Giải trí

Biến chứng đột quỵ thường gặp nhất và các biện pháp phòng ngừa tốt nhất

Hùng Cường 20/03/2024 11:15

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp có nguy cơ tử vong rất cao nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Vậy những biến chứng đột quỵ nào thường gặp nhất và một số biện pháp để phòng ngừa tốt nhất thì hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Liệt nửa người, méo miệng

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Di chứng liệt nửa người thường gặp ở người bị đột quỵ. Bởi vì mỗi bán cầu não sẽ điều khiển ½ cơ thể ở phía đối diện, nếu bị đột quỵ ở não phải thì bạn sẽ bị liệt nửa người ở phía bên trái.

Các triệu chứng có thể xuất hiện như tay tê yếu, miệng méo, chân bước cao bước thấp, mắt sụp, không thể làm việc nặng nhọc,... Nếu bị đột quỵ ở phía sau não còn có thể gặp triệu chứng mờ, mù mắt.

Tuy nhiên, những di chứng của liệt nửa người trên vẫn có thể điều trị được bằng thuốc hoặc các biện pháp vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

Rối loạn ngôn ngữ

Phục hồi di chứng rối loạn ngôn ngữ sau tai biến

Cơn đột quỵ có thể làm giảm hoặc gây mất kiểm soát các cơ vận động vùng miệng và cổ họng. Từ đó, nó gây ra các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ từ nhẹ đến nặng và biểu hiện ở từng bệnh nhân cũng có thể sẽ khác nhau như: Nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Chứng rối loạn ngôn ngữ có thể khắc phục được bằng các biện pháp y học tiên tiến nhưng với thời gian chữa trị lâu dài, có thể sẽ làm thay đổi cuộc sống của cả người bệnh và người thân của họ.

Suy giảm nhận thức

5 di chứng tai biến mạch máu não cần đặc biệt cảnh giác - Hoạt huyết thông mạch TW3

Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là khoảng khoảng 20% trong 6 tháng sau đột quỵ.

Đây cũng chính là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có nhiều biểu hiện khác nhau, tình trạng nặng hay nhẹ còn phải phụ thuộc vào tốc độ phục hồi ở những bệnh nhân sau đột quỵ.

Các tình trạng rối loạn nhận thức thường gặp như: Hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói,…

Thay đổi tính cách

Phần lớn bệnh nhân sau đột quỵ thường suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân mình và phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm.

Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là điều vô cùng quan trọng. Tâm lý thoải mái sẽ giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình hồi phục tốt hơn sau tai biến.

Phù não

Một loại đột quỵ

Phù não là tình trạng não bị sưng lên sau tai biến mạch máu não, gây ra do sự tích tụ chất lỏng và áp suất bên trong hộp sọ có thể ảnh hưởng đến dòng oxy và máu lên não.

Phù não là tình trạng nguy cấp có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng cần được điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng của phù não bao gồm: Đau đầu, buồn nôn, khó thở, khó nói, khó di chuyển, chóng mặt, co giật,...

Rối loạn vận động cơ thể

Vật Lý Trị Liệu – Giải Pháp Hỗ Trợ Hữu Hiệu Cho Bệnh Nhân Sau Đột Quỵ

Sự co cứng cơ có thể xảy ra ngay sau đột quỵ và gây ra tình trạng cứng cơ do các cơ không thể cử động hết biên độ, đặc trưng bởi các cử động bất thường của cơ thể như dáng di, các vận động hằng ngày... Di chứng này có thể điều trị bằng vật lý trị liệu và các bài tập vận động đặc biệt, các thiết bị hỗ trợ như nẹp và dùng thêm thuốc.

Co cơ các chi

Rối loạn vận động trong bệnh teo đa hệ thống | Vinmec

Co rút các chi là một hiện tượng các cơ ở cánh tay hoặc chân bị rút ngắn do giảm phạm vi chuyển động hoặc thiếu vận động. Hiện tượng co rút có thể xảy ra ở cơ, khớp, gân hoặc là các mô khác, gây đau và mất khả năng cử động.

Việc điều trị chứng co cơ chi có thể bao gồm vật lý trị liệu và các bài tập vận động đặc biệt và phải được các thiết bị hỗ trợ như nẹp, dùng thuốc, liệu pháp nhiệt và phẫu thuật.

Khó nuốt

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Triệu chứng khó nuốt hoặc các vấn đề về nuốt, thường gặp sau đột quỵ và đôi khi có thể dẫn đến tình trạng sặc, khiến cho thức ăn, đồ uống và nước bọt có nguy cơ đi vào đường thở thay vì vào thực quản.

Các triệu chứng khác của chứng khó nuốt sau đột quỵ có thể bao gồm ho, cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, thức ăn trào ngược lên cổ, khó nhai và khó thở khi nuốt. Bệnh nhân có thể phải tập làm quen trong thời gian đầu sau tai biến và dần dần sẽ cải thiện dần theo thời gian nếu hồi phục tốt.

Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể làm ảnh hưởng đến phần não điều khiển cơ bàng quang, ruột, gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ.

Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác như ít di chuyển, khó khăn trong ăn uống sẽ dẫn đến thiếu chất, mất nước gây táo bón hoặc do dùng thuốc lợi tiểu để kiểm soát huyết áp giúp cho tăng tần suất đi tiểu. Để giảm tình trạng này, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp như:

  • Luyện tập kiểm soát cơ sàn chậu.
  • Dùng thuốc giúp giảm lượng nước tiểu, giảm nhu động ruột hoặc tăng kiểm soát cơ vòng, thuốc nhuận tràng,...
  • Giảm cân, có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bàng quang, thận, niệu đạo hoặc niệu quản,... tất cả đều là một phần của hệ thống tiết niệu của cơ thể. Tình trạng này sẽ xuất hiện ở những người đang hồi phục sau cơn đột quỵ, thường đem lại hậu quả của quá trình nhiễm trùng do tiểu tiện không tự chủ.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, gặp tình trạng đau, rát khi đi tiểu, đau, chuột rút ở vùng bụng dưới,...

Rối loạn thị giác

Đối tượng có nguy cơ đột quỵ khi ngủ: Các triệu chứng và cách phòng ngừa - Microlife

Theo tư vấn của các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn sau đột quỵ. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt.

Nếu không được can thiệp kịp thời và phục hồi ở giai đoạn sớm nhất thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hy vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt tổn thương, có thể mất đi thị lực vĩnh viễn nếu tổn thương vùng não chi phối mắt.

x
    Nổi bật
        Mới nhất
        Biến chứng đột quỵ thường gặp nhất và các biện pháp phòng ngừa tốt nhất
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO