlợi, lợi ích của bộ mình. Đại biểu thẳng thắn hỏi: Vậy có hay không tình trạngtham nhũng pháp luật, tham nhũng chính sách? Nếu có tình trạng tham nhũng chínhsách, tham nhũng pháp luật, Bộ trưởng có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này?
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đềnghị Bộ trưởng Hà Hùng Cường làm rõ có hay không việc xây dựng luật phục vụ lợiích nhóm?
Giải trình trước Ủy banThường vụ Quốc hội (UBTVQH), Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, quy trình xâydựng văn bản quy phạm pháp luật rất đầy đủ, chặt chẽ, kiểm soát song thông tưvà thông tư liên tịch của các Bộ, các ngành hiện chưa có sự kiểm soát có tổchức. Theo Bộ trưởng, nguyên nhân là do quy định của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật. Tới đây, Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu để đề nghị với Quốc hội giảiquyết vấn đề này.
Khẳng định “có quy trình rất chặtchẽ” song Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng thừa nhận không loại trừ những quy địnhcó những sơ hở. Bộ trưởng ví dụ một số lĩnh vực chuyên sâu như nghị định vềkinh doanh vàng, kinh doanh xăng dầu, giá than, giá điện... cần lộ trình, bướcđi thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát... thìBộ Tư pháp qua kiểm tra cũng rất khó phát hiện.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp HàHùng Cường trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Ủy viên thườngtrực, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Ảnh: SGGP |
Tình trạng nợ đọng văn bản quánhiều, quá lâu cũng được các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Hà Hùng Cường giảitrình rõ.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai)bức xúc: “Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 vừa qua, Chính phủ cho biết còn nợtrên 100 văn bản hướng dẫn, chưa kể số bị trễ hạn. Ngay cả Bộ Tư pháp cũng nợhướng dẫn điều 25 của Luật Phổ biến pháp luật. Đặc biệt Luật Giá, việc nàykhiến người dân, doanh nghiệp rất băn khoăn”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật PhanTrung Lý chất vấn: “Tình trạng nợ và chậm bao giờ chấm dứt được, Bộ trưởng cótham mưu cho Chính phủ không? Đây không phải chỉ là mong muốn mà là luật định”.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước)thẳng thắn: “Đã nhiều lần Quốc hội nhắc nhở Chính phủ việc chậm ban hành cácvăn bản hướng dẫn. Cử tri cũng rất bức xúc vì có những luật chậm hướng dẫn đến3-5 năm thì có thể gọi là không thực hiện nghị quyết của Quốc hội, như thế cóphải là vi phạm luật không”? Đại biểu đề nghị trong Kỳ họp Quốc hội, Chính phủcần báo cáo tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng HàHùng Cường cho biết, tổng kết công tác năm 2012 đánh giá việc khắc phục tìnhtrạng nợ đọng các văn bản thi hành luật, pháp lệnh có nhiều chuyển biến rõ nét.Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, tình trạng này lại tăng đột biến, với tổngsố văn bản nợ đọng là 107.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân cónhiều, nhưng về chủ quan, sự chỉ đạo của một số bộ, ngành chưa quyết liệt; việckiện toàn củng cố vụ pháp chế của một số bộ ngành chưa được nghiêm theo chỉ đạocủa Chính phủ; quy trình xem xét còn kéo dài.
Cũng tại phiên chất vấn, các quyđịnh về cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cáchmạng trước ngày 01/01/1945; quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độthường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ..., được các đại biểu nhắc tới khi đềcập đến trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc để “lọt lưới” thẩm định đối vớimột số văn bản gây phản ứng trong xã hội.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà HùngCường cho biết về nguyên tắc, sau khi ban hành văn bản 3 ngày, cơ quan ban hànhphải gửi cho Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp để kiểm tra. “Tuy nhiên có cơquan gửi chậm, thậm chí “quên” gửi nên có khi được đăng công báo rồi, thực hiệnrồi mà cơ quan kiểm tra chưa nhận được văn bản.” – Bộ trưởng nêu rõ.
Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởngBộ Tư pháp cho hay sẽ nỗ lực hơn nữa, đặc biệt chú trọng tính khả thi và hợp lýcủa văn bản.
Nguồn Dangcongsan.vn