Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên: Phải gắn với sinh kế của người dân

04/10/2012 10:55

Nói đến văn hóa vùng Tây Nguyên là nói đến Không gian cồng chiêng, âm nhạc, hát múa, sử thi, lễ hội truyền thống như đâm trâu, lễ hội Pơ thi, đến nhà mồ, tượng mồ, rượu cần, nhà Rông nhà Dài, trang phục truyền thống, kho tàng nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên...

ADQuảng cáo

Nói đến văn hóa vùngTây Nguyên là nói đến Không gian cồng chiêng, âm nhạc, hát múa, sử thi, lễ hộitruyền thống như đâm trâu, lễ hội Pơ thi, đến nhà mồ, tượng mồ, rượu cần, nhàRông nhà Dài, trang phục truyền thống, kho tàng nghệ thuật truyền thống của cácdân tộc Tây Nguyên…

Thế nhưng, trong khuônkhổ Chương trình “Những ngày văn hóa Tây Nguyên lần thứ hai tại Hà Nội”, cuốitháng 8 vừa qua đã diễn ra cuộc Tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của Tây Nguyên” thì đã có nhiều ý kiến trăntrở về một Tây Nguyên giàu có về văn hóa đang dần bị mai một và vấn đề lớn đángquan tâm là làm thế nào để gìn giữ những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo và đadạng này?



Thi giã gạotại Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đắk Mil lần thứ II. Ảnh: MỹHằng


Sự biến đổi, mất mát của không gian văn hóa Tây Nguyên

PGS,TS. Ðỗ Hồng Kỳ,người kỳ công sưu tầm Sử thi Tây Nguyên từng phát biểu trong một cuộc phỏngvấn: “Ở Việt Namhiện nay, không có ở đâu văn hóa truyền thống đang mất nhanh như ở Tây Nguyên”.Trong tham luận của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Ðắk Lắk cũng nêu ramột thực tế đáng buồn: “Sự phát triển của các loại hình văn hóa hiện đại, làmcho lớp trẻ nhìn nhận sinh hoạt văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ truyền thống củabuôn làng mình là lạc hậu, lỗi thời, không hợp thời đại, do đó không thiết tha,quay lưng lại”.

Sự mất mát này là thựctế khách quan không cưỡng lại được, do nhiều yếu tố chi phối. Theo phân tíchcủa TS Ðỗ Hồng Kỳ, người Tây Nguyên có một nền văn hóa lớn nhưng họ (nhất làlớp trẻ) lại không tự tin, đi lấy những khuôn mẫu của người khác để làm theo.

Mặt khác, phương thứcsản xuất đã thay đổi. Theo ông, trước đây, người Tây Nguyên chỉ có hai mùa. Saumùa thu hoạch, khoảng tháng 12 đến tháng 3-4, người Tây Nguyên vào mùa “ăn nămuống tháng”, tức là chỉ uống rượu suốt ngày và nằm hát. Cái điều kiện đó là cáiphi vật thể. Còn vật thể là cái nhà. Cả hai điều ấy đều đã đổi khác.

Trước nhà người TâyNguyên toàn bằng gỗ. Giờ gỗ không còn, lợp mái tôn, nóng thế không nằm hátđược. Hay như diễn giải của đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ðắk Lắk:Thời kỳ kinh tế - xã hội phát triển theo cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏđến phương thức sản xuất, nếp sống văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Ðiều kiện kinh tế củatừng gia đình sau khi tách hộ, không còn sống chung trong căn nhà dài nữa, chonên không gian sinh hoạt các loại hình văn hóa cũng đã bị thu hẹp. Cuộc sốngcủa cộng đồng có nhiều biến đổi, nhu cầu tinh thần hưởng thụ các loại hình vănhóa truyền thống của từng người không còn duy trì (nhất là lớp trẻ) nên nhiềugia đình đã mang bán những bộ chiêng quý đi.

TS. Bùi Minh Ðạo, Việntrưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên nhìn nhận: “Sử thi cũng như cồngchiêng, đều sống được là trong môi trường rừng và nương rẫy, mất rừng và nươngrẫy là mất môi trường tồn tại của sử thi. Rừng cạn dần, nương rẫy chuyển sangtrồng cà phê, kinh tế thị trường làm mất môi trường diễn xướng của sử thi vàcồng chiêng, làm cho nếp nghĩ của lớp trẻ thay đổi, quay lưng lại với môitrường cũ…”

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Thời gian qua, Ðảng vàNhà nước ta đã nỗ lực để giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng củaTây Nguyên.

Tuy nhiên, trong côngtác bảo tồn vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều khi, vì người làm văn hóa địa phươnglại không hiểu hết văn hóa của địa phương mình đang bảo tồn nên dẫn đến cáchlàm việc thiếu khoa học, chưa hợp lý và hiệu quả.

Việc đầu tư xây dựngnhà văn hóa cộng đồng cho các buôn làng là cần thiết nhưng trong quá trình thựchiện lại không tham khảo kỹ ý kiến của đồng bào cũng như ý kiến của các nhàchuyên môn, để công trình vừa đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào, vừa bảođảm được tính truyền thống.

Hay, như một câuchuyện của nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê K’Ðăm (dân tộc Ê Ðê) kể: “NgườiTây Nguyên chúng tôi, múa, diễn chiêng bao giờ cũng đi ngược chiều kim đồng hồ,nhưng các anh chị đạo diễn lại cho chúng tôi đi xuôi kim đồng hồ, lúc đầu nhịpgiữa chiêng với trống chệch hết, mãi tới khi đi tới gần nhau rồi mới nghethấy”. Một nhà nghiên cứu thừa nhận: “Công tác nghiên cứu văn hóa Tây Nguyêncòn chưa đến nơi đến chốn”.


Nhà dài củangười Ê đê. Ảnh: tư liệu


Bảo tồn phải gắn với sinh kế của người dân

Phát biểu đề dẫn tạiHội thảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóanghệ thuật Việt Nam cho rằng: Việc bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp củaTây Nguyên phải coi trọng nguyên tắc đa dạng, trong đó các loại hình, hình tháibiểu hiện văn hóa của các tộc người, các nghệ nhân, vùng văn hóa đều cần đượcnhận diện, kiểm kê, đánh giá hiện trạng và tìm các hướng bảo tồn thích hợp, chútrọng các hình thức bảo tồn gắn với cộng đồng, với sinh kế của người dân...

TS Bùi Minh Ðạo cũngphân tích: Lâu nay, ta mới bảo tồn trên sân khấu, cồng chiêng phải sống tronglễ hội, bị sân khấu hóa, chỉ là mảnh vụn của cồng chiêng. Ông Ðạo đề xuất giảipháp: Một trong những phương pháp tốt nhất để bảo tồn sử thi sống và cồngchiêng sống, là xây dựng làng văn hóa sinh thái, mỗi địa bàn có một khoảngrừng, không gian sống để người dân làm nương rẫy, sống với rừng và hát khan kểsử thi, đánh cồng chiêng…Nên có Bảo tàng dân tộc học ngoài trời của 5 tỉnh TâyNguyên để giữ gìn những giá trị văn hóa Tây Nguyên.

Vai trò của người dânlà vô cùng quan trọng, nếu không được tuyên truyền về gìn giữ các giá trị vănhóa thì họ không biết để gìn giữ. Tây Nguyên là một vùng đất có lịch sử văn hóahiện diện nhiều dân tộc khác nhau, không phải chỉ là vài nét riêng, đặc thù bảnđịa. Ðể tuyên truyền cho người dân về giá trị văn hóa để họ ý thức giữ gìn, dạycon cháu phát huy thì nhà quản lý văn hóa nói chung, làm văn hóa địa phương nóiriêng phải có hiểu biết về văn hóa Tây Nguyên; các phương tiện thông tin đạichúng phải tham gia tích cực, hiệu quả.

Với tha thiết, mongcác địa phương có sự quan tâm đào tạo người cán bộ văn hóa là người dân tộc, bàLinh Nga Niê K’Ðăm bày tỏ suy nghĩ, người làm văn hóa bản địa, tốt nhất phải làngười dân sống trong không gian văn hóa đó. Phải tuyển chọn các con em của đồngbào Tây Nguyên để các em ý thức gìn giữ văn hóa. Phải có những nhà nghiên cứubản địa am hiểu văn hóa địa phương, khôi phục những gì bà con muốn, chứ khôngthể chủ quan áp đặt họ. Muốn vậy, phải giúp đồng bào giữ được ngôn ngữ củamình, phải đưa các giá trị văn hóa vào trường học phổ thông ở Tây Nguyên, chútrọng đến giáo dục lớp người trẻ…

Trong việc bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa, các tỉnh ở Tây Nguyên cũng đều đang trăn trở, tìmcho mình những hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, bài toán về bảo tồn văn hóa gắnvới không gian sống và sinh kế của người dân không dễ gì thực hiện trong mộtsớm một chiều mà rất cần sự kiên nhẫn và tâm huyết của những người làm văn hóa,quản lý văn hóa.

Theo T/cTuyên giáo

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên: Phải gắn với sinh kế của người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO