Barcode là gì? Tìm hiểu về ứng dụng của barcode (mã vạch) trong cuộc sống

02/12/2021 22:22

Đã bao giờ khi mua hàng bạn để ý đến những mã vạch đen trên bao bì sản phẩm có ý nghĩa gì không? Hôm nay, cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé!

Khi mua hàng, chắc chắn rằng hầu hết chúng ta đều nhìn thấy trên mỗi sản phẩm đều có một dãy các vạch đen trắng song song được dán trên bao bì đó gọi là barcode (mã vạch). Vậy những mã vạch này có tác dụng gì? Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu các thông tin về mã vạch thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

1Barcode là gì?

Barcode hay còn gọi là mã vạch, là tập hợp một dãy các vạch đen trắng xếp song song được dán trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, phía dưới mỗi vạch còn có các chữ số, đây là dãy số mà doanh nghiệp dùng để phân biệt mã doanh nghiệp, mã dịch vụ và sản phẩm.Barcode hay còn gọi là mã vạchBarcode hay còn gọi là mã vạchMã vạch được đọc bởi các thiết bị công nghệ thông minh đầu đọc mã vạch và máy quét mã vạch. Khi được quét mã thì sẽ nhận được các thông tin về sản phẩm mà nhà sản xuất cho phép người dùng thấy được như tên thương hiệu, nguồn gốc sản xuất tại đâu, kích thước sản phẩm, lô hàng, thông tin kiểm định,...

2Ý nghĩa của mã vạch (barcode) trong đời sống

Phân loại hàng hóa và quản lý kho

Barcode giúp phân loại hàng hóa và quản lý khoBarcode giúp phân loại hàng hóa và quản lý khoTrước đây khi chưa có mã vạch thì chủ yếu việc phân biệt hàng hóa hoặc quản lý tồn kho đều làm bằng thủ công, thu thập dữ liệu sản phẩm, thông tin và thuộc tính của sản phẩm. Tuy nhiên, với mã barcode thì doanh nghiệp chỉ cần có máy đọc mã vạch có kết nối với hệ thống quản trị kho hàng thì đã có thể kiểm tra lượng hàng tồn kho đơn giản, nhanh chóng.

Phân biệt hàng thật - giả

Barcode giúp phân biệt hàng thật - giảBarcode giúp phân biệt hàng thật - giảBarcode có chuỗi số định danh giúp người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra được nguồn gốc sản phẩm, bước đầu xác minh được hàng hóa là thật hay giả. Người tiêu dùng có thể quét mã bằng các phần mềm, app đọc trên thiết bị điện thoại rất dễ dàng.

Thanh toán hàng hóa và giao dịch

Barcode hỗ trợ thanh toán hàng hóa và giao dịchBarcode hỗ trợ thanh toán hàng hóa và giao dịchNgày nay, nhiều siêu thị và cửa hàng đã dùng máy đọc mã vạch để giúp cho việc thanh toán hàng hóa diễn ra nhanh và chính xác hơn. Đồng thời mỗi sản phẩm bán đi doanh nghiệp và người tiêu dùng đều kiểm soát được chất lượng và xuất xứ của sản phẩm.

Một số ứng dụng khác của barcode

Một số ứng dụng khác của barcodeMột số ứng dụng khác của barcode
  • Y tế: Các cơ sở y tế cũng ứng dụng công nghệ kiểm soát mã vạch để kiểm tra thông tin bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, khai bao y tế, tiêm ngừa,... để hạn chế những sai sót không đáng có.
  • Chuyển phát nhanh: Đa số các đơn vị giao hàng đề sử dụng mã barcode để check các thông tin như: Tên hàng, người nhận, mã hàng,....
  • Hàng không: Các hãng hàng không cũng dùng mã barcode để quản lý hàng hóa ký gửi của khách hàng đảm bảo không bị thất lạc và sai sót.

3Các loại mã vạch

Mã vạch 1d (tuyến tính)

Mã vạch 1d hay 1 chiều có tên gọi khác là barcode tuyến tính. Đây là một trong những loại mã vạch thông dụng nhất hiện nay, mỗi mã vạch 1d chỉ chứa khoảng 20 – 25 ký tự, thường dùng để ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, in trên bao bì sản phẩm, hộp, túi,…Mã vạch 1d (tuyến tính)Mã vạch 1d (tuyến tính)Hiện nay, barcode 1 chiều được chia thành nhiều loại khác nhau để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu sử dụng như:
  • UPC (Universal Product Code): Loại mã vạch này thường được dùng chủ yếu trong ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng, siêu thị,... Mã barcode này thuộc quyền quản lý của UCC (Hội đồng mã thống nhất Mỹ) nên được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Canada và một vài quốc gia khác.
  • EAN (European Article Number): Mã vạch này được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và hiện tại Việt Nam cũng sử dụng mã này để quản lý hàng hóa trong ngành hàng bán lẻ và mặt hàng FMCG,...
  • ITF (Interleaved 2 of 5): Đây là loại mã vạch có dung lượng nén dữ liệu cao nên có thể lưu trữ được nhiều thông tin và được ứng dụng để kiểm soát phân phối hàng, lưu kho và vận chuyển,....

Mã vạch 2d (ma trận)

Mã vạch 2d (ma trận)Mã vạch 2d (ma trận)Mã barcode ma trận hay còn gọi là mã barcode 2 chiều có điểm cộng là lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với mã tuyến tính. Mã vạch này được dùng rất phổ biến và tiêu biểu là mã QR code.

Mã toàn cầu GTIN (Global Trade Item Numbering)

Mã toàn cầu GTIN (Global Trade Item Numbering)Mã toàn cầu GTIN (Global Trade Item Numbering)Đây là một mã nhận dạng cho các mặt hàng thương mại được phát triển bởi GS1 dùng để tìm kiếm thông tin sản phẩm trong một cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức bán lẻ,... Tính tối ưu nhất của mã này là có thể thiết lập được sản phẩm trong cơ sở dữ liệu này tương ứng với sản phẩm đó nhưng tại một cơ sở dữ liệu khác, qua các tổ chức khác nhau.
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Barcode là gì? Tìm hiểu về ứng dụng của barcode (mã vạch) trong cuộc sống
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO