Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

08/10/2010 10:15

Di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm, toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nó có thể là di sản văn hóa phi vật thể ...

ADQuảng cáo

Di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm,toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại,lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nó có thể là di sản văn hóa phi vật thể(tiếng nói, chữ viết, diễn xướng, lễ hội, lối sống…), cũng có thể là văn hóavật thể (di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, bảo mật quốc gia…). Di sảnvăn hóa tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở những vùng miền, những tộcngười khác nhau. Sự đa dạng, giàu có của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ bởidân tộc ta đã có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, không chỉ bởi nướcta hội tụ sự đa sắc văn hóa của 54 tộc người… mà còn là bởi mỗi vùng miền, mỗitộc người đều cố gắng bảo tồn mỗi sắc thái văn hóa, những truyền thống văn hóalâu đời của riêng mình để góp chung vào kho tàng di sản văn hóa của dân tộc vànhân loại. Di sản văn hóa của từng tộc người, của cả dân tộc cần được bảo tồn,cần được làm sống dậy tiềm năng to lớn của nó để góp phần vào sự nghiệp xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là công việchết sức cần thiết và có ý nghĩa, bởi nếu không có giải pháp bảo tồn, phát huymột cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều di sản văn hóa, cả vật thể và phivật thể, sẽ nhanh chóng bị hủy hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiênkhắc nghiệt, bởi mặt trái của toàn cầu hóa và thị trường hóa…


Biểu diễncồng chiêng tại Lễ hội cúng bến nước ở xã Quảng Khê (Đắk Glong). Ảnh: Ngọc Tâm

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóadân tộc ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa, cách mạngđã được công nhận, tu bổ, tôn tạo, rất nhiều di vật, cổ vật đã được bảo vệ… cáclễ hội truyền thống như lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới của đồng bào các dân tộcthiểu số vùng cao Quảng Nam, hoặc lễ cầu ngư, rước cộ, lễ cầu Ông… của ngườiKinh. Liên hoan nghệ thuật dân tộc như ví giao duyên của đồng bào Nguồn huyệnMinh Hóa, liên hoan nghệ thuật cồng chiêng, liên hoan nghệ thuật múa tung tungZa Zá của người dân tộc Cơ Tu, nhạc cụ dân tộc thiểu số trong gia tài văn hóacủa người Vân Kiều như khèn A man, kèn Pi, đàn Tin Tùng, đàn Plựa, Sui và cácloại trống to, trống dài, trống nhỏ… trước nguy cơ mai một thất truyền của đồngbào các dân tộc Tây Nguyên. Diễn xướng, trò chơi dân gian như nhảy bao bố, đẩygậy, leo núi, phóng lao... của đồng bào các dân tộc, hoặc trò chơi Lô tô, bàiChòi… của người Kinh; những phong tục, nếp sống, lối sống đẹp đã và đang hìnhthành trong cộng đồng làng, bản của đồng bào các dân tộc vùng cao và ở cả thànhthị… đã được phục hồi và phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa, toàn dân bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lànhmạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của disản văn hóa cũng như nền văn hóa dân tộc. Những thành tựu này thật sự lớn và đãkhẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng ta cũngnhư sức mạnh của Nhà nước, của toàn dân trong công tác bảo tồn, phát huy di sảnvăn hóa để xây dựng nền văn hóa mới.

Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa chothấy, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng nổi lên mộtsố hiện tượng đáng quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Đó là tình trạng xâmhại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa; hiện tượngmê tín, dị đoan ngày càng gia tăng; lễ hội truyền thống bị mai một, còn nhiềulộn xộn; việc tổ chức cưới xin, tang lễ còn nhiều hủ tục; lối sống thực dụnggia tăng, đạo đức suy thoái ở một số bộ phận cán bộ, nhân dân… Hiện trạng nàykhiến cho môi trường văn hóa – xã hội nói chung, môi trường bảo tồn di sản vănhóa nói riêng kém lành mạnh, thiếu tính bền vững.

Trong thời đại ngày nay, chúng ta luônkhẳng định vị thế to lớn của văn hóa trong phát triển bền vững, khẳng định vaitrò quan trọng của di sản văn hóa trong xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tuynhiên, cũng cần thiết phải nhấn mạnh rằng, bối cảnh toàn cầu hóa, những đòi hỏicủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra nhiều vấn đềcần chú trọng trong phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng như công tác bảo tồn,phát huy di sản văn hóa dân tộc.

ADQuảng cáo

Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, cầnthực hiện những giải pháp như sau:

Một là, đẩy mạnh việc hợp tác,giao lưu văn hóa quốc tế để học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại, trên cơ sở kiênđịnh đường lối phát triển văn hóa của Đảng, tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dântộc.

Hai là, xây dựng con người mangđặc tính văn hóa Việt Namtruyền thống, đồng thời có thể tiếp cận được những giá trị thời đại, có ý thứctôn trọng, bảo vệ, tự hào về nguồn di sản văn hóa dân tộc.

Ba là, lập và triển khai cácchương trình quốc gia về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó chútrọng đặc biệt đến các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo vật, cổ vật,di tích… quốc gia. Tăng cường sưu tầm, tập hợp, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệucác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các địa phương trong nước, tạo nênlòng tự hào về di sản văn hóa, ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa trong mỗingười dân. Các dự án nhằm tạo dựng lại bản sắc văn hóa phong phú của người dânViệt Nam, khơi dậy lại dòng chảy mát lành từ mạch nguồn, từ thành thị, đồngbằng cho đến núi rừng; hồn nhiên, dung dị mà không kém phần gia giáo, gia phongcủa con người Việt Nam hùng hậu sinh sống trên dải đất hình chữ S.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách,phương tiện, cán bộ... cho việc bảo vệ di sản văn hóa ở Việt Nam.

Theo Sinh hoạt lý luận

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO