Bộ đội biên phòng với phong trào “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác”

01/08/2011 10:52

Ngày 25-7-2008, Đảng ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đã có Nghị quyết 19-NQ/ĐU, về “Bộ đội biên phòng tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”...

ADQuảng cáo

Ngày 25-7-2008, Đảng ủy Bộ đội biên phòng(BĐBP) tỉnh đã có Nghị quyết 19-NQ/ĐU, về “Bộ đội biên phòng tham gia lao độngsản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền anninh biên giới quốc gia”. Xác định đây là chủ trương lớn, thiết thực đối vớitoàn lực lượng, các đơn vị BĐBP trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khókhăn, triệt để khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đaicũng như huy động các nguồn lực tại chỗ để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, pháttriển kinh tế.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết 19 và gắnkết với phong trào “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, các cấpủy, các đơn vị đã ra nghị quyết chuyên đề và triển khai cho cán bộ, chiến sỹ(CBCS) tham gia lao động, phát triển kinh tế một cách nghiêm túc. Từ cơ quanchỉ huy cho đến các đồn biên phòng đóng quân trên biên giới đã tận dụng thếmạnh của từng đơn vị, địa bàn để tổ chức trồng trọt, chăn nuôi các loại giốngcây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống vật chấtcho bộ đội. Ở mỗi đơn vị biên phòng, các tổ, đội được giao nhiệm vụ tận dụngnhững khoảng đất trống xung quanh để tăng gia sản xuất. Đây cũng là một trongnhững chỉ tiêu để đánh giá kết quả thi đua hàng năm giữa các đơn vị với nhaunên đã thu hút được sự tham gia đông đảo của CBCS. Hàng ngày, sau giờ tuần tra,huấn luyện, CBCS lại tập trung vào việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, xem đâylà nhiệm vụ quan trọng không thua kém gì nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Vì vậy,những mô hình vườn-ao-chuồng như vườn rau sạch, nuôi cá, gia cầm, heo, bò,dê... xuất hiện ngày càng nhiều tại các đồn biên phòng trên tuyến biên giới.Điển hình như mô hình trồng rau an toàn của Đồn biên phòng 763 (Đắk Song). Từnguồn quỹ tăng gia sản xuất của Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợpvới Sở Khoa học- Công nghệ đã đầu tư xây dựng cho đơn vị một vườn rau an toàntrong nhà lưới. Ngoài ra, đồn còn nuôi thêm nhím, dê với số lượng lên đến hàngchục con mỗi loại. Từ đó, đồn đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việcchủ động nguồn rau, thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh, phục vụ đầy đủ nhu cầuhàng ngày cho CBCS. Hiện nay, lượng rau xanh đủ cung cấp cho đơn vị quanh năm,không phải mua từ ngoài vào. Đánh giá về phong trào tham gia lao động, pháttriển kinh tế trong những năm qua, Thiếu tá Phạm Huy Thành, Đồn trưởng Đồn biênphòng Bu Cháp khẳng định: “Nghị quyết 19 đã trở thành phong trào rộng khắp, làmchuyển biến về cơ bản nhận thức của cấp ủy, chỉ huy, CBCS của các đơn vị trongviệc đảm bảo hậu cần tại chỗ, nâng cao đời sống bộ đội. Bằng việc tích cực, tựgiác trong việc tăng gia sản xuất, CBCS của đơn vị đã xây dựng được một số môhình làm kinh tế khá hiệu quả, có thêm nguồn thu đáng kể để góp thêm vào việcnuôi quân cũng như giúp đỡ đồng bào địa phương khi cần thiết”.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Tăng gia sản xuất cải thiện đời sống ở Đồn biên phòng 761 (Thuận An,Đắk Mil)

Cùng vớiđó, các đơn vị đã chủ động quan hệ với Ban quản lý rừng phòng hộ biên giới,Công ty Viễn thông Quân đội Viettel... nhận chăm sóc diện tích rừng, bảo vệ cáctrạm thu phát sóng... để tăng thêm nguồn thu. Đối với khối cơ quan Bộ Chỉ huyBĐBP tỉnh, ngoài việc tăng gia sản xuất, đơn vị còn hợp đồng nhận khoán, chămsóc 11,7 ha cà phê và xin tỉnh quỹ đất để xây dựng dự án trại chăn nuôi tại xãĐắk Lao (Đắk Mil). Hiện nay, đàn bò phát triển ổn định và ngày càng tăng về sốlượng. Kết quả đạt được từ lao động, phát triển kinh tế đã giúp các đơn vị đưathêm vào bữa ăn của CBCS từ 1500-1800 đồng/người/ngày; ngày lễ tết từ25000-30.000 đồng/người/ngày. Chất lượng bữa ăn của CBCS được nâng lên, gópphần tăng thêm sức mạnh chiến đấu, tạo niềm tin cho bộ đội gắn bó với đơn vị.

Ngoài ra,Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh còn chỉ đạo các đồn biên phòng thường xuyên chủđộng tham mưu, phối hợp giúp địa phương khu vực biên giới phát triển kinh tếcũng như tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, nhất là đồng bào dân tộcthiểu số làm ăn, thực hiện các mô hình kinh tế. Điển hình như Đồn biên phòng765 lắp 2 hệ thống loa truyền thanh công cộng tại xã Thuận Hà (Đắk Song) đểthông tin, tuyên truyền; các Đồn biên phòng 767 và 769 giúpđồng bào xã Quảng Trực (Tuy Đức) trồng lúanước trên cánh đồng Đắk Huýt, nuôi gà sao, gà Mông...

Có thểnói, với sự nỗ lực, đồng lòng của toàn lực lượng biên phòng tỉnh, công tác bảođảm hậu cần tại chỗ, nâng cao đời sống của bộ đội, nhân dân trên tuyến biêngiới đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần rất lớn trong việc thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Bài,ảnh: Phan Tân

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ đội biên phòng với phong trào “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO