Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Đắk Lắk

23/05/2024 00:22

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một lễ Mo của người Mường ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Một lễ Mo của người Mường ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao Ủy ban nhân dân các huyện: Ea Kar, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường (Di sản Mo Mường).

Trước đó, theo Quyết định số 393/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk" đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Thống kê của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Mo Mường hiện nay còn tại 7 tỉnh, thành phố, trong đó có Đắk Lắk.

Kon Tum tổ chức "Ngày việc làm năm 2024"

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp tổ chức "Ngày việc làm năm 2024", với chủ đề "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập", thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia với hơn 9.000 vị trí việc làm cần tuyển dụng; trong đó có 5.871 vị trí việc làm trong nước, 3.150 vị trí đi làm việc ở nước ngoài.

Ngày việc làm năm 2024 là cơ hội tốt để các bạn trẻ và người lao động tìm hiểu thông tin thị trường lao động, gặp gỡ các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, chinh phục nhà tuyển dụng, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích của bản thân, có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Ngày việc làm 2024, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, giúp người lao động trong tỉnh có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc làm, chủ động học tập nâng cao trình độ, tham gia vào thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Đắk Lắk ảnh 1
Các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội trong Ngày việc làm năm 2024.

Lâm Đồng có 1.950 cơ sở, doanh nghiệp sơ chế và chế biến nông sản

Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, công nghiệp chế biến nông sản được các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 1.950 cơ sở, doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản; tỷ lệ nông sản qua sơ chế, chế biến hơn 73%, trong đó chế biến đạt hơn 23%.

Cụ thể, toàn tỉnh có 147 doanh nghiệp chế biến rau, quả, mỗi năm chế biến hơn 53.700 tấn thành phẩm, tương đương hơn 669 nghìn tấn nguyên liệu; 987 cơ sở thu gom sơ chế rau, quả, thực hiện sơ chế hơn 1,6 triệu tấn; 28 doanh nghiệp chế biến cà-phê nhân và hơn 280 cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, tổng công suất chế biến khoảng 320 nghìn tấn cà-phê nhân; 119 doanh nghiệp chế biến chè với công suất 27,1 nghìn tấn/năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô 17,4 nghìn tấn/năm; cùng 25 đơn vị chế biến mắc-ca, 99 cơ sở chế biến trái cây…

Hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tăng về quy mô và số lượng, gồm 234 chuỗi liên kết, với hơn 31 nghìn hộ tham gia.

Giải ngân vốn đầu tư công Đắk Nông thấp hơn mức bình quân cả nước

Năm 2024, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn Đắk Nông 3.239 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 là 289 tỷ đồng; nguồn vốn giao năm 2024 là 2.950 tỷ đồng. Đến giữa tháng 5, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tại Đắk Nông mới đạt 15%, thấp hơn bình quân cả nước, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 3,4%.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông, nguyên nhân giải ngân vốn thấp là do thời gian đầu năm các chủ đầu tư tập trung giải ngân số vốn còn lại của năm 2023, các dự án năm 2024 chưa có khối lượng để thực hiện nghiệm thu, giải ngân.

Mặt khác, các khó khăn, vướng mắc từ năm 2023 kéo dài, nhưng đến nay chưa được tháo gỡ một cách triệt để, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là đối với dự án đang nằm trong khu vực có quy hoạch thăm dò bô-xít; công tác giải phóng mặt bằng chưa được khắc phục triệt để, dẫn đến dự án phải dừng thực hiện, nhất là ở một số công trình trọng điểm của tỉnh có vốn đầu tư lớn. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Dự kiến, sẽ có khoảng 200 tỷ đồng bị cắt từ những dự án chậm tiến độ trên địa bàn điều chuyển sang những công trình, dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt.

Theo nhandan.vn
https://nhandan.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-mo-muong-dak-lak-post810656.html
Copy Link
https://nhandan.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-mo-muong-dak-lak-post810656.html

    Nổi bật

        Mới nhất
        Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Đắk Lắk
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO