Báo cáo của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội 2012

22/10/2012 15:08

Sáng 22/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013...

Sáng 22/10, tại phiên khai mạc kỳhọp thứ tư Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. Dưới đây là toàn văn Báo cáo củaChính phủ:


“Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Thưa các đồng chí lão thành cáchmạng và các vị khách,

Thưa đồng chí, đồng bào,


Thay mặt Chính phủ, tôi xin trân trọng báo cáo với Quốc hội và đồng bào cả nướcmột số vấn đề lớn về tình hình kinh tế, xã hội năm 2012; mục tiêu, nhiệm vụ vànhững giải pháp chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.


Phần thứ nhất


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂNKINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2012


Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới biến độngrất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàncầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhậpsâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặttài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nộiđịa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khótiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta phải dành nhiều thờigian và công sức để đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gâymất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.


Bối cảnh trên đặt ra những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và điềuhành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Chính phủ đã quyết liệttriển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyếtcủa Quốc hội[1]. Trên cơ sở kết quả 9 tháng đầu năm 2012 và ước thực hiện trongcác tháng cuối năm, Chính phủ xin báo cáo Quốc hội đánh giá tình hình kinh tế,xã hội năm 2012 trên các nội dung chủ yếu như sau:


1. Về kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh


Đã kiên trì mục tiêu kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệchặt chẽ. Kinh tế vĩ mô có những tiến bộ trên một số tiêu chí quan trọng.


Lạm phát bước đầu được kiềm chế, giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong nhữngtháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả năm khoảng 8%.


So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nôngnghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện.Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củngcố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm phươngtiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD, nhập khẩutăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập khẩu tăng6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoạihối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên8 tỷ USD.


Thu ngân sách đạt 67,3%, chi ngân sách đạt 71,2% dự toán. Với tín hiệu tích cựccủa những tháng cuối năm, ước thu ngân sách cả năm đạt kế hoạch, bảo đảm đượccác nhiệm vụ chi và giữ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu Quốc hộiđề ra.


Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước bằng 29,5% GDP (năm 2011 là 34,6%).Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn được thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanhdần được cải thiện. Hàng tồn kho giảm[2]. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giảithể giảm dần tuy vẫn còn cao so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng kýmới[3] tăng nhưng vẫn thấp hơn năm trước.


Sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý[4]. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9tháng tăng 4,8%, ước cả năm tăng 5,3%. Công nghiệp khai khoáng và các ngành sảnxuất gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng tăng thấp hơn mức bình quân. Nhiều doanhnghiệp đầu tư nước ngoài áp dụng công nghệ cao có xuất khẩu tăng mạnh.


Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò rất quantrọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Giá trị sản xuất toàn ngành9 tháng tăng 3,7%, ước cả năm đạt khoảng 3,9%. Sản lượng lúa cả năm ước đạttrên 43 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm 2011, xuất khẩu khoảng 7triệu tấn gạo, đều là mức cao nhất so với các năm trước. Nuôi trồng thủy sảntăng khá, ước cả năm xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD trong tổng số 26,5 tỷ xuất khẩucủa toàn ngành (năm 2011 là 25 tỷ).


Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổngmức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 17,3%, nếu loạitrừ yếu tố giá cũng tăng 6,7%, ước cả năm tăng 18%. Doanh thu du lịch ước cảnăm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trên 8%. Khốilượng vận chuyển hành khách tăng 12,1%, ước cả năm tăng 13%; bưu chính, viễnthông tiếp tục phát triển mạnh.


Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%, thấp hơn kếhoạch nhưng quý sau cao hơn quý trước[5], lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ môổn định hơn là những dấu hiệu tích cực để phát triển bền vững trong thời giantới[6].


2. Về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế,đổi mới mô hình tăng trưởng


Tại Kỳ họp trước, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội Đề án tổng thể tái cơ cấu nềnkinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện cácđề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước[7], tái cơ cấu thị trường tài chính,ngân hàng[8] và tái cơ cấu đầu tư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (KhóaXI), coi đây là những nội dung quan trọng trong tổng thể tái cơ cấu. Đã chỉ đạotiếp tục hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xãhội vào đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhànước. Đổi mới việc lập kế hoạch vốn đầu tư tập trung, vốn trái phiếu Chính phủvà vốn chương trình mục tiêu quốc gia từ kế hoạch hàng năm sang kế hoạch trunghạn; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, vượt quá khả năng cân đối của ngânsách, tập trung vào các chương trình, dự án quan trọng. Quy định rõ trách nhiệmcủa người quyết định đầu tư về chất lượng và hiệu quả của các công trình xâydựng. Đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch nhiều ngành, lĩnhvực, địa phương để làm cơ sở quản lý đầu tư trung và dài hạn.


Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếukém, gắn với việc xử lý nợ xấu. Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổchức tín dụng, công ty tài chính, chứng khoán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạmnhằm bảo đảm cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh[9]. Triển khai thựchiện tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo hướng tậptrung vào ngành nghề kinh doanh chính, quy mô phù hợp với thị trường, năng lựcquản trị và khả năng tài chính. Tập trung hoàn thiện thể chế quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng chủ thể, nhất là của bộ quản lýngành và hội đồng quản trị doanh nghiệp.


3. Về bảo đảm an sinh xã hội và phúclợi xã hội


Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sáchxã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèoước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch là 2% nhưng trong điều kiện kinhtế khó khăn thì đây là một cố gắng lớn.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, qua 9 tháng đã giải quyết được 1,13 triệu việclàm mới, ước cả năm đạt khoảng 1,52 triệu. Thực hiện chế độ bảo hiểm thấtnghiệp cho trên 280 nghìn lao động. Tình hình lao động ở các khu công nghiệp cơbản ổn định. Một bộ phận lao động được đào tạo, chuyển nghề mới phù hợp hơn.


Quan tâm chăm lo 8,8 triệu người có công, trong đó gần 1,5 triệu người đanghưởng trợ cấp thường xuyên. Số hộ người có công có mức sống thấp hơn mức trungbình tại địa bàn nơi cư trú giảm xuống chỉ còn dưới 5%.


Thu hút được 10,34 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có 10,2 triệulà bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 4,2% so với cùng kỳ; 8,07 triệu người tham giabảo hiểm thất nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ. Thực hiện trợ cấp xã hội thườngxuyên cho gần 2,3 triệu người (trên 40 nghìn người trong các cơ sở bảo trợ xãhội). Đã kịp thời cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổnđịnh đời sống nhân dân.


Công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ và chămsóc trẻ em, phòng chống HIV/AIDS được tiếp tục quan tâm chỉ đạo và đạt đượcnhững kết quả tích cực[10]. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 68% (tăng5%). Nhờ các chính sách hỗ trợ nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của ngườinghèo, cận nghèo vẫn được bảo đảm.


4. Về phát triển văn hoá, giáo dục đàotạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường


Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các cuộc vận độngxây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nông thôn mới. Việcgìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng. Nhiều di sản vănhóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận disản văn hóa. Công tác quản lý lễ hội tiếp tục được chấn chỉnh. Chính phủ đãtrình Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo; đề án phát triển khoa học và công nghệ, tạo cơ sở thực hiện đột pháchiến lược về phát triển nguồn nhân lực, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăngtrưởng.


Hầu hết các chỉ tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đều đạt và vượt kếhoạch. Chất lượng giáo dục có bước tiến bộ. Cơ sở vật chất trường, lớp họctiếp tục được tăng cường, kiên cố hóa. Ký túc xá sinh viên được quan tâm đầutư. Cơ bản khắc phục tình trạng xã trắng về giáo dục mầm non. Số trẻ mẫugiáo đạt gần 3,6 triệu, tăng 7,6% so với kế hoạch. Các chính sách miễn, giảmhọc phí, cấp học bổng… mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là chính sách chovay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đã khắc phục được tình trạng bỏ học dokhông có tiền đóng học phí[11]. Công bằng xã hội trong giáo dục được bảođảm tốt hơn.


Hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả tích cực. Một số côngtrình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, đóng góp thiết thực vào pháttriển kinh tế - xã hội. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực như điện tử,công nghệ thông tin, chế tạo thiết bị dầu khí... được nâng cao. Kết quả nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ được nhân rộng, nhất là trong nông nghiệp, ytế, xây dựng công trình. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ được đẩymạnh.


Đã tập trung chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác khoáng sản và sử dụng đấtlúa. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu được tích cực triển khai. Chủ động tham gia các sáng kiến, cácdiễn đàn quốc tế lớn về bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triểnbền vững của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăngcường. Nhiều chỉ tiêu về môi trường, phát triển bền vững đạt và vượt kế hoạch.Việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật... đượctăng cường quản lý.


5. Về cải cách hành chính, phòng chốngtham nhũng, thực hành tiết kiệm


Cải cách hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ cả về thể chế, tổ chức cánbộ, thủ tục hành chính và tài chính công.


Đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các Bộ, cơ quanngang Bộ, phân định rõ trách nhiệm quản lý các lĩnh vực giữa các Bộ, ngành bảođảm mỗi việc đều có cơ quan chịu trách nhiệm chính. Đang tiếp tục hoàn thiện môhình tổ chức các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương theo hướng bảođảm quản lý thống nhất của trung ương và phù hợp với đặc thù của địa phương.


Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, thanh tra công vụ, kỷ luật, kỷcương hành chính; chấn chỉnh thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, đề caotrách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức,viên chức và tuyển chọn, nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh.


Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh. Trên cơ sở kết quảhệ thống hóa và công khai các thủ tục hành chính ở 4 cấp chính quyền, việc kiểmsoát thủ tục hành chính đã trở thành một khâu bắt buộc khi ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật.


Tiếp tục đổi mới quản lý tài chính công, nhất là trong thu chi ngân sách, phânbổ vốn đầu tư, trong cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhưy tế, giáo dục, khoa học công nghệ...


Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo gắn với việcthực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI). Tổng kết việc thực hiện Nghị quyếtTrung ương 3 và Luật phòng chống tham nhũng. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểmtra, phối hợp các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng,lãng phí. Tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng.


Đã tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tập trung chỉ đạo xử lýcác vụ việc tồn đọng, công khai hồ sơ, kết quả xử lý, bảo đảm lợi ích hợp phápcủa người dân và kỷ cương pháp luật. Chỉ đạo xử lý phù hợp những vụ việc khiếunại, tố cáo phức tạp được dư luận đặc biệt quan tâm.


Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm, đẩy mạnh. Thông qua các chươngtrình giao lưu trực tuyến, chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, việcgiải trình trước các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành chủ động thôngtin về hoạt động của mình và tiếp nhận ý kiến đóng góp, đã phát huy quyền làmchủ của nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội.


6. Tăng cường công tác đối ngoại, bảođảm quốc phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội


Đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, xử lý kịp thời cácvấn đề nảy sinh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và độc lập, chủ quyền quốcgia.


Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được tăng cường. Lực lượng vũtrang tiếp tục được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từngbước hiện đại. Tiềm lực quốc phòng và công nghiệp quốc phòng được nâng lên. Gắnkết chặt chẽ hơn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh.


Công tác đối ngoại tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Kết hợp chặtchẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân; tạomôi trường quốc tế thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, hội nhập quốc tế, huy độngnguồn lực phát triển và nâng cao vị thế đất nước.


Công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được tăng cườngvà có những chuyển biến tích cực. Đã phá nhiều đường dây tội phạm quy mô lớn,nhất là tội phạm ma túy, buôn bán người. Tăng cường tuyên truyền, giáo dụcphòng chống tội phạm vị thành niên. Trật tự, an toàn giao thông được tập trungchỉ đạo, giảm mạnh cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bịthương[12].


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém,nổi lên là:


Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu giatăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn. Lãi suất tín dụng còn cao so vớihiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng huy động vốn cao hơn nhiều so vớităng trưởng tín dụng cho vay; chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vaycòn lớn. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, khó tiếp cận được nguồn vốn, tồn kholớn. Số lượng doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều. Thị trườngbất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mộtsố tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp,vi phạm pháp luật, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước. Tái cơ cấu tập đoànVinashin còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướccòn chậm. Tiến trình tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, thị trường tàichính, ngân hàng thương mại đang ở giai đoạn đầu, còn nhiều khó khăn, cần cóquyết tâm cao, nguồn lực cần thiết và lộ trình thích hợp. Chất lượng, hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều. Năng lực dự báokinh tế, xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.


Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa và đồng bào dântộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Do nguồn lực còn hạn chế nên việc mở rộng diệnvà nâng mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, xâydựng nông thôn mới, tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêucầu.


Giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều yếu kém; chất lượng đào tạo của nhiều trường đạihọc, cao đẳng, chậm được cải thiện; việc xây dựng các trường đại học trọngđiểm, đại học xuất sắc còn chậm; cơ sở vật chất một số trường đại học chưa đápứng được yêu cầu; chất lượng, hiệu quả dạy nghề còn thấp, nhất là dạy nghề cholao động nông thôn. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năngsuất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những hạn chế, yếu kémtrong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tình trạng quá tải bệnhviện chậm được khắc phục; quản lý giá thuốc và dịch vụ y tế chưa tốt. Hoạt độngvăn hóa, thông tin, thể dục, thể thao còn nhiều hạn chế.


Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn bất cập; số dự án treo còn lớn. Mộtsố công trình thuỷ điện chưa đạt được các mục tiêu đề ra, gây bức xúc trongnhân dân. Việc khai thác, xuất khẩu trái phép khoáng sản vẫn còn xảy ra ở mộtsố địa phương. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,làng nghề, lưu vực sông vẫn còn nặng nề.

ình trạng ngập lụt tại một số thànhphố lớn chậm được khắc phục.


Trật tự, an toàn xã hội vẫn còn nhiều bức xúc, nhất là tình trạng tội phạm, tệnạn xã hội, vi phạm pháp luật giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm... Công tácquản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị cácthế lực thù địch lợi dụng bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu. Một số cơ quannhà nước còn thiếu chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để địnhhướng đúng dư luận. Một số báo đưa tin thiếu khách quan, sai lệch, khai thácnhiều tin tiêu cực, gây tâm lý không tốt.


Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thủ tục hành chính khôngcòn phù hợp, chậm được sửa đổi. Kỷ cương hành chính chưa nghiêm, công tác kiểmtra, giám sát còn nhiều yếu kém, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành.Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái, không làm tròn trách nhiệm, nhũngnhiễu, tiêu cực, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân.


Nhìn tổng quát, trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức,công tác lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm2012 đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Đảng và Quốchội, đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch. Lạm phát được kiềm chế, kinh tếvĩ mô chuyển biến theo hướng ổn định hơn, tăng trưởng quý sau cao hơn quýtrước. Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, khẳng định vai trò quan trọngtrong ổn định và phát triển đất nước. Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hìnhtăng trưởng đạt được một số kết quả bước đầu. An sinh xã hội được bảo đảm. Côngtác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt những kết quả tích cực. Quốc phòng, anninh được tăng cường. Trật tự an toàn xã hội có tiến bộ.


Tuy nhiên, còn 5 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch[13], khó khăn của nền kinh tế vẫncòn lớn, hạn chế, yếu kém còn nhiều. Các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nềntảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai đoạn khởi động, tháchthức còn ở phía trước. Trong khi đó, nhiệm vụ còn lại của những tháng cuối nămlà rất nặng nề. Để đạt được mục tiêu tăng GDP cả năm 5,2% thì quý IV phải đạtmức tăng 6,5% (trong khi mức tăng quý III chỉ là 5,35%) đòi hỏi cả hệ thốngchính trị, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lựcthực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuấtkinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát caotrở lại, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho tăng trưởng cao hơn trong năm2013.


Phần thứ hai


MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013


Năm 2013, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềmẩn nhiều rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế khôngcao hơn nhiều so với năm 2012. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được,nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5năm nhưng nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức đề racho cả thời kỳ 2011 - 2015, trong khi chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảođảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và ứng phó với thiên tai, biến đổi khíhậu.


I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊUCHỦ YẾU


1. Mục tiêu tổng quát


Trong năm 2013, tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghịquyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 vàKết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI), trên cơ sở kết quả thực hiệnnhiệm vụ kế hoạch năm 2012, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét xác định mụctiêu tổng quát của năm 2013 là:


Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinhtế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xãhội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốcphòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng pháttriển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.


2. Các chỉ tiêu chủ yếu


- Các chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%. Kimngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%. Bội chi ngân sáchnhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%. Tổngvốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP.


- Các chỉ tiêu xã hội: Giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo cả nước, 4% đối với các huyệnnghèo. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vựcthành thị dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổibị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 16%. Đạt 22 giường bệnh trên 1 vạn dân (khôngtính giường trạm y tế xã).


- Các chỉ tiêu môi trường: 84% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đượcxử lý; 75% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nướcthải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%.


II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU


1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩmô, kiềm chế lạm phát


Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chếlạm phát ở mức thấp hơn năm 2012. Nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều hànhvà có phản ứng chính sách phù hợp kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tácđộng tiêu cực đến nền kinh tế.


Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; gắn kết chính sáchtài khoá với chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cường ổn định vĩ mô và bảođảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạmphát; điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền ViệtNam;hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng; cải thiện cán cân thanh toán quốc tếvà tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch, chốngthất thu, triệt để tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giữ mức bộichi ngân sách không quá 4,8% GDP. Quản lý chặt chẽ nợ công và nợ quốc gia tronggiới hạn an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.


Cơ bản hoàn thành việc cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém. Kiênquyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tài chính, ngân hàng.Hỗ trợ phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán.


Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không khuyếnkhích. Tăng cường các biện pháp thu hút và thúc đẩy giải ngân các nguồn vốnnước ngoài ODA, FDI; kiểm soát có hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài(FII); tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối.


Bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Thực hiện nhất quán chủ trươngquản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện,than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạmphát. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ buôn lậu. Chủ độngcung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế vĩ mô để hạn chếviệc tăng giá do tâm lý.


2. Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy pháttriển sản suất kinh doanh


Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý. Ưu tiên tín dụng chosản xuất nông nghiệp, hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa vànhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hànhchính cho doanh nghiệp. Nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.


Bằng các biện pháp đồng bộ, đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu. Tiếp tục rà soát cáckhoản nợ và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp như cơ cấu lại nợ, trích lập dựphòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý nợ giữa ngân sách với các doanhnghiệp, nợ chéo giữa các doanh nghiệp (như than, khí, điện, xi măng…). Khôiphục thị trường bất động sản. Nghiên cứu thành lập công ty xử lý nợ.


Thực hiện các giải pháp phù hợp để giải quyết hàng tồn kho. Thúc đẩy sự hợp tácgiữa các doanh nghiệp liên quan và ngân hàng; triển khai nhanh các công trìnhkết cấu hạ tầng, chương trình phát triển nhà ở xã hội, giao thông nông thôn...Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động"Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam".Ngăn chặn có hiệu quả việc gian lận thương mại, nhập khẩu hàng hóa kém chấtlượng.


Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, côngnghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Tập trung tháo gỡ khó khăn,vướng mắc để bảo đảm tiến độ của các công trình công nghiệp quy mô lớn. Thực hiệncác biện pháp đồng bộ để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Hỗ trợcác nhà thầu trong nước nâng cao năng lực để tham gia nhiều hơn vào các dự ánxây dựng kết cấu hạ tầng. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trongđó khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp linh kiện,phụ kiện và sử dụng nhiều lao động.


Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ.Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăngcao như du lịch, viễn thông, hàng không, tài chính, ngân hàng… Tăng cường xúctiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, không để lệ thuộc quá lớn vàomột thị trường.


Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn. Tăng vốn nhà nước và thu hút nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết thực,hiệu quả, nhất là vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức thịtrường để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Nhânrộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu, sản xuất có hiệu quả cao. Kiểm soát vệ sinhan toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ.


3. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột pháchiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng


Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường; cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Thực hiện đồngbộ các giải pháp để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng, nhất là nguồn lực từ đất đai. Ban hành chính sách về phí sử dụng kết cấuhạ tầng hợp lý để đẩy mạnh huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước.


Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015. Tập trung vốn ngânsách cho các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia. Dành một phầnvốn ngân sách thỏa đáng để tham gia các dự án hợp tác công - tư (PPP), vốn đốiứng ODA, kinh phí giải phóng mặt bằng. Phát hành trái phiếu công trình và áp dụngcác hình thức đầu tư phù hợp để tập trung nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A[14]. Xemxét phát hành trái phiếu Chính phủ trong tổng mức 2011 - 2015 Quốc hội đã chophép để hoàn thành các công trình hạ tầng quan trọng khác.


Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển những sản phẩm có giátrị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng năng lượngtiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cổ phần hoá và tái cơ cấucác tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước; tập trung tháo gỡ khó khăn,vướng mắc để đẩy nhanh việc tái cơ cấu Vinashin và Vinalines. Hoàn thiện việcphân định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ tổng hợp, Hội đồng thành viên.Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, nhất là kiểm tra, giámsát việc tuân thủ pháp luật và nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp. Đồngthời sớm nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý của chủ sở hữu, phương thức tăngcường sự lãnh đạo của Đảng và công tác cán bộ đối với doanh nghiệp nhà nước.


4. Bảo đảm an sinh xã hội, phúclợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân


Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách mới theo nghị quyết và Kếtluận Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) về chính sách xã hội, tiền lương, triểnkhai Bộ luật lao động, Pháp lệnh ưu đãi người có công… Quan tâm bảo đảm mức tốithiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo,người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Về thời điểm điềuchỉnh lương tối thiểu chung, do cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 rất khókhăn, chưa bố trí được nguồn, đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tính toán cụ thể,báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện ngay khi có điều kiện, trước hếtlà đối với người có công, cán bộ hưu trí.


Đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Thực hiện có hiệu quảchương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn,người nghèo, bộ đội xuất ngũ và lao động vùng chuyển đổi mục đíchsử dụng đất. Chấn chỉnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Phấn đấuđưa khoảng 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài.


Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,nhất là trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đồng bàodân tộc thiểu số. Có chính sách hỗ trợ phù hợp các hộ cận nghèo. Quan tâm trợgiúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kịp thời cứuđói giáp hạt, cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai, bão lụt, mất mùa. Thực hiệnthí điểm hỗ trợ xây dựng 700 nhà tránh lũ, lụt cho các hộ nghèo ở các tỉnh BắcTrung bộ và duyên hải miền Trung.


Ban hành các chính sách khuyến khích nông dân, người lao động tự do tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện. Thực hiện có hiệu quả bảo hiểm thất nghiệp. Kiểmtra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Triểnkhai đồng bộ các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giải quyết kịpthời các tranh chấp lao động, giảm số vụ đình công, lãn công. Tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động.


Tiếp tục hoàn thiện và quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có công,chú trọng giải quyết những trường hợp hồ sơ còn tồn đọng. Hỗ trợ giải quyết cơbản về nhà ở đối với hộ người có công. Ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâmhại, buôn bán trẻ em và phụ nữ. Bảo đảm quyền của trẻ em và bình đẳng giới.


Triển khai tốt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn; đưa thông tin về cơ sở, vùng sâu, miền núi, hải đảo và vùngđồng bào dân tộc thiểu số.


5. Phát triển giáo dục đào tạo,khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân


Khẩn trương triển khai Luật giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dụcvà Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo. Coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sốngcho học sinh. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đuatrong ngành giáo dục.


Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, gắn vớiphân luồng giáo dục, đào tạo nghề. Triển khai phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ em 5 tuổi, phấn đấu tăng khoảng 7% số học sinh mẫu giáo. Tăng cường đầutư cho giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, củng cố và pháttriển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú.


Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quảnlý. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng; tăng tính tự chủ, tự chịutrách nhiệm; chấn chỉnh giáo dục đại học ngoài công lập và các chương trìnhđào tạo liên kết với nước ngoài. Tiếp tục phát triển và nâng cao chấtlượng, hiệu quả dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động, gắn với doanh nghiệpvà hội nhập quốc tế. Phấn đấu tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp tăng 6%, đạihọc và cao đẳng tăng 6,5%, sau đại học tăng 20%.


Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục, huy động ngày càng tăng và sử dụng cóhiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sáchtín dụng dành cho học sinh, sinh viên. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóatrường lớp học nhất là ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng ký túc xá sinhviên, nhà công vụ giáo viên và đầu tư xây dựng giảng đường một số trườngđại học lớn.


Khẩn trương triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) vàChiến lược phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, chương trìnhphát triển sản phẩm quốc gia, chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp. Nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào tăngtrưởng.


Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoahọc và công nghệ, trong đó tập trung đổi mới công tác xây dựng chiến lược, kếhoạch phát triển khoa học và công nghệ, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính,chính sách cán bộ, cơ chế hoạt động tự chủ của các tổ chức khoa học và côngnghệ. Đẩy nhanh việc chuyển đổi các tổ chức khoa học công nghệ công lập sangthực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; hỗ trợ phát triển doanh nghiệpkhoa học công nghệ. Áp dụng rộng rãi cơ chế đặt hàng nghiên cứu khoa học, cơchế khoán thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.


Tiếp tục đầu tư và phát huy hiệu quả các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ.Có cơ chế, chính sách thu hút mạnh các dự án đầu tư nghiên cứu và phát triểncác sản phẩm công nghệ cao. Phát triển mạnh dịch vụ tư vấn, thẩm định, giámđịnh công nghệ và thị trường khoa học công nghệ. Tăng cường quản lý bảo hộ sởhữu trí tuệ. Ban hành chính sách thuế phù hợp để khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đàotạo nguồn nhân lực.


Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tiếp tục phát triểnhệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về y tế.


Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, chủ động phòng chống dịchbệnh, không để dịch lớn xảy ra. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; thực hiệnđồng bộ các biện pháp để giảm quá tải bệnh viện; nâng số bác sĩ trên 1 vạn dântừ 7,4 năm 2012 lên 7,6; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ từ 74% lên 76%; tỷ lệ xãđạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 45% lên 50%. Thực hiện có hiệu quả các chínhsách bảo hiểm y tế, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ cậnnghèo, phấn đấu nâng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế từ 68% lên 71%, tiến tới thựchiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện chặt chẽ chính sách tài chính y tế đãban hành. Phát triển công nghiệp dược, quản lý hiệu quả giá thuốc chữa bệnh.Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm.


6. Tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lýnhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên taivà ứng phó với biến đổi khí hậu


Khẩn trương triển khai Luật đất đai sửa đổi. Thực hiện các giải pháp bảo vệ 3,8triệu ha đất lúa. Rà soát các quy hoạch và kiên quyết xử lý các dự án treo,nhất là trên diện tích đất lúa. Tăng cường quản lý, xử lý nghiêm việc khai thácvà xuất khẩu khoáng sản trái phép. Đẩy mạnh việc kiểm tra chấp hành pháp luậtvề bảo vệ môi trường.


Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược ứng phó với biến đổi khíhậu, chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh. Khuyến khíchsử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế;không tiếp tục khai thác rừng tự nhiên; có cơ chế chính sách phù hợp để khuyếnkhích người dân tại chỗ trồng và bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Ngăn chặncó hiệu quả nạn phá rừng; chủ động phòng chống cháy rừng.


Tăng cường năng lực cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu, dự báo vềthiên tai, biến đổi khí hậu. Kịp thời khắc phục hậu quả và triển khai nhân rộngcác mô hình phòng tránh và cứu trợ phù hợp để ứng phó và hạn chế các tác độngxấu của thiên tai.


7. Cải cách hành chính, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng lãng phí, bảo đảmtrật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa


Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay và cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sựchuyển biến về thái độ phục vụ của đội ngũ công chức và tăng cường kỷ luật, kỷcương hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước.


Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2011- 2020. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vựcliên quan đến người dân và doanh nghiệp.


Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Chăm lo, bảo đảm lợi ích, phát huy quyềnlàm chủ gắn với trách nhiệm đóng góp xây dựng đất nước của người dân. Tăngcường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền làm chủ củanhân dân và lợi dụng dân chủ gây phương hại cho đất nước.


Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí theo Kết luậncủa Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI), tập trung vào các lĩnh vực: quản lý sửdụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý thu, chingân sách; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng,ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân,doanh nghiệp... Xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng.


Đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS và đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhất làtệ nạn ma túy, mại dâm. Phát huy kết quả đạt được của “Năm an toàn giao thông2012” phấn đấu giảm 10% tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và sốngười bị thương.


Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để thực hiện cóhiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy mạnh xãhội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Tăng cường quản lý lễ hội,hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giữ gìn giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tụcvà bản sắc văn hóa dân tộc.


8. Bảo đảm quốc phòng an ninh và ổnđịnh chính trị xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại


Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạtđộng chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường thực hiện Chương trình quốcgia về phòng, chống tội phạm.


Thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bảo đảm độclập, tự chủ và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tăng cường hữu nghị, hợp tác cùngphát triển với các nước láng giềng. Chủ động đóng góp tích cực, trách nhiệm vàoviệc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các cơ chế, tổ chức, diễn đàn quốc tế. Đưaquan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, tạo môi trường và điều kiệnthuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Kiên trì, nhất quán thực hiện chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằngbiện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982; tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xửcủa các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở BiểnĐông (COC), bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc giatrên biển; đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ởBiển Đông.


9. Tăng cường công tác thông tin tuyêntruyền, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắnglợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013


Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; tạosự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kếhoạch năm 2013. Tăng cường công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tinvề các vấn đề được xã hội quan tâm.


Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, huy động sứcmạnh tổng hợp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chăm locải thiện đời sống và bảo vệ lợi ích thiết thực của người dân. Tuyên truyền,vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về thông tin báo chí.Đề cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng, bảo đảmthông tin khách quan, trung thực, đúng định hướng, vì lợi ích của đất nước.Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các tiện ích của mạnginternet, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết ngăn chặn có hiệu quảviệc lợi dụng để chống phá đất nước. Xử lý nghiêm việc thông tin sai sự thật.


Thưa Quốc hội,

Thưa đồng chí, đồng bào,


Trong những ngày qua, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cánsự đảng các bộ và từng thành viên Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bìnhtheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay". Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôiđã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ranhững bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ đượcgiao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình.


Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túcnhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thậtnhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém,khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếukém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin,Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất vàhậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinhtế nhà nước.


Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêmkhắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao tráchnhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thựchiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốcvì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đấtnước.


Thưa các vị đại biểu Quốc hội,


Chúng ta đang phấn đấu để đạt kết quả cao nhất nhiệm vụ còn lại của năm 2012.Bước sang năm 2013, năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, đất nước ta phảiđối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề.Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệthống chính trị phải cùng nhau chung sức chung lòng, quyết tâm cao nhất thựchiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, góp phần tích cực vào việc thực hiệnKế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Chính phủ mong nhận được sự ủng hộ, giám sát củaQuốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các đoàn thể nhân dân và đồng chí đồng bào cả nước.


Xin cảm ơn các vị đại biểu, đồng chí đồngbào./.


*****


[1] Mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trìtăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xãhội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị,củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng caohiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.


[2] Chỉ số hàng tồn kho tháng 3 là 34,9%, đến tháng 9 còn 20,4%.


[3] Tính đến 20 tháng 9 cả nước có 51 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, 40nghìn doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động.


[4] Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 3 tháng đầu năm tăng 4,1%, 6 tháng tăng4,5%, 9 tháng tăng 4,8%.


[5] GDP quý I tăng 4%, quý II tăng 4,66%, quý III tăng 5,35%.


[6] Thời kỳ 2007 - 2011 so với 2002 - 2006, kinh tế thế giới tăng trưởng bìnhquân 2,7% năm, giảm 33%; Việt Nam giai đoạn này tăng trưởng 6,5%, chỉ giảm16,7%.


[7] Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012.


[8] Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012.


[9] Việc khởi tố một số thành viên Ban lãnh đạo Ngân hàng ACB gần đây, thực tếđã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra sai phạm từ năm 2011, khi đủ chứng cứđã xử lý ngay theo đúng quy định của pháp luật.


[10] 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới, 74% số xã có bác sỹ;tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 16,3% (chỉ tiêu là 16,6%); số giườngbệnh trên một vạn dân đạt 21,5, đạt chỉ tiêu đề ra.


[11] Đã có 2,8 triệu học sinh, sinh viên vay vốn; tổng dư nợ trên 34 nghìn tỷđồng.


[12] So với cùng kỳ năm 2011, đã giảm 21,7% số vụ, 18,1% số người chết, 26,7%số người bị thương (Nghị quyết số 21/2011/QH13 của Quốc hội đề ra mục tiêu từ2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết 5 - 10% ).


[13] Có 5 chỉ tiêu dự báo chưa đạt, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng GDP thấp hơnkế hoạch, chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP không đạt(29,5% so với 33,5%) kéo theo hai chỉ tiêu giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộnghèo đạt thấp. Năm 2012 diện tích rừng tăng thêm vẫn đạt mức đề ra, nhưng chỉtiêu tỷ lệ che phủ rừng không đạt kế hoạch do có sự điều chỉnh số liệu gốc sosánh năm 2011.


[14] Đầu tư mở rộng 1.054 kmvà nâng cấp 282 km mặt đường với tổng nhu cầu đầu tư khoảng 89 nghìn tỷ đồng./.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo cáo của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội 2012
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO