Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND An Thạnh nhiệm kỳ 2024 – 2029 chưa có bằng đại học theo quy định
Theo KLTT chỉ ra những vi phạm, ỉồn tại, hạn chế và cảnh báo rủi ro, về tổ chức, quản trị, điều hành, hoạt động của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Cụ thể, đến thời điểm 31/3/2024, đơn vị đang thực hiện một số hoạt động không đúng nội dung được ghi trong giấy phép. Tại thời điểm 31/3/2024, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ VIII (năm 2024-2029) chưa có bằng đại học theo quy định.
Bên canh đó, trưởng Ban kiểm soát (BKS) không tham dự 02 cuộc họp bất thường của HĐQT là chưa đảm bảo quy định. Ngoài ra, kế hoạch Kiểm toán nội bộ (KTNB) năm 2022, 2023 và năm 2024 ban hành chưa đảm bảo về thời hạn theo quy định.

Theo KLTT còn chỉ ra việc thực hiện thu hồi các khoản vay tại các địa bàn không liền kề còn hạn chế, cụ thể 02 địa bàn không liền kề (phường Bình Chuẩn và An Phú) đã được chấm dứt hoạt động từ tháng 01/2020, nhưng đến 31/3/2024 vẫn còn dư nợ 134 triệu đồng.
Nghị quyết Đại hội thành viên (ĐHTV) ủy quyền cho HĐQT lựa chọn Công ty kiếm toán độc lập, trong khi Điều lệ chưa có quy định về việc ủy quyền này.
Nghị quyết ĐHTV nhiệm kỳ 2024-2029 thiếu nội dung về việc bổ nhiệm Giám đốc đã được ĐHTV thông qua.
Tại các Quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm nhân sự còn một số tồn tại, hạn chế như: Quyết định bổ nhiệm giám đốc nêu căn cử Nghị quyết ĐHTV, nhưng khi đối chiếu Nghị quyết ĐHTV nêu trên lại không có nội dung về việc bổ nhiệm Giám đốc; Quyết định bổ nhiệm Trưởng KTNB, nhưng không nêu căn cứ theo đề nghị của Trưởng BKS; Một số quyết định bổ nhiệm nhân sự hiện đăng ký nhân danh Chủ tịch HĐQT mà không phải ký thay mặt HĐQT là chưa phù hợp.
Tại Quy chế cho vay do Chủ tịch HĐQT ban hành còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn có nội dung quy định trùng lặp; còn có quỵ định dẫn chiếu điều khoản chưa đúng; quy định về tần suất kiểm tra sử dụng vốn vay còn chưa thống nhất; quy định về mức phán quyết cho vay của Ban tín dụng và của HĐQT còn có sự chồng chéo; quy định về dòng tiền của phương án vay vốn chưa phù hợp với thực tế hoạt động tại đơn vị; chưa cập nhật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cho phù họp với quy định hiện hành.
Theo KLTT, tại các báo cáo của BKS trong thời kỳ thanh tra, chưa có thông tin thể hiện BKS đã kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, Quyết định của ĐHTV và của HĐQT; chưa có thông tin thể hiện việc BKS đã kiểm tra về nội dung phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ.
Cho vay khi khách hàng chưa hoàn thành thủ tục
Theo KLTT còn nêu, quy trình, kế hoạch và báo cáo KTNB còn một số tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, tại Quy trình KTNB số 18a/QĐ-BKS ngàỵ 09/4/2021 do Trưởng BKS ban hành, nội dung còn sơ sài, chưa hướng dẫn chi tiết cách thức đánh giá rủi ro, cách thức thực hiện công việc kiểm toán.
Chưa có thông tin, tài liệu làm cơ sở để đánh giá rằng Kế hoạch KTNB năm đã được BKS thảo luận với Giám đốc và thống nhất với Chủ tịch HĐQT trước khi ban hành.
Chưa có thông tin, tài liệu làm cơ sở thể hiện việc bộ phận KTNB đã gửi Báo cáo kiểm toán cho HĐQT, BKS, Giám đốc, các đơn vị, bộ phận được kiểm toán và chưa có ý kiến của các bộ phận được kiểm toán. Báo cáo kết quả kiểm toán còn nêu chung chung chưa đánh giá và nêu chi tiết về một số nội dung như các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán...
Về thành viên và một số nội dung liên quan đến thành viên, tồn tại, hạn chế: Đến 31/3/2024, đang ghi nhận vốn góp của Cơ quan hành chính nhà nước (thành viên góp vốn tồn tại từ thời kỳ trước) là chưa phù hợp.
Về nguồn vốn, tồn tại, hạn chế, chưa ghi mức vốn điều lệ đã được NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương chấp thuận vào Điều lệ. Còn 02 số tiền gừi tiết kiệm ghi chưa đúng ngày cấp CCCD so với thông tin trên CCCD của khách hàng gửi tiền.
Về hoạt động cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, Thanh tra chọn mẫu khách hàng còn một số trường họp cho vay khi khách hàng chưa hoàn thành thủ tục kết nạp thành viên theo quy định. Một số trường hợp cho vay khi việc tổ chức thẩm định, xét duyệt cho vay chưa đảm bảo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay; một số cán bộ vừa là người thẩm định (lập chung báo cáo thẩm định) nhưng cũng đồng thời là thành viên Ban tín dụng xét duyệt cho vay.
Thanh tra chọn mẫu khách hàng còn một số trường hợp chưa thực hiện đầy đủ, chặt chẽ một số nội dung về thẩm định, quyết định cho vay; về kiểm tra sử dụng vốn vay và thu thập các tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra Kết luận thanh tra đã đưa ra một sổ nội dung cần lưu ý, cảnh báo rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng như: Giao cho khách hàng vay vốn tự đi làm các thủ tục ký đăng ký giao dịch bảo đảm, điều đó tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng thiểu trung thực trong quá trình thực hiện; Giải ngân một lần toàn bộ số tiền vay, điều đó sẽ tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong khi chưa đến hạn thanh toán cho bên thụ hưởng; Một sổ khoản vay khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng, nhưng đơn vị không phân kỳ trả nợ gốc, mà áp dụng phương thức trả nợ gốc 01 lần vào cuổi kỳ là chưa phù hợp và tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng có nguồn thu nhưng lại sử dụng vào mục đích khác đến cuối kỳ không có tiền trả nợ.
Về kế toán, tài chính và an toàn kho quỹ, kiểm tra chọn mẫu việc tính lãi dự thu đổi với một số khoản cho vay phát sinh trong thời kỳ thanh tra kết quả cho thấy, có trường hợp cộng dồn phần lãi dự thu chưa thu được của kỳ trước chuyển vào phần lãi dự thu của kỳ tính lãi và trường hợp thực hiện khấu trừ phần lãi đã thu thừa của kỳ trước vào phần lãi dự thu của kỳ tính lãi là không phù hợp quy định.
Kết quả kiểm tra cho thấy, trong thời kỳ thanh tra duy trì lượng tiền mặt tồn quỹ ở mức cao. Với số dư tồn quỹ tiền mặt lớn như trên, ngoài việc đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị (do tài sản không sinh lời cao), còn tiềm ấn nguy cơ bị tội phạm tấn công.