Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia

23/06/2023 17:30

Luật Phòng thủ dân sự quy định Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

ADQuảng cáo

Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia - Ảnh 1.

Luật Phòng thủ dân sự xác định rõ nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự với 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Luật Phòng thủ dân sự được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5 có 07 chương và 55 điều, quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự cũng xác định rõ nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự. Đó là: Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân.

Đồng thời, kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia

Điều 34 của Luật quy định rõ cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự. Theo đó, Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. 

ADQuảng cáo

Thành viên Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ đạo trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật. 

Điều 35 của luật cũng quy định lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

Trong đó, lực lượng nòng cốt bao gồm: Dân quân tự vệ, dân phòng; lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương. 

Còn lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Hoạt động phòng thủ dân sự phải dựa vào dân, dân là gốc

Trước đó, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị xác định rõ phạm vi, mối quan hệ giữa lực lượng phòng thủ dân sự với các lực lượng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các lĩnh vực khác để Chính phủ có cơ sở quy định cụ thể, tránh vướng mắc có thể xảy ra khi áp dụng.

Tại phiên họp, làm rõ thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, lực lượng tham gia các hoạt động này đều là lực lượng phòng thủ dân sự.

Mặt khác, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo đã xác định: “Hoạt động phòng thủ dân sự phải dựa vào dân, dân là gốc. Lực lượng nòng cốt là: Dân quân tự vệ, dân phòng; công an xã, phượng, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành, địa phương. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia”.

ADQuảng cáo
Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-quoc-phong-la-co-quan-thuong-truc-cua-ban-chi-dao-phong-thu-dan-su-quoc-gia-119230623173052143.htm
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO