Biết nắm bắt cơ hội để làm giàu

14/12/2011 08:41

Sau khi tỉnh Đắk Nông được thành lập, không ít người dân đã nỗ lực, biết tận dụng thời cơ, nắm bắt cơ hội, trở nên giàu có, thành đạt, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà...

ADQuảng cáo

Sau khi tỉnh Đắk Nông được thànhlập, không ít người dân đã nỗ lực, biết tận dụng thời cơ, nắm bắt cơ hội, trởnên giàu có, thành đạt, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh nhà.

Trước năm 2004, vợ chồng ông Đỗ Văn Bình,trú tại phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) vẫn là những người nông dân chân lấm taybùn. Thế nhưng, giờ đây vợ chồng ông đã có nhà lầu, xe hơi và là chủ Doanhnghiệp tư nhân Hồng Huy. Theo ông Bình, cuộc sống gia đình ông có được sự thayđổi như vậy là nhờ nắm bắt được thời cơ, vận hội sau khi thành lập tỉnh. Theođó, khi Nhà nước đã thu hồi toàn bộ đất đai, nhà cửa của gia đình ông để lấymặt bằng xây dựng các công trình công cộng. Buộc phải làm lại từ đầu, nhưng lầnnày gia đình ông Bình đã lựa chọn con đường kinh doanh để lập nghiệp. Ông Bìnhđã dùng phần lớn số tiền được bồi thường để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua xetải, thiết bị phục vụ cho việc buôn bán và chế biến nông sản. Đến năm 2006,thấy công việc kinh doanh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp, nên vợchồng ông Bình đã mạnh dạn vay thêm vốn để thành lập doanh nghiệp Hồng Huy. Saukhi thành lập doanh nghiệp, công việc kinh doanh của gia đình ông Bình lại càng“lên như diều gặp gió”. Đến năm 2008, vợ chồng ông Bình đã xây dựng được nhàcửa khang trang, mua sắm xe hơi, trở thành thương nhân thực sự thành đạt.


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Cửa hàng điện máy, ống nước của gia đình chị Trần Thị Hương Minh ởphường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa. Ảnh:Y’Krăk


Ông Phan Văn Huy, hiện là Giám đốc Côngty TNHH thương mại-xây dựng Tấn Phương, đã từng xuống TP.Hồ Chí Minh để thuêmặt bằng mở một tiệm rửa xe phun bọt tuyết, nên được bạn bè, người thân gắn chocái tên Huy “bọt”. Tiệm rửa xe của ông Huy có quy mô tương đối lớn, với 20 côngnhân làm việc, thu nhập khấm khá. Thế nhưng, nhận định sau khi thành lập tỉnhsẽ có nhiều cơ hội làm ăn, nên vợ chồng ông Huy đã quyết định sang lại tiệm rửaxe để quay về nơi ở cũ là Đắk Mil tìm kiếm vận hội mới. Vốn có chút kiến thứcvề xây dựng, cộng thêm ít vốn liếng kha khá tích cóp được, ông Huy đã nhận thicông một số công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, cầu cống, giao thông, thủylợi nhỏ… Việc ông Huy “bọt” bước vào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã khiếncho người thân, bạn bè không khỏi lo ngại vì sợ thua lỗ, không cạnh tranh nổi.Thế nhưng, đến nay, cùng với việc liên tục trúng thầu nhiều công trình xây dựngthì doanh thu, lợi nhuận hàng năm của Công ty TNHH Tấn Phương cứ đều đặn vàokhoảng hơn chục tỷ đồng đã chứng minh ông Huy “bọt” đã chọn đúng con đường làmăn. Không những vậy, công ty còn góp phần giải quyết công ăn việc làm tại địaphương khi đang sử dụng 40 lao động là người dân trên địa bàn. Nói về nguyênnhân dẫn đến thành công trong lĩnh vực xây dựng, ông Huy cho biết: “Nói thật làtôi đã “gặp thời”. Hay nói cách khác, nhờ tỉnh mới thành lập mà nhu cầu về xâydựng cơ bản tăng đột biến, nên tôi mới có cơ hội làm ăn. Hiện nay, doanh nghiệpđã tìm được chỗ đứng và khẳng định “thương hiệu” trên thương trường”.

Không đến mức giàu có lớn, nhưng gia đìnhchị Trần Thị Hương Minh, trú tại phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) cũng đã “phấtlên” kể từ ngày tỉnh được thành lập. Chị Minh cho biết, trước năm 2005, giađình chị vẫn là nông dân, cuộc sống khá bấp bênh. Thế nhưng, sau khi thành lậptỉnh, nhận thấy có sự phát triển mạnh mẽ về dân cư cũng như nhu cầu mua sắm,nên gia đình chị đã quyết định chuyển sang nghề buôn bán đồ điện gia dụng. Mặcdù thời điểm ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng kể từ năm 2006 đến nay, việckinh doanh, buôn bán của gia đình chị đã trở nên thuận lợi và ngày càng “ănnên, làm ra”. Giờ đây, vợ chồng chị đã khá giả, đủ điều kiện để nuôi con ăn họcđến nơi đến chốn, xây cất được nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạthiện đại phục vụ cuộc sống…

Theo thống kê của UBND thị xã Gia Nghĩathì vào thời điểm vừa thành lập tỉnh, hơn 85% dân số trên địa bàn hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, có thu nhập thấp, đời sống kinh tế khókhăn. Thế nhưng, đến nay, đã có rất nhiều hộ dân chuyển đổi từ sản xuất nôngnghiệp sang hoạt động dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp…góp phần đưathị xã Gia Nghĩa trở thành trung tâm phát triển hàng đầu của tỉnh. Tương tự,tại các huyện khác trong tỉnh thì kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, một bộ phậnnông dân cũng đã dần chuyển thành thương nhân, doanh nhân ngày càng nhiều. Lýgiải về nguyên nhân của những chuyển dịch tích cực này, ông Lê Văn Thị, Chủtịch UBND huyện Đắk R’lấp cho biết: “Việc tỉnh Đắk Nông được thành lập đã mở ranhiều cơ hội làm ăn, học tập, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Trong đó,nhiều người đã nỗ lực vươn lên, tận dụng, nắm bắt được thời cơ mà tỉnh đã tạora để “phất” lên làm giàu, thậm chí trở thành những “đại gia” có tên tuổi”.

Song Việt

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biết nắm bắt cơ hội để làm giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO