Trồng sầu riêng thu tiền tỷ là ông Lê Văn Sáu, nông dân ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là một điển hình.
Ông Lê Văn Sáu-tỷ phú nông dân trồng sầu riêng và Khuyến nông xã xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bên vườn sầu riêng tiền tỷ đang cho trái khoảng 1 tháng.
Ông Sáu cho biết: Hiện vườn sầu riêng nhà ông chuyên trồng cây sầu riêng. Năm 2010, ông bắt đầu chuyển đổi 3,2 ha đất ruộng trồng lúa năng suất thấp sang trồng sầu riêng.
Mỗi công ông trồng khoảng 18 cây cây sầu riêng, với diện tích 3,2ha gia đình trồng 576 cây sầu riêng.
Hiện tại vườn sầu riêng của ông được hơn hơn 10 năm tuổi, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây sầu riêng tới thời điểm này cũng đã tích lũy rất nhiều.
Với 576 cây sầu riêng đã thu hoạch, ông đã ghi nhận lại trong năm 2017, mỗi một cây sầu riêng cho thu hoạch 200kg trái/năm, với giá sầu riêng thời điểm đó là 35.000 đồng/kg trong vụ chính và giá sầu riêng 50.000 đồng/kg trong nghịch vụ.
Như vậy với 3,2ha sầu riêng, năm 2017, tính trung bình giá vụ chính và giá ngịch vụ, thì ông có tổng thu nhập là: 576 cây x 200 kg x 42.500 đồng = 4,896 tỷ đồng. Trong đó, tổng chi phí cho vườn sầu riêng tiền tỷ cho 1 vụ là 15% tổng thu nhập.
ÔngLê Văn Sáu, tỷ phú nông dân trồng sầu riêngđang hướng dẫn công nhân phun thuốc trong vườn sầu riêng tiền tỷ của gia đình tạiấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Theo ông Sáu, chi các khoản tiền cho trồng sầu riêng như sau: Tiền phân, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, dầu,… thì chi phí đầu tư là 734,4 triệu đồng, ông còn lời trên 4 tỷ đồng. Hiện tại ông Sáu đã trồng thêm 2 ha sầu riêng.
Theo Ông Trần Trung Tính - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết: Hiệu quả mang lại từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn đang được phát huy.
Nhiều nông dân mạnh dạn thay đổi tư duy theo lối cũ, mà tiến tới áp dụng khoa học vào trong sản xuất, nhất là cho trái nghịch vụ.
Cho nên đến thời điểm này, ông Sáu đã thành công với mô hình trồng sầu riêng, nhằm làm giàu cho gia đình và ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới, mô hình này có thể nhân rộng ra nhiều hộ nông dân khác ở địa phương.