Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: TTXVN) |
Sáng 12/1, tại phiên khai mạc Đạihội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Thường trực Ban Bí thư đã đọc Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Toàn văn nội dung báo cáo như sau:
A- Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo củaBan Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Năm năm qua, bên cạnh những mặt thuận lợi, tình hình thế giới diễn biến phức tạp,khó lường; xung đột vũ trang, bạo loạn lật đổ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ...diễn ra ở nhiều nơi; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu trở thành những vấnđề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế-xã hội nước ta.
Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân nỗlực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách đạt được những thành tựu quan trọngtrong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đã đề ra, nhưng đồng thờicũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục. Ban Chấp hành Trungương xin kiểm điểm trước Đại hội về sự lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hộiX như sau:
I - Ban Chấp hành Trung ương
1 - Tập thể Ban Chấp hành Trung ương
1.1- Ưu điểm
a) Về lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X
Về triển khai Nghị quyết Đại hội X:
Ngay sau Đại hội, trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội X, Ban Chấphành Trung ương đã sớm thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hànhTrung ương.
Quy chế làm việc đã kế thừa, phát triển quy chế làm việc của các khoá trước,thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ hơn trách nhiệm,quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiếp tục đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân.
Chương trình làm việc toàn khoá đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyếtĐại hội X, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng; tập trung vào những vấn đềmới trong đường lối của Đại hội X và được bố trí theo hướng nửa đầu nhiệm kỳdành cho việc lãnh đạo cụ thể hoá, triển khai thực hiện nghị quyết, nửa saunhiệm kỳ dành cho việc kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội X vàchuẩn bị Đại hội XI. Đồng thời đã bổ sung vào chương trình một số vấn đề lớnmới phát sinh để chủ động xử lý.
Về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội:
Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung vào việc cụ thể hóa, triển khai thực hiệnnhững vấn đề mới trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đại hội X; chọn đúngnhững vấn đề lớn, có tính chiến lược, đề ra chủ trương, giải pháp giải quyếtđúng những vấn đề đặt ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, như Nghịquyết về "Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triểnnhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới" (WTO) nhằm thực hiện thắng lợi đường lối hội nhập kinh tế quốc tếcủa Đảng trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức mới;
Nghị quyết "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" để lãnh đạo,chỉ đạo một vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, anninh, đối ngoại, có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với đất nước; Nghị quyết về"Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa" để thống nhất nhận thức, tư tưởng, hoàn thiện cơ chế, chính sáchphát triển kinh tế nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyếtvề "Nông nghiệp, nông dân và nông thôn" để xây dựng nền nông nghiệpphát triển toàn diện theo hướng hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nông dân.
Khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động xấu đến tình hìnhkinh tế-xã hội nước ta, Ban Chấp hành Trung ương đã bổ sung chương trình làmviệc, tổ chức Hội nghị Trung ương 8 để xem xét tình hình kinh tế-xã hội năm2008, điều chỉnh mục tiêu, giải pháp, khắc phục lạm phát và ảnh hưởng của suythoái kinh tế, đưa nước ta vượt qua khó khăn, cơ bản duy trì ổn định kinh tế vĩmô, đạt tốc độ tăng trưởng khá và bảo đảm an sinh xã hội.
Nhằm tiếp tục khắc phục những bất hợp lý về quan hệ tiền lương, đồng thời đảm bảotốt hơn đời sống của người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, Ban Chấp hànhTrung ương đã ban hành kết luận về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợcấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012, định hướng việc nghiên cứu chuẩnbị các điều kiện để thực hiện cải cách căn bản chế độ tiền lương trong các giaiđoạn tiếp theo.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến về chủ trương, định hướng triểnkhai một số dự án đầu tư lớn, quan trọng, như các dự án xây dựng nhà máy điện hạtnhân, Nhà máy thuỷ điện Lai Châu, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, xâydựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trước khi Chính phủ trìnhQuốc hội xem xét, quyết định.
Về lãnh đạo quốc phòng, an ninh, đối ngoại:
Hội nghị Trung ương 9 đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoáIX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang trongtình hình mới, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếukém, đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốctrong những năm tới. Một số nghị quyết khác của Ban Chấp hành Trung ương và cácvăn kiện trình Đại hội XI cũng đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm chỉ đạo quantrọng đối với lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
Thực hiện chủ đề lớn của Đại hội X về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết về công tác xâydựng Đảng trong các lĩnh vực tư tưởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra, giám sát và đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng, như: Nghị quyết "Về đổi mới, kiện toàn tổchức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội" nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy củahệ thống chính trị; Nghị quyết "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trướcyêu cầu mới" để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực công tác quantrọng này; Nghị quyết "Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng" nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về công tác kiểm tra, giám sát,tăng cường sự đoàn kết thống nhất, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng;
Nghị quyết "Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạtđộng của hệ thống chính trị" để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạocủa Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; Nghịquyết "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảngvà chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng,đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chínhtrị ở cơ sở.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ươngđã ban hành Quy định về đảng viên làm kinh tế tư nhân, giải quyết một vấn đề đãthảo luận qua nhiều năm, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Cùng với công tác xây dựng Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã coi trọng lãnh đạoxây dựng, từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngay sau Đạihội X, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về phương hướng bầu cử, chuẩn bịnhân sự đại biểu Quốc hội, nhân sự cấp cao của Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khoáXII; lãnh đạo sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của các cơ quannhà nước; quyết định rút ngắn thời gian giữa Đại hội Đảng lần thứ XI và bầu cửQuốc hội khoá XIII; chủ trương thực hiện thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhândân quận, huyện, phường; đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy bannhân dân ở các địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân, thí điểm chủ trươngđại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, đại hộiđảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu bí thư; ban hành Nghị quyết về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và cảicách hành chính nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, khắc phụcnhững phiền hà, ách tắc trong thể chế hành chính, xây dựng các cơ quan nhà nướctrong sạch, vững mạnh.
Để củng cố, xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc của hệ thống chính trị, Ban Chấphành Trung ương đã ra các nghị quyết chuyên đề về xây dựng giai cấp công nhân,nông dân, đội ngũ trí thức, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với việc khẩn trương cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hộiX, Ban Chấp hành Trung ương đã đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hìnhthực hiện một số nghị quyết Trung ương đã ban hành từ các khoá trước; tại Hộinghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đã kiểm điểm, đánh giá kết quả thựchiện Nghị quyết Đại hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ và đề ra những nhiệm vụ, giảipháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra cho cảnhiệm kỳ.
b) Về lãnh đạo chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã sớm thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội. Từ Hộinghị Trung ương 10 đến Hội nghị Trung ương 15, Ban Chấp hành Trung ương đã dànhnhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến về các văn kiện trình Đại hội XI của Đảngvà phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XI.
Việc chuẩn bị văn kiện Đại hội đã được chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần trách nhiệmcao và có một số đổi mới. Công tác giới thiệu, chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hànhTrung ương khoá XI được thực hiện đúng nguyên tắc, mở rộng dân chủ trong Đảng,đề cao tinh thần trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, từng đồngchí Uỷ viên Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên; tạo sự nhất trívà bảo đảm đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
1.2- Khuyết điểm
- Một số vấn đề lớn, quan trọng, gây bức xúc xã hội đã được nêu trong các Văn kiệnĐại hội X nhưng chưa được Ban Chấp hành Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạođể có giải pháp khắc phục, như vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh của nền kinh tế; cơ chế phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa; vấn đề đại diện chủ sở hữu và nâng cao hiệu quả doanh nghiệpnhà nước; chính sách quản lý, đền bù, thu hồi đất đai; thực hiện chủ trương xãhội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục; vấn đề dân chủ và kỷ luật, kỷ cươngtrong Đảng, trong xã hội; vấn đề suy giảm đạo đức xã hội...
- Một số vấn đề Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết, nhưng chưa cân nhắc đầyđủ việc bảo đảm nguồn lực nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, chậmvà khó khăn (như Chiến lược biển, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn...).Một số vấn đề Ban Chấp hành Trung ương bàn chưa kỹ, chưa có đầy đủ thông tin vềnhững ý kiến khác nhau, chưa coi trọng việc lấy ý kiến thẩm định, góp ý của cáccơ quan khoa học, các chuyên gia, nên có việc đã thông qua chủ trương nhưng khitriển khai thực hiện còn những ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự đồng thuậncao (như việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội; việc sáp nhập một sốbộ, sáp nhập một số ban đảng,...); hoặc có việc Trung ương đã có chủ trươngnhưng khi Chính phủ trình ra Quốc hội lại chưa được nhất trí thông qua (như Dựán đường sắt cao tốc Bắc-Nam).
- Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt của Đảng, việc thực hiện nguyên tắctập trung dân chủ chưa được Ban Chấp hành Trung ương quan tâm đúng mức, thực hiệnđầy đủ.
2- Đối với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức vàdự khuyết)
2.1- Ưu điểm: Nhìn chung, các đồng chí Ủy viên Trung ương:
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới, sángtạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, tự phê bình và phê bình, đấutranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, quanđiểm của Đảng, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch; chấp hành nghiêm túcsự phân công, điều động của tổ chức.
- Đa số năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tạo được sự phát triển của ngành, địaphương, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
- Phong cách làm việc có đổi mới, coi trọng hơn việc phát huy dân chủ, tôn trọngtập thể, bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và tạo điềukiện để nhân dân tham gia xây dựng các chủ trương, quyết sách quan trọng củacấp ủy đảng, chính quyền.
2.2- Khuyết điểm
- Một số đồng chí Ủy viên Trung ương chưa chủ động đề xuất, kiến nghị giảiquyết những vấn đề quan trọng, bức xúc của đất nước; chưa thật sự tích cực, chủđộng, sáng tạo, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm ở vị trí công tác đượcgiao; chưa quan tâm đúng mức tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thaythế mình.
- Có đồng chí chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, còn để công việc trì trệ,đơn vị phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ hoặc để xảy ra một số sai phạm, tiêucực, mất đoàn kết nội bộ; có đồng chí thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống hoặcđể vợ, con, cấp dưới lợi dụng chức quyền thu vén lợi ích cá nhân, phải xử lý kỷluật, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
II- Bộ Chính trị
1- Ưu điểm
1.1- Bộ Chính trị đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị nhiều Đề án trình Ban Chấp hànhTrung ương; chủ động đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương điều chỉnh, bổ sung chươngtrình làm việc, giải quyết kịp thời những vấn đề lớn của đất nước; tiếp tục cóbước đổi mới trong việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghịquyết.
Hầu hết các đề án đã xác định trong Chương trình làm việc của Trung ương đều đượcBộ Chính trị chỉ đạo chuẩn bị chặt chẽ, đúng quy trình, tiếp thu được nhiều ýkiến đóng góp; các vấn đề bổ sung, điều chỉnh được cân nhắc kỹ để đáp ứng yêu cầucủa tình hình mới.
Lãnh đạo xây dựng các chương trình, đề án để cụ thể hóa, triển khai thực hiện nghịquyết Trung ương; tập trung vào những nội dung mới, lớn, quan trọng của nghịquyết; đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, của đồng chí bí thư cấp ủytrong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghị quyết.
1.2- Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinhtế, chủ động, kịp thời có chủ trương hoặc kiến nghị Ban Chấp hành Trung ương cóchủ trương, giải pháp xử lý những diễn biến mới của tình hình, cơ bản giữ vữngổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởngkhá trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế trongnước có những diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị đã họp nhiều phiên để thảo luận,ban hành một số kết luận quan trọng hoặc trình Ban Chấp hành Trung ương thảoluận, kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp để chỉ đạo Chính phủ, các cấp,các ngành tập trung điều hành quyết liệt, cơ bản giữ được ổn định kinh tế xãhội, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi được tốc độ tăng trưởng.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Bộ Chính trị đãra kết luận về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phương hướng,nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2015; về cơ chế,chính sách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước và việc bán cổ phần cho ngườilao động tại doanh nghiệp cổ phần hoá; đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cóvốn nhà nước sau cổ phần hóa; kết luận bước đầu về thí điểm mô hình tập đoànkinh tế; chỉ đạo phát động cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàngViệt Nam" đạt một số kết quả.
Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận về định hướng chiến lược phát triển mộtsố ngành và công trình trọng điểm, có ảnh hưởng sâu rộng, thúc đẩy phát triểnkinh tế-xã hội của cả nước hoặc từng vùng; làm việc với ban thường vụ một sốtỉnh uỷ, thành ủy để cụ thể hoá và thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Đại hộiX, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị ở các đảng bộ này.
Triển khai thực hiện đường lối Đại hội X về gắn phát triển kinh tế với giải quyếtcác vấn đề xã hội và phát triển văn hoá, Bộ Chính trị đã dành nhiều thời gianbàn, lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực giáodục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, dân số, văn hóa để cụ thể hóa vàthực hiện quan điểm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, xây dựngnền tảng tinh thần của xã hội, khắc phục những biểu hiện hình thức, lãng phítrong các hoạt động này.
1.3- Đã lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại chặt chẽ hơn,xử lý kịp thời, đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, góp phần quantrọng giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, mở rộng quanhệ quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới và khu vực, tạo môi trườngthuận lợi cho phát triển đất nước.
Về quốc phòng, an ninh: Bộ Chính trị đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụtăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; quan tâm đầu tư tăng cường tiềmlực, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nâng cao sức mạnh chiến đấucủa các lực lượng vũ trang; ban hành nghị quyết về tiếp tục xây dựng các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; ra các chỉthị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, côngtác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới, về sự lãnh đạo của Đảng đốivới các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chỉ đạo chủ động ngăn chặn, đấu tranh làm thấtbại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta, không đểxảy ra đột xuất, bất ngờ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đấtnước.
Đã ban hành Quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;Nghị quyết về điều chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2015, vềđiều chỉnh tổ chức bộ máy lực lượng Công an nhân dân; Chỉ thị về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Kết luận số 38-KL/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW củaBộ Chính trị (khoá IX) về tăng cường lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trongtình hình mới; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về pháttriển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở một số vùng trọng điểm. Chỉđạo việc ban hành bổ sung một số chính sách đối với người tham gia quân đội,công an, thanh niên xung phong và người tham gia kháng chiến.
Về đối ngoại: Đã tập trung chỉ đạo đồng bộ việc triển khai thực hiện đường lối đốingoại do Đại hội X đề ra, đưa các quan hệ song phương, đa phương, các hoạt độngđối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân đi vào chiều sâu, thực chất vàhiệu quả hơn; chỉ đạo đẩy mạnh quan hệ giữa Đảng ta với các đảng cộng sản vàmột số đảng cầm quyền trên thế giới; xây dựng chiến lược quan hệ với các nướcláng giềng, một số nước lớn, xây dựng và phát triển quan hệ với một số đối tác;tăng cường quan hệ với một số tổ chức quốc tế, khu vực; thúc đẩy thực hiện cácthoả thuận hợp tác kinh tế với một số nước châu Phi và Trung Đông.
Có chủ trương giải quyết kịp thời nhiều vấn đề trong đấu tranh bảo vệ chủ quyềntrên Biển Đông. Xử lý đúng đắn, kịp thời những vấn đề đối ngoại nhạy cảm, nhất làtrong quan hệ với các nước lớn. Chỉ đạo hoàn thành việc phân giới cắm mốc và kýNghị định thư về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; đẩy nhanhtiến độ tôn tạo, tăng dầy mốc giới với Lào và phân giới cắm mốc biên giới trênđất liền với Campuchia.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đàm phán, vận động để nước ta trở thành thành viên Tổchức Thương mại thế giới (WTO), Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liênhợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009; chủ trì đăng cai tổ chức tốt một số hội nghị quốctế lớn; phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương; đóng góp tíchcực vào việc thúc đẩy thực hiện Hiến chương ASEAN, đảm nhận tốt vai trò Chủ tịchASEAN, Chủ tịch AIPA năm 2010; tiếp tục nâng cao vị thế nước ta trên trường quốctế. Đã sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, xácđịnh cơ chế phối hợp nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất giữađối ngoại Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
1.4- Coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy dânchủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Ban hành Quy chế về công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết về côngtác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; một số chủ trương,chính sách mới về công tác dân tộc, tôn giáo. Lãnh đạo xử lý kịp thời những vấnđề phức tạp về dân tộc, tôn giáo; chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyếtTrung ương 7 (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về côngtác dân tộc, công tác tôn giáo; tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vàĐại hội các dân tộc thiểu số đạt kết quả tốt.
Làm việc với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chỉ đạo xây dựng một số đề ánđể đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoànthể chính trị-xã hội.
1.5- Thường xuyên chăm lo việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bộ Chính trị đã làm việc với Đảng đoàn Quốc hội, chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới tổchức, hoạt động của Quốc hội; lãnh đạo các hoạt động lập pháp, quyết định nhữngvấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động giám sát của Quốc hội. Chỉ đạo chuẩnbị và trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về một số vấn đề thuộc thẩmquyền Trung ương trước khi Chính phủ trình Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với hoạt động của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế làmviệc của Đảng đoàn Quốc hội và một số quy chế về quan hệ làm việc giữa tổ chứcđảng với các cơ quan nhà nước thuộc Quốc hội, Chính phủ; chỉ đạo triển khai, sơkết việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường để rútkinh nghiệm.
Đã chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiếnlược xây dựng, hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; báocáo Ban Chấp hành Trung ương kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoáX) về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cho ý kiến chỉ đạo về Chiến lược quốcgia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và chủ trương phê chuẩn Công ước củaLiên hợp quốc về chống tham nhũng.
1.6- Bộ Chính trị đã dành nhiều thời gian, công sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạocông tác xây dựng Đảng, đạt được một số kết quả, tạo chuyển biến tích cực.
Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về công tác tư tưởng, lý luậnvà báo chí đạt được một số tiến bộ; công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctiễn được chú trọng phục vụ việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và chuẩnbị các Văn kiện Đại hội XI của Đảng; chỉ đạo công tác tuyên truyền, nhất là vềcác vấn đề nhạy cảm, phức tạp; chỉ đạo cuộc vận động "Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh" và kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác,tạo được sự chuyển biến bước đầu trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sốngcủa nhiều cán bộ, đảng viên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biếntích cực trong hoạt động báo chí, công tác thông tin đối ngoại, đấu tranh phảnbác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm lãnh đạo, có đổi mới, đạt một số kếtquả. Ban hành quy định hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, quyết định về chứcnăng, nhiệm vụ của các cơ quan đảng, đảng uỷ khối, các Ban Chỉ đạo của Trung ương.Chỉ đạo xây dựng nhiều quy chế, quy định về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo giữa BộChính trị, Ban Bí thư với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các tỉnh ủy, thành ủy,đảng ủy trực thuộc Trung ương; giữa các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy vớilãnh đạo cơ quan, đơn vị. Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành một số quy chế,quy định quan trọng về công tác tổ chức cán bộ. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác quy hoạchvà luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Bổ sung một số chính sách đối vớicán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa đã hy sinh, từ trần và xéttặng huân chương bậc cao...
Đã sớm ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời công tác chuẩnbị và tổ chức đại hội đảng từ cấp cơ sở đến các tỉnh, thành phố và đảng bộ trựcthuộc Trung ương đạt kết quả tốt.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng; thông qua Chiến lược về công tác kiểmtra, giám sát của Đảng đến năm 2020; chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi hoặcban hành mới nhiều quy chế, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hànhkỷ luật đảng; bổ sung thẩm quyền thi hành kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Trung ươngtheo quy định của Điều lệ Đảng; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sátvà thi hành kỷ luật của Đảng; sớm thông qua chương trình và thực hiện nghiêm túcchương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hằng năm; nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều sai phạm của tập thể và cá nhân, gópphần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.
2- Khuyết điểm
2.1- Trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, việc lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục một số mặthạn chế, yếu kém của nền kinh tế, một số thiếu sót, khuyết điểm trong quản lýkinh tế-xã hội còn chậm, hiệu quả thấp.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo, công tác xây dựng và quảnlý quy hoạch chưa tốt. Tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách còn lớn, kéo dàinhiều năm; nợ nước ngoài của Chính phủ và quốc gia tăng nhanh, ảnh hưởng đến ổnđịnh kinh tế vĩ mô; nguy cơ tái lạm phát còn cao; chất lượng, hiệu quả sức cạnhtranh của nền kinh tế thấp; đầu tư dàn trải, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả.
Kết quả đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước còn nhiều hạn chế; cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước còn để thất thoát tài sản nhà nước; quản lý hoạt độngcác doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nướccòn nhiều yếu kém. Kết quả hoạt động của một số tổng công ty, tập đoàn kinh tếnhà nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực đầu tư của Nhà nước; cótập đoàn rơi vào tình trạng phá sản, gây tổn thất lớn về kinh tế, làm bức xúc xãhội. Chưa quan tâm đúng mức đến việc củng cố, phát triển kinh tế tập thể, để lĩnhvực này có nhiều yếu kém kéo dài. Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài có mặt còn bất cập.
Chính sách tiền lương còn nhiều bất hợp lý, gây khó khăn, tâm tư cho một bộphận cán bộ, công chức. Việc chỉ đạo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mộtsố chủ trương lớn về củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tàichính, ngân hàng còn chậm...; quản lý đất đai, thị trường bất động sản, thịtrường chứng khoán còn lúng túng, hiệu quả thấp; quản lý đô thị, nhất là quyhoạch và sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức.
Quản lý đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, đất đô thị, rừng và đất rừng,tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém; tình trạng khai thác, sử dụng các loạitài nguyên thiếu quy hoạch, lãng phí lớn, chậm được khắc phục. Ô nhiễm môi trườngngày càng trầm trọng hơn ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhưng kết quả chỉđạo xử lý còn rất hạn chế. Việc chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình, kếhoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu còn chậm trước sự biếtđổi hết sức nhanh chóng của tình hình.
Kết quả việc thực hiện chủ trương kết hợp tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội còn hạn chế. Một số yếu kém trong các lĩnh vực giáodục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, quản lý nhà nước về văn hóa, xuất bản,dịch vụ công; tình trạng môi trường văn hoá xuống cấp, suy thoái về đạo đức,lối sống; phân hóa giàu nghèo tăng, tội phạm hình sự, các tệ nạn xã hội có xuhướng phát triển... nhưng chưa có đủ các giải pháp để khắc phục có hiệu quả.Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; số hộ cận nghèo và tình trạng tái nghèo còncao. Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp của nhân dân, đình công của côngnhân, ùn tắc giao thông, ngập nước ở các thành phố lớn và tai nạn giao thôngnghiêm trọng chưa được giải quyết căn bản.
2.2- Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Lãnh đạo việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinhtế trong một số việc chưa chặt chẽ. Kết quả chỉ đạo xử lý một số vấn đề tiềm ẩngây mất ổn định kinh tế, chính trị, xã hội còn hạn chế. Nhiều hoạt động đốingoại, nhất là của các ngành, các địa phương còn chồng chéo, hiệu quả thấp, chậmđược chấn chỉnh. Một số thoả thuận quốc tế triển khai thực hiện chậm.
2.3- Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, công tác dân vận, dân tộc, tôngiáo
Một số nội dung của Nghị quyết Đại hội X về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc, về mặt trận và các đoàn thể nhân dân chưa được cụ thể hóa để thốngnhất nhận thức và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo đổimới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội hiệu quả chưacao; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên một số mặt còn hànhchính hoá. Chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trong công tác dân tộc, tôn giáochưa đồng bộ, kịp thời; việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng lựclượng nòng cốt ở cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoàinhà nước kết quả đạt được còn thấp.
2.4- Về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa còn hạn chế. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức một số cơquan nhà nước chưa đạt được yêu cầu tinh gọn. Cải cách hành chính có chuyểnbiến nhưng còn chậm, còn gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sốngnhân dân. Phân cấp quản lý chưa đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch vàtăng cường kiểm tra, giám sát dẫn đến đầu tư phân tán, trùng lặp, lãng phítrong khai thác tài nguyên.
Kết quả lãnh đạo cải cách tư pháp trên một số mặt còn hạn chế; một số vấn đềbức xúc trong lĩnh vực tư pháp chậm được giải quyết.
Công tác phòng, chống tham nhũng đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đạtđược yêu cầu đề ra; chưa ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục được cơ bản tình trạngtham nhũng, lãng phí, gây bức xúc trong xã hội. Lãnh đạo xử lý sai phạm sauthanh tra, kiểm tra, điều tra ở một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,một số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác chưa kịp thời.
2.5- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trên một số mặt hiệu quả chưacao, chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Kết quả chỉ đạo nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn hạn chế, giải đáp chưacó sức thuyết phục nhiều vấn đề lớn do thực tiễn phát triển của đất nước đặtra. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng cònhạn chế.
Việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh" có nơi, có lúc còn mang tính hình thức; kết quả đạt được chưa đều. Việcgiáo dục đạo đức, lý tưởng trong học sinh, sinh viên chưa được coi trọng đúngmức. Lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động báo chí,xuất bản đạt được một số kết quả, nhưng chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Thiếu sắcbén trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" của các thế lựcthù địch.
Chưa chú ý đúng mức việc chỉ đạo tăng cường đào tạo, thực hiện chính sách, bổ sungđội ngũ cán bộ, chuyên gia để nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu của Đảng;việc tổ chức đảng theo ngành dọc của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhànước chưa gắn thật chặt chẽ với cấp uỷ địa phương, cần phải tiếp tục nghiên cứu,điều chỉnh. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luânchuyển và quản lý cán bộ vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Trong một số trườnghợp, việc quản lý cán bộ không sâu sát, chưa bảo đảm đánh giá đúng cán bộ.Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ chậm được ban hành. Phâncấp trong công tác cán bộ vẫn chưa đủ mạnh, vẫn chưa đủ rõ thẩm quyền giám sát,đánh giá cán bộ; quy trình bổ nhiệm có mặt chưa hợp lý.
Chưa xây dựng được quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nướckhoá XI; chưa quan tâm đào tạo, tạo điều kiện cho các đồng chí Ủy viên Trungương dự khuyết trưởng thành. Công tác cán bộ nữ được quan tâm nhưng kết quả đạtđược chưa cao. Chủ trương kéo dài tuổi làm việc cán bộ nữ từ thứ trưởng vàtương đương trở lên là cần thiết, nhưng chưa kịp thời thể chế hoá về mặt nhànước trước khi thực hiện.
Kết quả chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình,sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế; nhiều cán bộ, tổ chức cơ sởđảng yếu, chưa làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, chậm phát hiện,ngăn ngừa sai phạm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc chỉ đạo xây dựng tổ chứcđảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn chậm. Thực hiện chính sách tiềnlương, nhà đất của cán bộ chưa thống nhất trong cả hệ thống chính trị.
Công tác giám sát trong Đảng là vấn đề mới, nhưng hướng dẫn chưa đủ rõ, gâylúng túng trong thực hiện, chất lượng, hiệu quả chưa cao; chưa kịp thời pháthiện sai phạm để khắc phục nên một số cán bộ các cấp vi phạm phải xử lý kỷ luật(trong đó có cả cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý). Việc tự rèn luyện,tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu gương của một số cán bộ các cấp còn nhiều yếukém, gây tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Việc điều chỉnh, hướng dẫnvận dụng độ tuổi tái cử cấp uỷ cho một số trường hợp còn chậm, có điểm khôngnhất quán với Chỉ thị 37-CT/TW, gây khó khăn cho việc chuẩn bị nhân sự ở một sốđịa phương, gây tâm tư, thắc mắc trong một số cán bộ. Việc thực hiện phương ánnhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XI có một số thiếu sót, khuyết điểm.
III- Ban Bí thư
1- Ưu điểm
1.1- Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, giải quyếtkịp thời nhiều công việc thường xuyên, đột xuất hằng ngày của Đảng
Đã tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đạihội X, các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị; chỉ đạo, cải tiến,nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệmcác sự kiện lớn, các ngày lễ lớn của đất nước, đại hội đảng các cấp tiến tớiĐại hội XI của Đảng; chỉ đạo, định hướng hoạt động, chấn chỉnh sai phạm của cáccơ quan báo chí, xuất bản; đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại, đấu tranh bácbỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước.
Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các loại hìnhtổ chức đảng, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, các tỉnh ủy, thànhủy, tạo sự thống nhất về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quannày; chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội, tổ chức xã hội nghềnghiệp; chỉ đạo sắp xếp, bố trí cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý, nâng caochất lượng đào tạo của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cáctrường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị huyện, thực hiện chính sách đối vớicán bộ, với người và gia đình người có công.
Đã chỉ đạo xây dựng nhiều quy chế, chế độ, quan hệ công tác giữa các cơ quan đảng,nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và trong nội bộ Đảng; tăng cường công tác kiểm tra,sơ kết, tổng kết để đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nghị quyết và bổ sung nhữngchủ trương cần thiết. Đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thựchiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; xây dựng và tổ chứcthực hiện tốt chương trình kiểm tra hằng năm của Ban Bí thư; tập trung kiểm traviệc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực.
Ra kết luận về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làmcông tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấpsang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểmtra; kết luận về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra,giám sát của Đảng...
Duy trì thường xuyên, có cải tiến các buổi giao ban của Thường trực Ban Bí thư vớicác ban đảng, các văn phòng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội ởTrung ương. Chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời nhiều công việc hằng ngày củaĐảng, các ý kiến đề nghị của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
1.2- Về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Đã chỉ đạo tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện và sơ kết, tổngkết một số chỉ thị, kết luận quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về quốcphòng, an ninh và đối ngoại; ban hành quy định về cơ quan chính trị trong Quânđội phù hợp với chế độ chính ủy, chính trị viên; quy định về một số loại hìnhtổ chức đảng trong Quân đội, Công an. Chỉ đạo thực hiện một số thoả thuận vớibạn Lào và Campuchia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định, phát triển...
Chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề thường xuyên và đột xuất về đối ngoại thuộcthẩm quyền Ban Bí thư; ban hành Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giaokinh tế, đưa ngoại giao kinh tế thành một trong những ưu tiên hàng đầu của côngtác ngoại giao; chỉ đạo các đoàn thể tham gia một số tổ chức quốc tế và đăngcai nhiều hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; chỉ đạo tổng kết Chỉthị 57-CT/TW của Ban Bí thư (khóa VII) về hợp tác với nước ngoài về pháp luật, cảicách hành chính và ban hành chỉ thị mới về vấn đề này; chỉ đạo sơ kết việc thựchiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phi chính phủnước ngoài, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhândân các nước trên thế giới. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nướcngoài lần thứ nhất, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá tốt...
1.3- Chỉ đạo công tác dân vận, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng
Đã chỉ đạo tổng kết nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư các khóa trước về công tác dân vận. Chỉ đạo xử lý có hiệu quả một số vấnđề về tôn giáo, dân tộc ở các địa bàn trọng điểm.
Chỉ đạo tốt việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vàcác hội quần chúng.
1.4- Về kinh tế-xã hội
Đã chỉ đạo kiểm tra, sơ kết tình hình thực hiện một số nghị quyết về kinh tế-xãhội; chỉ đạo thực hiện Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới đểthực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;ban hành một số chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực ytế, lao động, về quản lý tài chính, tài sản và chế độ chi tiêu trong các cơquan đảng ở Trung ương và địa phương.
2- Khuyết điểm
- Chỉ đạo lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn học, nghệ thuật đạt được một sốchuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thựctiễn; chỉ đạo đấu tranh với các luận điệu sai trái chống phá Đảng và Nhà nướcta và tuyên truyền, giải thích về một số vấn đề lớn, nhạy cảm còn có ý kiếnkhác nhau trong Đảng, trong nhân dân chưa chủ động, kịp thời.
- Chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều quy định, quy chế phối hợp quan hệ côngtác giữa các cơ quan, đơn vị nhưng việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Chậm chỉđạo nghiên cứu một cách tổng thể, thống nhất các chế độ, chính sách chung chocán bộ trong cả hệ thống chính trị, nhất là chính sách khuyến khích, thu hútcán bộ giỏi về công tác ở các cơ quan đảng, đoàn thể, cán bộ chuyên trách côngtác đảng các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở. Chỉ đạo việc đánh giá chất lượngtổ chức cơ sở đảng, đảng viên, thực hiện tự phê bình và phê bình hằng năm chưathật sự đổi mới, nhiều nơi vẫn còn hình thức. Một số nghị quyết, chỉ thị chậmđược kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết. Chỉ đạo kiểm tra dấu hiệu vi phạmtrong một số trường hợp chưa kịp thời.
- Chỉ đạo công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo có lúc, có nơi, có việc còn lúng túng,sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương chưa thật chặtchẽ. Việc chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hoá nội dung các nghị quyếtTrung ương liên quan đến thúc đẩy hoạt động của các đoàn thể còn chậm.
B- Kiểm điểm về đổi mới phương thứclãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc
I- Ban Chấp hành Trung ương
1- Ưu điểm
Ban Chấp hành Trung ương đã hoạt động theo đúng Quy chế, Chương trình làm việc toànkhóa; đồng thời, kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình phù hợp với tình hìnhthực tế. Ban Chấp hành Trung ương đoàn kết, thống nhất, thực hiện đúng nguyêntắc tập trung dân chủ.
Coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng bảo đảm tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đồng thời phát huy vai tròquản lý, điều hành của Nhà nước, không bao biện, làm thay.
Đã có đổi mới trong phát huy trí tuệ của các đồng chí Ủy viên Trung ương tham giavào việc chuẩn bị các đề án trình Trung ương, tổng kết lý luận-thực tiễn 20 nămthực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Đảng và chuẩn bị các văn kiện Đại hội XI.
2- Khuyết điểm
Nhìn chung, những đổi mới của Ban Chấp hành Trung ương về phương thức lãnh đạo,phong cách và lề lối làm việc trên thực tế còn chưa được nhiều. Các hội nghị Trungương chưa có nhiều cải tiến về tổ chức điều hành. Trung ương ban hành nhiềunghị quyết trong một hội nghị nên các cấp, nhất là cấp cơ sở gặp khó khăn tronghọc tập, quán triệt và triển khai thực hiện. Việc chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chứcthực hiện nhìn chung còn yếu, nhiều nghị quyết có nội dung tốt, nhưng kết quảthực hiện còn hạn chế, chậm đi vào cuộc sống.
Mặc dù có đổi mới, nhưng vẫn chưa có nhiều cách thức để phát huy dân chủ, trí tuệvà nâng cao trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đóng góp vàocác quyết định quan trọng của Đảng, của đất nước. Chưa thực hiện được quy địnhvề chất vấn trong các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương theo quy chế làm việc đãban hành.
II- Bộ Chính trị, Ban Bí thư
1- Ưu điểm
Bộ Chính trị, Ban Bí thư sinh hoạt dân chủ; hoạt động đúng theo quy chế, giải quyếtcông việc đúng thẩm quyền, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,đồng thời tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm cá nhân trong phạm vinhiệm vụ được phân công.
Việc phân công, phân cấp xử lý công việc giữa Bộ Chính trị và Ban Bí thư, giữatập thể và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng phụ tráchtừng lĩnh vực rõ ràng, cụ thể hơn; phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của Đảng,sự chủ động trong quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản hoạt động theo đúng chương trình làm việc hằng năm,hằng quý, hằng tuần, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề quan trọngmới nảy sinh để phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Quan tâmsơ kết, tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị đã ban hành. Nhìn chung, hoạt động củaBộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với các lĩnhvực, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm.
Phương pháp công tác, lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục có đổimới, quy định rõ hơn mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thưvới Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, với Chủ tịch nước và các cấpủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; cải tiến cách ra nghị quyết, chỉ thị vàviệc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian đi nghiêncứu, nắm tình hình các địa phương, cơ quan Trung ương, chỉ đạo giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và làm việctrực tiếp nhiều hơn với các ban đảng, ban cán sự đảng, cấp uỷ đảng trực thuộcTrung ương.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có bản lĩnh vững vàng, gương mẫu giữgìn đạo đức, lối sống, tác phong làm việc cẩn trọng, sống giản dị, chân thành,đề cao tinh thần trách nhiệm trong tham gia lãnh đạo tập thể, đồng thời chủđộng thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
2- Khuyết điểm
Trong Quy chế làm việc, vai trò lãnh đạo tập thể được thể hiện rõ, nhưng trách nhiệmcá nhân, nhất là người đứng đầu, trong một số lĩnh vực chưa rõ, nên vẫn còn mộtsố công việc chậm được giải quyết. Cơ chế phối hợp và phân cấp trong giải quyếtmột số vấn đề quan trọng, nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tôn giáo,tư tưởng-văn hóa... chưa được cụ thể hoá để bảo đảm chủ động xử lý đúng đắn,kịp thời một số vấn đề cụ thể. Tự phê bình và phê bình trong Bộ Chính trị vàBan Bí thư có mặt còn hạn chế.
Việc thảo luận chủ trương về một số dự án lớn chưa kỹ, chưa coi trọng việc lấyý kiến các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, khi trình ra Quốc hội chưa đượcsự đồng thuận, nhất trí, thậm chí có dự án không được thông qua. Một số vấn đề trongchương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa thực hiện được theođúng tiến độ, hoặc một số vấn đề chưa dự kiến hết, phải bổ sung.
Tóm lại, nhiệm kỳ qua, tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp,khó lường, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, đất nước ta cũng gặp nhiều khókhăn, nhất là chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trunglãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, pháthuy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sớm cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọngtrong Nghị quyết Đại hội X của Đảng; kịp thời đưa ra những quyết sách phù hợp,giải quyết có kết quả nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế-xã hội, quốc phòng, anninh, đối ngoại, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; cơbản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; nền kinh tế tiếptục đạt được mức tăng trưởng khá, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; quốc phòng, an ninh, trật tự antoàn xã hội được giữ vững, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hoạt độngcủa Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có chuyển biến tiếnbộ.
Đạt được những kết quả trên có nguyên nhân quan trọng là do Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiên định, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giữ vữngnguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm,làm việc theo chương trình và quy chế hoạt động, nhạy bén trước những diễn biếnmới của tình hình.
Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư còn một số mặt thiếu sót, khuyết điểm: Công tác nghiên cứu, dự báo, cảnhbáo có mặt còn yếu; kết quả lãnh đạo, chỉ đạo việc khắc phục những yếu kém trongquản lý kinh tế-xã hội còn chậm; nền kinh tế còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định,chất lượng và hiệu quả tăng trưởng thấp; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoahọc - công nghệ, y tế, văn hoá còn nhiều yếu kém; công tác xoá đói, giảm nghèochưa vững chắc, đời sống của nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng bị thiên taichậm được cải thiện, khoảng cách giàu nghèo chưa được thu hẹp; kết quả đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đã đềra.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên một số mặtkết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và đất nước trước tình hình mới.
Những thiếu sót, khuyết điểm trên có nguyên nhân do việc đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng, đổi mới tổ chức và phong cách làm việc của Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn hạn chế; việc đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạothực hiện chưa tập trung, quyết liệt; trách nhiệm cá nhân trên một số lĩnh vựcchưa rõ...
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin nghiêm túc tự phê bình trướctoàn Đảng về những khuyết điểm, thiếu sót nói trên.
Từ công tác lãnh đạo trong nhiệm kỳ Đại hội X, có thể rút ra một số kinhnghiệm:
(1) Chương trình, kế hoạch làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư phải bám sát Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội X, Quy chế làm việc và cácnghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời bám sát tình hình thực tiễn,nhạy bén phát hiện những vấn đề lớn, quan trọng mới phát sinh, kịp thời bổ sung,điều chỉnh chương trình làm việc để giải quyết kịp thời, giữ vững sự ổn định,phát triển của đất nước. Lãnh đạo toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm;thực hiện đúng các quy định về việc chuẩn bị đề án để nâng cao hơn nữa chấtlượng chuẩn bị, thảo luận và ra quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư.
(2) Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của thông tinvà khoa học công nghệ, cần phải đẩy mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđể giữ vững, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời, phát huy tính năngđộng, sáng tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượnghoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; cần tiếp tục cụ thể hóa, quy chếhóa tối đa các mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo, quan hệ phối hợp công tác giữa cáccấp uỷ, tổ chức đảng trong các tổ chức của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cáchhành chính trong Đảng và hệ thống chính trị.
(3) Thực hiện đầy đủ, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phê bìnhvà phê bình trong tổ chức, hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, luôn luôngiữ gìn và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm hạt nhân đoàn kết trongcác tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phát huy dân chủ, lắng ngheđược nhiều ý kiến, tập hợp được trí tuệ của các thành viên cấp ủy, cán bộ, đảngviên; đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, giữa cấp trên với cấpdưới, Trung ương với địa phương, kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chỉthị, nghị quyết, quyết định của Đảng; giữ vững sự lãnh đạo của tập thể cấp uỷvề những vấn đề lớn, quan trọng, đồng thời nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cá nhân,nhất là người đứng đầu. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm hơn nữa đến côngtác cán bộ, từ đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiệnchính sách cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý kịp thờicác sai phạm.
Ban Chấp hành Trung ương khoá X tin tưởng chắc chắn rằng những ưu điểm, kinh nghiệmtrong nhiệm kỳ qua sẽ được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI kế thừa và pháttriển, đồng thời cũng sẽ khắc phục được những khuyết điểm, yếu kém để nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục lãnhđạo đưa sự nghiệp đổi mới đất nước vững bước tiến lên trong những năm tới, xứngđáng với sự tin cậy và giao phó của toàn Đảng, toàn dân ta.
Theo TTXVN